Bấm huyệt chữa tê chân tay là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền giúp giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi hiệu quả. Vậy bấm huyệt thế nào cho đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất?
1. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt vùng tay chân
Theo Y học cổ truyền, tê tay được mô tả trong chứng Ma mộc (tê bì). Nguyên nhân là do doanh vệ khí bị tắc trở, không thể vận hành thông suốt. Điều này kéo theo khí huyết, kinh lạc ứ trệ mà gây bệnh. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ như: tà khí xâm nhập từ bên ngoài, rối loạn chức năng tạng phủ, khí huyết kém, chấn thương, đàm thấp… cũng gây ra chứng tê bì.
Do đó, muốn giải quyết tình trạng tê tay, cần phải khai thông kinh lạc, điều bổ khí huyết, cân bằng tạng phủ… Trong khi đó, phương pháp bấm huyệt tác động trực tiếp lên các huyệt vị và vùng bị tê, mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe của người bệnh như:
- Giải tỏa áp lực tổn thương thần kinh, phục hồi rối loạn cảm giác, tăng cảm giác cầm nắm.
- Cải thiện lưu thông máu đến các chi, thư giãn cơ gân, tăng khả năng vận động.
- Thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, loại trừ ngoại tà xâm phạm…
- Cân bằng rối loạn tạng phủ, bồi bổ khí huyết…
Nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh xoa bóp bấm huyệt giúp tăng tuần hoàn máu cơ, hỗ trợ quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng tốt hơn, cơ và gân được dẻo dai, mềm mại, có sự đàn hồi tốt. Ngoài ra, bấm huyệt còn tăng sức chịu đựng của khớp mỗi khi co rút gân và dây chằng của khớp, cải thiện triệu chứng tê bì chân tay hiệu quả.
2. Cách bấm huyệt chữa tê tay chân hiệu quả
Theo các chuyên gia, với các tác nhân cơ học, phương pháp bấm huyệt trị tê tay sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Mặt khác nếu do tổn thương thực thể, bệnh nhân cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, vừa giải quyết triệu chứng vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là cách thực hiện chữa tê bì chân tay đã được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền.
Cách bấm huyệt chữa tê chân
Phương pháp này sẽ được thực hiện các thao tác tác động lên các huyệt vị ở bàn chân, bao gồm:
- Huyệt A thị: Sử dụng ngón tay cái day tại điểm đau nhức từ bên ngoài đi vào trong, theo chiều kim đồng hồ. Tăng dần lực trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó, dùng ngón tay cái tác động lên vị trí huyệt vị với lực nhẹ hơn trong khoảng 1 phút. Day huyệt A thị sẽ giúp giảm chứng tê bì ở chân hiệu quả.
- Huyệt Túc tam lý: Huyệt nằm phía ngoài dưới xương đầu gối, cách 4 ngón tay. Sử dụng ngón tay cái bấm trực tiếp vào huyệt vị bằng một lực vừa đủ. Thực hiện trong thời gian từ 1 – 3 phút với tần suất 1 – 2 lần. Huyệt này được sử dụng nhằm giảm triệu chứng tê và ngứa ở chân.
- Huyệt Tam âm giao: Huyệt nằm ở vị trí cổ chân và gót chân, được áp dụng để chữa các chấn thương tại đây cũng như các bệnh lý liên quan đến suy nhược thần kinh, bí tiểu, liệt nửa người,…
- Huyệt Dũng tuyền: Giúp trị những tổn thương và nóng lạnh bất thường tại gan bàn chân. Ngoài ra, huyệt Dũng tuyền còn giúp điều trị bệnh liên quan đến thần kinh, động kinh, đau đỉnh đầu… Trước khi thực hiện, người bệnh nên ngâm chân với nước ấm từ 7 đến 10 phút để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Huyệt uỷ dương: Bấm huyệt ủy dương có hiệu quả với các bệnh liên quan đến xương khớp, đau lưng, bắp chân do bị co thắt…
- Huyệt uỷ trung: Điều trị các triệu chứng của viêm khớp gối, đau lưng, đau thắt lưng, liệt chi dưới, co cơ bắp chân hoặc đau thần kinh tọa…
- Huyệt dương lăng tuyền: Chữa hiệu quả các triệu chứng viêm khớp gối, đau thần kinh liên sườn, đau lưng – đùi, đau nhức bàn chân,…
- Huyệt âm lăng tuyền: Thường điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp gối, tê bàn chân, đầy bụng, chán ăn, đi tiểu khó khăn.
Cách bấm huyệt điều trị tê tay
Bàn tay phải dùng lực để thực hiện rất nhiều hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như cầm, nắm, xách đồ vật,… nên rất dễ bị tê mỏi, đau nhức. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng cách bấm huyệt chữa tê tay đơn giản sau:
- Miết hai bàn tay: Đặt tay trái lên tay phải, miết dọc theo các khe giữa các ngón tay. Sau đó, dùng một lực mạnh bóp vào khớp ngón tay và lắc nhẹ bàn tay. Tiếp theo, vuốt từ cẳng tay xuống ngón tay từ 5 – 7 lượt. Người bệnh có thể tự thực hiện động tác này hoặc nhờ người khác hỗ trợ.
- Xoa bóp bàn tay: Người bệnh nắm bàn tay đang bị lại thật chặt sau đó xòe ra với lực mạnh nhất có thể. Tiếp tục dùng tay không bị tê xoa bóp nhẹ từ cổ tay, lòng bàn tay đến các ngón tay và làm ngược lại.
- Xoa mu bàn tay: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau rồi dùng lực mạnh xát vào tay bên dưới. Thực hiện khoảng 10 lần rồi đổi tay và thực hiện tương tự.
- Xoa bóp kết hợp xát hai tay: Dùng bàn tay phải bóp chặt bàn tay trái, xoa bóp từ cổ tay ngược về phần xương vai trong khoảng 3 lần sau đó xát mạnh ở mặt trong tay từ cổ tay về nách. Thực hiện làm ngược lại với mặt ngoài trong 5 lần rồi đổi sang tay phải.
3. Lưu ý khi áp dụng bấm huyệt chữa tê tay chân
Bấm huyệt chữa tê bì chân tay là phương pháp trị liệu khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần nắm rõ một số lưu ý dưới đây:
- Không phải ai cũng biết rõ vị trí của các huyệt đạo cũng như sử dụng đúng lực ấn. Tốt hơn hết người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cũng như hướng dẫn cụ thể.
- Không tiến hành xoa bóp bấm huyệt khi người bệnh đang gặp chấn thương hoặc các tổn thương trên da như mụn nhọt, viêm nhiễm,…
- Trước khi xoa bóp bấm huyệt chữa tê tay chân, người bệnh không nên ăn quá no hoặc để bụng đói, không dùng các chất kích thích như cà phê, trà,…
- Trước khi bấm huyệt thì nên massage nhẹ nhàng để cơ thể được thả lòng.
- Theo dõi sát tình trạng người bệnh trong quá trình thực hiện để xử lý kịp thời nếu xảy ra vấn đề.
- Không lạm dụng phương pháp bấm huyệt. Có thể tiến hành thêm các liệu pháp như chườm nóng, ngâm nước ấm, tập vận động tay nhẹ nhàng… để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện chứng tê nhức.
4. Phòng ngừa bệnh tê bì chân tay
Việc phòng ngừa chứng tê bì chân tay cần thực hiện kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe tổng thể. Những thực phẩm tốt mà người bệnh nên bổ sung hàng ngày là hoa quả tươi, dầu thực vật, các loại rau xanh…
- Tránh xa các thực phẩm có hại như đồ chiên rán, đồ ăn nhiều đường, rượu bia, thuốc lá…
- Tăng cường vận động, thường xuyên tập các bài thể dục phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh và xương khớp dẻo dai như yoga, bơi lội, thái cực quyền… Ngoài ra, việc tập các bài tập cho tay cũng giúp ngăn ngừa tê nhức tay rất hiệu quả.
- Chú ý thói quen sinh hoạt như: không ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế mang vác vật nặng, không ngủ đè lên tay,…
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ là thói quen giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, não bộ phải hoạt động liên tục, gây ra tình trạng tê chân tay.
- Xoa bóp tay chân trước khi đi ngủ để máu lưu thông tốt hơn, tránh bị tê chân tay sau khi thức dậy.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là từ nóng chuyển sang lạnh.
- Mang giày dép đúng kích cỡ, bởi việc đi giày dép quá chật cũng có thể dẫn đến một số vấn đề cho đôi chân, trong đó có cả cảm giác tê bì.
- Luôn giữ cân nặng ở mức vừa phải, việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống… chèn dây thần kinh, gây tê chân tay.
Để điều trị và phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả, người bệnh có thể chọn dùng thêm viên uống để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý. Viên uống này có các thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ chữa tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.
Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như mangan, magie, silic, sắt, kẽm… và đặc biệt là canxi nano, vitamin D3, MK7. Đây là sản phẩm rất tốt cho người tê tay chân do các bệnh lý về xương khớp vì có thể cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần là khoảng 1000 – 1200mg/ngày. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.
Trên đây là những thông tin bổ ích về phương pháp bấm huyệt chữa tê tay chân. Để đảm bảo an toàn người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn thực hiện đúng kỹ thuật, giúp bệnh nhanh thuyên giảm.
Bài viết liên quan:
- Bị tê tay chân uống thuốc gì cho nhanh khỏi bệnh?
- Một số bài thuốc nam chữa bệnh tê chân tay tại nhà hiệu quả
- Bị tê tay chân khám ở đâu tốt nhất?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn