Trẻ thiếu kẽm biếng ăn là điều không phải mẹ nào cũng rõ. Trẻ cần được bổ sung kẽm hàng ngày vì dưỡng chất này cần thiết cho cơ thể, giúp con phát triển toàn diện. Mẹ có thể tham khảo cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn an toàn, hiệu quả trong nội dung dưới đây nhé.
1. Tác dụng của kẽm với sức khỏe trẻ nhỏ
Kẽm là nguyên tố vi lượng, có ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan và chức năng cơ thể của một người với cả trẻ em và người lớn. Kẽm đóng vai trò hỗ trợ sản xuất, sinh sản và phân chia tế bào. Trong chu trình chuyển hóa sinh học, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình phân giải tổng hợp protein, acid nucleic và những thành phần căn bản của sự sống. Kẽm có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở xương và cơ.
Trẻ em thiếu kẽm sẽ dẫn đến các tác hại như tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng, khó thích nghi với các biến đổi, rối loạn sự hình thành xương, không tăng chiều cao cân nặng, dậy thì muộn, chức năng sinh dục bị hạn chế,… Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây tình trạng trẻ biếng ăn do rối loạn vị giác. Cơ thể cũng sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Không chỉ có tác dụng với thể chất, thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
2. Nhu cầu kẽm theo độ tuổi phát triển của trẻ
Nhu cầu kẽm của trẻ thay đổi theo độ tuổi phát triển của trẻ, cụ thể là:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7-11 tháng: 3mg/ngày
- Trẻ từ 1- 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Các bé trai cần khoảng 11mg/ngày thì các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ngày.
Trong điều kiện chuẩn nhất, trẻ cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm, phần còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi. Do đó nếu chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đủ kẽm thì sẽ không đủ nhu cầu của trẻ và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể cùng sự tăng trưởng của trẻ nếu thiếu hụt kẽm kéo dài.
3. Nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em
Nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em thường gặp là do:
- Chế độ ăn uống có nhiều tinh bột, ít chất đạm
- Ăn đủ chất đạm nhưng khả năng hấp thu kẽm tại màng ruột kém, dẫn đến tình trạng thất thoát kẽm
- Cách chế biến món ăn làm mất đi chất kẽm
- Bệnh di truyền từ gia đình
- Dùng thuốc: Nếu trẻ dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm, đặc biệt nồng độ kẽm trong mô và trong máu giảm ảnh hưởng đến các chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.
4. Dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm
Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm khá đa dạng, ở giai đoạn đầu nhẹ và khó phát hiện, các dấu hiệu thường có:
- Không tập trung, mệt mỏi, hay buồn ngủ
- Không chịu ăn, không nhận biết vị của món ăn, tiêu hoá kém
- Thể chất của trẻ không phát triển
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Nếu tình trạng thiếu kẽm kéo dài mà không kịp thời bổ sung sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, từ các cấu trúc bên ngoài đến những bộ phận chức năng bên trong gồm có:
- Da: Viêm da, da dày sừng, khô da, sạm da
- Tóc: Rụng tóc nhiều, sợi tóc mỏng, xơ cứng ở tóc, dễ gãy, màu tóc chuyển từ đen sang vàng
- Móng: Mất bóng, có vệt trắng, chậm mọc lại và rất dễ gãy,…
- Mắt: Khô giác mạc, ngứa ở mắt, giảm tiết nước mắt
- Bán niêm mạc: Môi khô, lở mép, dễ bị loét áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh hậu môn, âm hộ…
- Hệ tiêu hóa: Trẻ mất nhạy cảm vị giác, ăn không ngon, chán ăn, dễ bị tiêu chảy
- Hệ miễn dịch: Giảm miễn dịch dẫn đến nhiễm trùng tái diễn
- Hệ thần kinh: Hệ thần kinh hoạt động bất thường, nhận thức bị rối loạn, mắc chứng ngủ lịm, vận động khó khăn hoặc không chịu vận động
- Phát triển thể chất: Bào thai hoặc trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng nặng.
- Trẻ bị thiếu kẽm trong bào thai lúc sinh ra sẽ có các biểu hiện tổn thương trên lông, móng, tóc và da và suy dinh dưỡng.
5. Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn đúng cách
Trẻ em thiếu kẽm sẽ bị biếng ăn, chậm lớn, còi cọc. Vì vậy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, thấp còi sẽ giúp kích thích hormone tăng trưởng IGF-1 giúp con phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu. Để trẻ tăng trưởng tốt nhất, mẹ nên chú ý chế độ ăn phải đầy đủ kẽm từ khi mang thai đến khi bé biết ăn. Một số cách bổ sung kẽm cho bé biếng ăn mẹ có thể tham khảo:
5.1. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn qua sữa mẹ
Với trẻ nhỏ bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất tốt nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng 1 lít sữa mẹ chứa khoảng 2-3mg kẽm. Nhưng lượng kẽm này sẽ giảm dần trong các tháng tiếp theo, còn khoảng 0,9mg/lít trong tháng thứ 4. Trung bình một ngày trẻ sẽ bú khoảng 8 -12 lần, tương đương 600-900ml sữa. Như vậy với lượng sữa một ngày này thì sữa mẹ có thể đáp ứng nhu cầu kẽm trong 3 tháng đầu tiên của trẻ. Do đó mẹ nên cho trẻ bú ngay sau sinh khoảng 30 phút đến 1 tiếng và duy trì liên tục trong 6 tháng đầu đời. Mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm như hải sản, thịt bò, rau xanh,…để đảm bảo nguồn kẽm trong sữa mẹ.
5.2. Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng
Vì trẻ thiếu kẽm biếng ăn nên để trẻ ăn ngon và cung cấp đủ kẽm cho cơ thể thì mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với sở thích của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu kẽm cho bé được yêu thích như socola đen, hải sản, ngũ cốc, sữa chua,… Những loại thực phẩm này đều là những món ăn vặt có khả năng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon hơn. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:
- Cháo thịt bò nấu cùng cải bó xôi: Là món ăn dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn, thiếu kẽm. Trong 100g thịt bò chứa khoảng 12,3mg kẽm và 100g cải bó xôi chứa khoảng 0,8mg kẽm. Nên mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bằng món ăn này.
- Hàu sữa nướng cùng phô mai: Món ăn này có thể cung cấp khoảng 33mg kẽm, lại có mùi vị thơm lừng, ngọt lịm của phô mai sẽ cuốn hút trẻ.
- Ức gà hầm cùng bí đỏ: Đây là cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn được nhiều mẹ áp dụng. Chỉ cần một miếng ức gà kết hợp với đậu Hà Lan, trộn đều gia vị rồi cho vào quả bí đỏ hấp cách thủy là mẹ đã có một món ăn đẹp mắt, giàu dinh dưỡng cho trẻ.
5.3. Bổ sung kẽm dưới dạng thuốc
Cùng với chế độ dinh dưỡng giàu kẽm thì mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm các sản phẩm bổ sung đang có rất nhiều trên thị trường ở dạng siro, dung dịch, đến viên uống, viên nang,… Tùy vào độ tuổi và tình trạng của trẻ mà mẹ có thể lựa chọn sản phẩm kẽm dành cho trẻ biếng ăn phù hợp, ví dụ trẻ dưới 2 tuổi mẹ nên ưu tiên lựa chọn siro và dung dịch. Dạng chế phẩm này sẽ giúp bé hạn chế tình trạng nôn trớ, hóc trong đồng thời giúp con hấp thụ tốt hơn. Với các trẻ biếng ăn có độ tuổi lớn hơn mẹ có thể tham khảo viên nang hoặc viên uống, tuy nhiên chuyên gia ít khi khuyên dùng sản phẩm bổ sung kẽm dạng này.
Để hấp thu kẽm tốt nhất thì chế độ ăn của trẻ cần có vitamin C, mẹ nên chú ý bổ sung vitamin này trong thực đơn hàng ngày hoặc chọn thêm từ sản phẩm bổ sung vitamin C, cho trẻ dùng đúng chỉ định, hướng dẫn theo lứa tuổi.
Ngoài các cách bổ sung kẽm trên đây thì mẹ có thể chọn cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ bằng cách bổ sung lợi khuẩn có trong men vi sinh. Mẹ nên chọn loại men vi sinh có chứa hai loại lợi khuẩn là probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Nhờ công nghệ này sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sản phẩm thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành an toàn và hiệu quả.
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là điều cần thiết và quan trọng. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp mẹ biết chọn nguồn kẽm cho trẻ biếng ăn đúng cách để nhận được hiệu quả tốt nhất nhé.
>> XEM THÊM: Vì sao mẹ nên bổ sung Lysine cho trẻ biếng ăn và cách bổ sung đúng?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn