Quá trình đông máu có sự tham gia của các yếu tố đông máu. Vậy các yếu tố này hoạt động và được phân loại như thế nào? Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
1. Xét nghiệm các yếu tố đông máu để làm gì?
Yếu tố đông máu là các chất tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể. Các yếu tố đông máu chỉ hoạt động khi mạch máu bị tổn thương. Chúng hình thành nên các cục máu đông để bảo bọc lấy vết thương. Khi vết thương lành lại, các cục máu đông sẽ tự động biến mất.
Nhờ xét nghiệm các yếu tố đông máu mà các bác sĩ đánh giá được khả năng đông máu và thời gian đông máu. Từ đó, tính toán được nguy cơ người bệnh bị mất máu hoặc có tình trạng tăng đông dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim không.
2. Các yếu tố đông máu là gì?
Có đến 30 chất khác nhau có mặt trong quá trình đông máu, tuy nhiên máu có đông được hay không còn phụ thuộc vào 2 nhóm chất chính là: Chất gây đông máu – là chất đẩy nhanh tốc độ đông máu và chất chống đông máu – là chất ức chế quá trình này diễn ra. Một số yếu tố đông máu phổ biến có:
Fibrinogen
Fibrinogen có trọng lượng phân tử là 340.000, có thể hòa tan được. Huyết tương này có nồng độ từ 100 – 700mg/100ml và được cung cấp thường xuyên bởi gan tiếp vào trong máu.
Prothrombin
Prothrombin là protein huyết tương có trọng lượng phân tử là 68.700, có mặt trong huyết tương với nồng độ là 15mg/100mL. Gan sản xuất Prothrombin liên tục nên người bệnh bị bệnh về gan thường có lượng Prothrombin sụt giảm đột ngột.
Thromboplastin mô
Thromboplastin mô tham gia trực tiếp vào cơ chế đông máu ngoại sinh, thay thế cho phospholipid tiểu cầu và các yếu tố huyết tương. Nhân tố này cũng có khả năng kháng khuẩn rất tốt.
Proaccelerin
Khi có quá nhiều ion Ca++ trong mạch máu thì Proaccelerin sẽ bị mất đi hoạt tính. Lúc này, người ta có thể điều chế huyết tương bằng cách để lâu huyết tương lấy từ máu chống đông kết hợp với oxalat.
Proconvertin
Proconvertin có trọng lượng phân tử là 60.000. Hoạt chất của yếu tố sẽ bị giữ lại trên màng lọc amiang.
Antihemophilic A
Mỗi loại gen của con người sẽ cho khả năng tổng hợp Antihemophilic A khác nhau. Hầu hết loại chất này được lấy từ gan, lá lách và hệ thống võng nội mô. Hàm lượng ion Ca++ càng cao thì Antihemophilic A càng mất đi tác dụng.
Stuart
Stuart có trong huyết tương nhưng ở dưới dạng không hoạt động. Nó sẽ biến mất hoàn toàn khi Thromboplastin mô xuất hiện trong yếu tố đông máu ngoại sinh.
Hageman
Hageman chính là động lực chính để tạo thành một loạt phản ứng dẫn đến đông máu. Yếu tố này sẽ kết hợp với Phospholipid tiểu cầu để bảo vệ mạch máu tổn thương. Không chỉ có chức năng đông máu, Hageman còn có hoạt hóa hệ bổ thể và hệ chống đông.
Các yếu tố khác
Trong quá trình đông máu của cơ thể có một số yếu tố đông máu khác không thể thiếu như:
- Ca++
- Antihemophilic B
- Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA)
- Fibrin Stabilizing Factor (FSF)
3. Cách phân loại các yếu tố đông máu
Thực tế có rất nhiều cách để phân loại các yếu tố đông máu nhưng để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia sẽ phân chia các nhân tố này thành 2 phương thức chủ yếu là:
Theo chức năng
- Nhóm 1: Các enzyme hay tiền enzyme được tổng hợp phần lớn từ gan. Đó là: Prothrombin, Proconvertin, Antihemophilic B, Stuart.
- Nhóm 2: Các chất có khả năng thúc đẩy enzyme: Proaccelerin, Antihemophilic A và Fibrinogen.
Theo con đường đông máu
- Nhóm 1: Các yếu tố đông máu có chung con đường nội sinh và con đường ngoại sinh gồm có Fibrinogen, Prothrombin, Ca++, Proaccelerin, Stuart và Fibrin Stabilizing Factor ( FSF).
- Nhóm 2: Yếu tố của con đường nội sinh là Antihemophilic A, Antihemophilic B, Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA) và Hageman.
- Nhóm 3: Các yếu tố của con đường ngoại sinh gồm Proconvertin và Thromboplastin mô.
Xét nghiệm các yếu tố đông máu sẽ giúp bạn biết được nguy cơ bị chảy máu quá nhiều khi bị thương hay không hoặc có nguy cơ bị đột quỵ không. Và để có thể phòng bệnh về mạch máu từ sớm, bạn nên chọn phòng và hỗ trợ điều trị bằng cách bổ sung viên uống Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega 3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega 3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Cùng với Omega 3 thì có thể dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn nắm được các yếu tố đông máu, giúp phát hiện sớm và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý liên quan. Duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ tối ưu.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn