Bổ sung probiotics như thế nào đúng cách, hiệu quả?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
30 Tháng bảy 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3095

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe tới khái niệm “probiotics”, đặc biệt trong ngành thực phẩm với những sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, miễn dịch. Vậy chính xác probiotics là gì? Bổ sung probiotics như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Bổ sung probiotics như thế nào đúng cách, hiệu quả?
Bổ sung probiotics như thế nào đúng cách, hiệu quả?

1. Probiotics dùng để làm gì?

Probiotics (hay còn được biết tới là men vi sinh) là những vi khuẩn sống và hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi bổ sung đủ một lượng lợi khuẩn này vào cơ thể sẽ giúp hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của người dùng tốt hơn. Người ta thường bổ sung probiotics với một số mục đích như:

1.1. Cung cấp lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Trong đường ruột của cơ thể con người sẽ có cả các vi khuẩn có lợi và có hại. Chúng tồn tại đồng thời với nhau, tuy nhiên những lợi khuẩn sẽ có vai trò như: giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn, sản xuất một số vitamin (B và K), bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại sự tấn công từ các vi khuẩn có hại,… Nếu lợi khuẩn không đủ, hại khuẩn sẽ phát triển lấn lướt và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng,…

1.2. Phục hồi lợi khuẩn sau quá trình bệnh lý

Khi cơ thể mắc bệnh hoặc dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể sẽ làm các lợi khuẩn bị tiêu diệt. Từ đó, hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi cũng không đạt hiệu quả do bệnh nhân không ăn uống được, gặp vấn đề tiêu hóa,…

1.3. Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Theo các chuyên gia, việc bổ sung probiotics sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy, táo bón hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nó. Trong đó, một nghiên cứu đã chỉ ra probiotics làm giảm thời gian tiêu chảy cấp tính trung bình 25 giờ, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy có thể giảm 8%.

1.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Probiotics khi vào cơ thể người sẽ có khả năng làm tăng các tế bào miễn dịch như: IgA, lympho T, tế bào tiêu diệt tự nhiên. Thêm nữa, khi bổ sung lợi khuẩn, tỷ lệ mắc một số bệnh về đường hô hấp, đường tiết niệu cũng giảm dần. Do đó, probiotics có thể giúp hệ miễn dịch của bạn được cải thiện hơn.

Bên cạnh những công dụng trên, probiotics còn kích thích ngon miệng hơn. Đặc biệt, trẻ nhỏ, những người mới ốm dậy sẽ thường sẽ bổ sung probiotics để ăn uống dễ dàng, mau chóng phục hồi.

1.5. Ngoài ra, một số công dụng khác của probiotics

  • Giảm mức độ nghiêm trọng một số bệnh dị ứng, chàm.
  • Hạn chế tình trạng béo phì, hỗ trợ giảm cân.
  • Tốt cho da, chống lão hóa.
  • Cải thiện tinh thần.
  • Một số chủng probiotics nhất định còn có thể giúp tim hoạt động khỏe mạnh hơn.

Các probiotics có thể tìm thấy ở ngay trong những loại thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa cải muối chua, kim chi, phô mai, đậu nành lên men, giấm táo, kefir,… Ngoài ra, probiotics còn được sản xuất thành các loại sản phẩm bổ sung dạng viên nén, viên nang, bột, hỗn dịch uống.

2. Thời gian sử dụng probiotics?

Vậy nên dùng probiotics thời gian nào và trong bao lâu? Theo một số nhà sản xuất, người dùng nên bổ sung probiotics khi bụng còn đói hoặc trước bữa ăn. Một số khác lại khuyên nên sử dụng probiotics đồng thời với các loại thực phẩm trong quá trình ăn.

Hay theo một số chuyên gia, probiotics nên được dùng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm. Bởi đây là khoảng thời gian độ pH trong dạ dày khá thấp, hệ tiêu hóa ít hoạt động nên khả năng lợi khuẩn gắn kết với thành ruột và phát triển sẽ cao hơn.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đo lường khả năng sống sót của các lợi khuẩn trong cơ thể người. Tuy nhiên, về khả năng chúng tồn tại thì đã có nghiên cứu chỉ ra rằng:

  • Các vi sinh vật Lactobacillus và Bifidobacterium: tồn tại tốt nhất khi được đưa vào cơ thể 30 phút trước bữa ăn.
  • Vi sinh vật Saccharomyces boulardii: tồn tại như nhau khi cơ thể chưa hoặc đã hấp thụ đồ ăn.

Do đó, có thể thấy rằng thời gian bổ sung probiotics nên tùy theo các chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn đó là cần sử dụng liên tục, nhất quán, đúng liều lượng và đều đặn. Đặc biệt, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng probiotics liên tục trong 1 tháng sẽ đem lại những tác động tích cực cho hệ vi sinh đường ruột, dù dùng trước hay sau ăn.

Thời gian sử dụng probiotics hợp lý
Thời gian sử dụng probiotics hợp lý

3. Bổ sung probiotics cùng với chế độ ăn

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm hay sản phẩm có chứa probiotics, chúng ta cần kết hợp cùng chế độ ăn hợp lý. Trong đó, có một số loại thực phẩm khi dùng với probiotics sẽ giúp phát huy tối đa được tác dụng của những lợi khuẩn này.

Đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu bổ sung probiotics đồng thời với một lượng chất béo vừa đủ sẽ làm tăng khả năng sống sót của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Ví dụ bạn có thể dùng probiotics cùng một ít sữa béo, hoặc bột yến mạch, nước ép hoa quả, hiệu quả đem lại sẽ cao hơn so với việc uống cùng nước nóng.

Ngoài ra, khả năng tồn tại của loại vi sinh Lactobacillus trong môi trường axit dạ dày chủ yếu sẽ phụ thuộc vào lượng glucose tồn tại. Vì vậy, để tăng hiệu quả của chủng vi sinh vật này, bạn có thể tăng cường những loại thực phẩm giúp cơ thể được hấp thụ lượng đường bột nhiều hơn như: ngũ cốc, các loại đậu, bánh mì,…

4. Các loại probiotics khác nhau và chất lượng

Hiện nay, việc khám phá và phát triển các loại chế phẩm sinh học làm men vi sinh để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau vẫn không ngừng phát triển. Trong đó, hai nhóm vi khuẩn được dùng để sản xuất probiotics phổ biến nhất là:

  • Lactobacillus: Đây là 1 trong 2 lợi khuẩn quan trọng nhất trong đường ruột. Chúng có thể tồn tại ở dịch vị 2 ngày, trong dịch mật 5 ngày và trong dịch tràng 8 ngày. Loại lợi khuẩn này thường có mặt ở ruột non, góp phần vào việc giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Có thể coi Lactobacillus là một chất kháng sinh tự nhiên giúp chống lại vi khuẩn có hại.
  • Bifidobacterium: Lợi khuẩn này chiếm 90% tổng số tất cả các lợi khuẩn đường ruột. Nó còn được ví là “vua của các lợi khuẩn” không chỉ bởi số lượng mà còn do công dụng của mình. Bifidobacterium giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển tới những vùng bị thương, tạo màng nhầy bao phủ vết thương, rồi tổng hợp kháng thể IgA và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, Saccharomyces boulardii, một số chủng nấm men,… cũng có thể được sử dụng để làm sản phẩm men vi sinh. Tuy nhiên, Lactobacillus, Bifidobacterium, Enterococci sẽ có khả năng kháng axit dạ dày cao hơn so với những loại vi khuẩn khác.

Từ những chủng vi khuẩn trên, probiotics được sản xuất dưới nhiều dạng và có tác dụng khác nhau khi vào cơ thể. Trong đó, bổ sung probiotics dạng bột cốm, viên nang có xu hướng khiến lợi khuẩn tồn tại trong axit dạ dày tốt hơn so với dạng nước.

Ngoài ra, chất lượng probiotics còn liên quan tới vấn đề bảo quản chúng như thế nào. Với loại Probiotics từ thực phẩm như sữa chua, phô mai, dưa chua… thì cần được để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc môi trường nhiệt độ phòng thì mới có thể giữ được hiệu quả. Hiện nay, các chế phẩm men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ hiện đại (đặc biệt là công nghệ bao kép Lab2pro) sẽ không cần quá khắt khe về việc bảo quản. Mặt khác, công nghệ này còn giúp bảo vệ lợi khuẩn còn “sống” khi đi qua dịch axit dạ dày, dịch mật. Nhờ vậy, lượng vi khuẩn có lợi sẽ không bị hao hụt khi đến ruột. Do đó, công nghệ bào chế hiện đại sẽ góp phần đảm bảo chất lượng của probiotics.

5. Cách lựa chọn probiotics phù hợp với tình trạng sức khỏe

Probiotics có tác dụng cho hệ tiêu hóa nói riêng và hệ miễn dịch nói chung, việc bổ sung probiotics cho cơ thể là rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần dựa theo tình trạng sức khỏe của người dùng để lựa chọn được một loại probiotics hợp lý, hiệu quả nhất.

Đặc biệt, với những người đang mắc các bệnh lý thì càng cần lưu ý và tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Một số lưu ý khi lựa chọn probiotics theo tình trạng sức khỏe mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Nhóm vi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium: Như đã phân tích ở trên, đây là 2 nhóm lợi khuẩn phổ biến, chiếm phần lớn và có tác dụng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Lactobacillus và Bifidobacterium cũng chính là những loại probiotics có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng sử dụng.
  • Với những ai có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh thì nên lựa chọn loại men vi sinh chứa Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii. Chúng hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu chảy rất tốt.
  • Một số tình trạng như hội chứng kích thích đường ruột, táo bón, tiêu chảy thường gặp thì nên ưu tiên bổ sung các probiotics được sản xuất từ các nhóm vi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacterium và Saccharomyces boulardii.
  • Nếu mắc chứng viêm loét đại tràng, bạn nên dùng probiotics có chứa E. coli Nissle.

Việc lựa chọn probiotics theo tình trạng sức khỏe của người dùng là rất quan trọng. Nếu không cẩn thận men vi sinh có thể gây nên một số phản ứng và tác dụng phụ như: nhiễm trùng, gây chuyển gen từ các vi sinh vật được bổ sung sang vi sinh vật thường trú trong hệ tiêu hóa, nhiễm ngoại độc tố sản xuất từ các chủng vi sinh vật tiêu thụ vào,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Làm sao để lựa chọn probiotics phù hợp với tình trạng sức khỏe?
Làm sao để lựa chọn probiotics phù hợp với tình trạng sức khỏe?

6. Một số điều bạn cần biết trước khi bổ sung probiotics

Ngoài ra, trước khi bổ sung probiotics, bạn cũng nên hiểu rõ một số vấn đề sau:

6.1. Probiotics chỉ có tác dụng nhất thời

Trên thực tế, việc bổ sung probiotics sẽ hỗ trợ loại bỏ những vi khuẩn, sinh vật có hại, gây bệnh cho bạn. Tuy nhiên các lợi khuẩn này lại không thể tồn tại trong ruột quá lâu. Chúng sẽ đi theo đường đại tiện và bị đào thải ra ngoài. Do đó, thay vì bổ sung probiotics theo số lượng nhiều cùng lúc, bạn nên bổ sung chúng thường xuyên, đều đặn hàng ngày.

6.2. Quan tâm đến chi tiết

Khi có ý định bổ sung probiotics, hãy dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn loại lợi khuẩn phù hợp với mình. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên dùng các sản phẩm bổ sung probiotics có chứng nhận CFUs trên bao bì. Điều này có nghĩa là sản phẩm sẽ chứa ít nhất 1 tỷ lợi khuẩn có thể được đưa vào cơ thể khi sử dụng. Với thực phẩm như sữa chua, kefir, bạn tìm mua loại có men sống hoặc men sống hoạt tính.

6.3. Probiotics nhạy cảm với tác động từ bên ngoài

Probiotics khi chưa được đưa vào cơ thể, nếu để ở môi trường bình thường nếu không bảo quản cẩn thận cũng dễ bị giảm chất lượng, hoặc chết. Một số lưu ý đó là:

  • Probiotics sẽ chết khi ở nhiệt độ quá cao. Vì vậy, bạn nên để chúng trong tủ lạnh (nếu sản phẩm có chú thích).
  • Probiotics có thể bị giảm chất lượng khi ở nhiệt độ không phù hợp trong thời gian dài, vận chuyển không đúng cách,…
  • Các probiotics có lớp vỏ sẽ tồn tại lâu hơn trong môi trường axit dạ dày của cơ thể.

6.4. Không có chủng probiotic toàn năng

Mặc dù probiotics có những công dụng như đã đề cập ở trên, tuy nhiên khi vào mỗi cơ thể chúng sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau, không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng triệt để. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới công dụng của probiotics có thể là: giới tính, độ tuổi, gen,… của người dùng.

6.5. Probiotics cần prebiotics

Prebiotics chủ yếu là chất xơ, các lợi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn chất xơ này. Việc bổ sung prebiotics chính là hình thức cung cấp “thức ăn” cho lợi khuẩn, giúp chúng được sinh sôi, phát triển hơn. Bạn nên ưu tiên bổ sung prebiotics dạng thực phẩm như: yến mạch nguyên hạt, măng tây, hành, tỏi,…

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung probiotics với thành phần, mức giá, chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, loại men vi sinh có thành phần có kết hợp cả probiotics (lợi khuẩn) và prebiotics (chất xơ hòa tan), được chế biến theo công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đang được nhiều người tin dùng nhất.

Sản phẩm với thành phần chính là các probiotics giúp cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, góp phần làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa. Kết hợp với đó là các các chất xơ hòa tan (prebiotics dạng FOS) giúp các tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón được cải thiện đáng kể.

Một ưu điểm nữa của sản phẩm này chính là được áp dụng công nghệ chế tạo chế phẩm sinh học mới nhất trên thế giới hiện nay – Lab2Pro. Với kỹ thuật này, lợi khuẩn sẽ được bảo vệ suốt quá trình tiêu hóa, và không bị hao hụt khi tới ruột. Thêm vào đó, phương pháp Lab2Pro còn giúp các lợi khuẩn tồn tại lâu hơn khi ở môi trường axit dạ dày, do vi khuẩn sử dụng bao kép sẽ chịu nhiệt tốt và thời gian sống dài hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về việc bổ sung probiotics cho cơ thể, từ đó lựa chọn được phương pháp bổ sung lợi khuẩn cho mình hiệu quả, thích hợp nhất!

Bài viết liên quan: Probiotic có trong thực phẩm nào?

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.