Trẻ có thể biếng ăn do nhiều nguyên nhân trong đó biếng ăn bệnh lý cũng thường xảy ra và có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu về tình trạng này để có cách điều trị hiệu quả cho trẻ nhé.
1. Biếng ăn bệnh lý là gì?
Biếng ăn bệnh lý thường gặp khi trẻ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hay những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng dễ bị các tổn thương vùng miệng khiến trẻ biếng ăn. Trẻ bị biếng ăn bệnh lý thường có những triệu chứng như khó nhai và nuốt, không cảm thấy ngon miệng khi ăn….
2. Nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Rối loạn tiêu hóa hoặc chức năng tiêu hóa kém: Biếng ăn do nguyên nhân này trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy đau bụng, buồn nôn mỗi bữa ăn, nặng hơn là táo bón, tiêu chảy cấp tính hoặc dài ngày,… tình trạng này khiến trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít. Các bệnh về hệ tiêu hóa này thường do đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn tiết dịch hoặc sự co bóp bất thường trong ruột và dạ dày.
- Quá trình mọc răng: Mọc răng là giai đoạn phát triển rất bình thường ở trẻ nhỏ, nhưng với một số bé khi mọc răng cảm thấy khó chịu ở khoang miệng, gây nên tình trạng chán ăn.
- Nhiễm trùng: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu và non nớt nên khả năng chống lại tất cả các loại vi khuẩn gây hại kém và đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm vặt như mệt mỏi, cảm cúm, ho,… thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) và các bệnh về tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày,… Đồng thời, nhiễm khuẩn cũng khiến hàm lượng các chất dinh dưỡng và khoáng chất (như vitamin A, C, B, kẽm, magie, sắt,…) bị mất đi, làm xảy ra tình trạng biếng ăn.
- Các loại thuốc: Khi bị bệnh có thể trẻ phải dùng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại và đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, khó tiêu, đầy bụng và chán ăn ở trẻ.
- Biếng ăn bệnh lý ở trẻ có thể do một số bệnh lý như viêm tai giữa, viêm họng, sốt, nhiễm ký sinh trùng như giun,…
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hoặc trẻ dễ mắc bệnh vặt là những đối tượng có nguy cơ bị biếng ăn cao hơn. Cha mẹ có thể nhận biết biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ từ ít nhất 2 dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ không tăng cân trong ba tháng liên tiếp.
- Trẻ từ chối ăn, có biểu hiện chống đối việc ăn như chạy trốn, khóc lóc,…
- Trẻ ngậm thức ăn lâu bên trong miệng, không chịu nhai và nuốt.
- Trẻ ăn ít hơn một nửa so với khẩu phần ăn thông thường.
- Trẻ mất hơn 30 phút để hoàn thành bữa ăn hoặc không chịu ăn hết thức ăn.
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng tương tự trong trường hợp trẻ bị biếng ăn sinh lý. Do đó cha mẹ cần quan sát và theo dõi để biết chính xác trẻ bị biếng ăn do sinh lý hay bệnh lý vì biếng ăn sinh lý là do chuyển giao giữa các giai đoạn phát triển, biếng ăn bệnh lý là do cơ thể trẻ bị bệnh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
4. Các biến chứng của bệnh biếng ăn bệnh lý ở trẻ em
Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Tình trạng thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Biếng ăn bệnh lý ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng mà biến chứng nghiêm trọng nhất là tử vong do trẻ bị mất cân bằng điện giải hoặc rối loạn nhịp tim. Ngoài ra còn một số biến chứng có thể kể đến như thiếu chất, thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, chậm lớn, kém phát triển, dễ gặp vấn đề về tiêu hóa,…
Phụ huynh nên đưa con đi làm các xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ và có giải pháp khắc phục kịp thời. Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nước tiểu,…
5. Cách điều trị biếng ăn bệnh lý ở trẻ
Trẻ biếng ăn do bệnh lý thường ăn không ngon miệng, mệt mỏi, quấy khóc. Với những bệnh lý nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đi khám để được điều trị sớm. Đồng thời, các mẹ cũng cần đảm bảo chế độ ăn phù hợp, cân bằng dinh dưỡng để tăng sức đề kháng giúp bé phát triển tối ưu. Một số biện pháp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ như:
5.1. Đa dạng thực đơn và quan tâm đến khẩu vị của trẻ
Thực đơn cho trẻ cần đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng, điều này không chỉ cung cấp dưỡng chất giúp cơ thể trẻ phát triển mà còn giúp tăng sức đề kháng nhờ đó trẻ tránh được các bệnh lý. Khi trẻ biếng ăn do bệnh lý, cha mẹ càng phải quan tâm đến khẩu vị và thực đơn hằng ngày của trẻ. Thực đơn cần thay đổi liên tục và sử dụng đa dạng các loại nguyên liệu dựa theo sở thích của trẻ. Những bữa ăn hấp dẫn về màu sắc và hương vị sẽ kích thích cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn được nhiều hơn.
5.2. Khuyến khích trẻ uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể hoạt động và ngăn ngừa tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Với trẻ nhỏ biếng ăn đang bú mẹ hay dùng sữa công thức thì mẹ nên tăng thêm cữ sữa cho trẻ. Còn với trẻ sau 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng và uống đủ nước. Cha mẹ có thể phán đoán trẻ đã uống đủ nước hay chưa dựa trên số lần trẻ đi vệ sinh, lượng tã trẻ đã thay,…
5.3. Điều chỉnh giờ ăn của trẻ
Khi trẻ biếng ăn bệnh lý thì cha mẹ không nhất thiết yêu cầu trẻ ăn đúng giờ mà khích lệ trẻ ăn bất cứ lúc nào. Chỉ cần chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn, mỗi bữa ăn nên cách nhau tối thiểu 2 giờ sẽ tránh để trẻ chưa kịp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ bữa ăn trước mà đã phải ăn tiếp bữa tiếp theo.
5.4. Tăng số bữa ăn trong ngày
Thay vì ăn 3 bữa thì cha mẹ có thể cho trẻ thành nhiều bữa và đừng cố băt ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn có trong bữa ăn. Mỗi bữa ăn chỉ nên diễn ra trong tối đa 30 phút, tránh kéo dài và có thể cho trẻ ăn thêm vào những bữa tiếp theo.
5.5. Tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ về việc ăn uống
Sau khi đã thay đổi giờ ăn và tăng số bữa ăn sẽ giúp trẻ biếng ăn bệnh lý ăn uống và hấp thu dễ dàng hơn nhưng nếu trẻ vẫn không chịu ăn thì cha mẹ cũng không được ép buộc trẻ ăn. Tránh quát mắng, dọa trẻ mà hãy hướng dẫn, khuyến khích trẻ ăn.
5.6. Tránh sử dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh
Cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý sử dụng. Thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ như mất khẩu vị, rối loạn đường ruột, đầy bụng, khó tiêu gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
5.7. Cho phép trẻ ăn thứ mình thích
Khi trẻ biếng ăn bệnh lý, thay vì nấu các món ăn gia đình bắt ép bé ăn thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn món trẻ thích, nấu những món trẻ muốn ăn.
5.8. Bổ sung các nhóm vi khoáng thiết yếu
Thực đơn ăn hàng ngày của trẻ cần có các nhóm vi khoáng thiết yếu như vitamin A, B, C, sắt, kẽm, magie, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Để ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ có thể bổ sung thêm lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Cha mẹ nên chọn men vi sinh chứa hai lợi khuẩn là probiotics và prebiotics được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Nhờ công nghệ này sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành an toàn và hiệu quả.
Tình trạng trẻ bị biếng ăn bệnh lý không phải hiếm gặp, cha mẹ chớ quá lo lắng. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp mẹ cải thiện nhanh chứng chán ăn này giúp con lấy lại niềm vui ăn uống, tạo điều kiện phát triển tốt nhất.
Mẹ nên đọc thêm:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn