Khi bị tiêu chảy cơ thể trẻ nhỏ thường mất nhiều nước, gây tình trạng mệt mỏi, thậm chí là một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc bù nước cho trẻ bị tiêu chảy là việc làm vô cùng quan trọng. Vậy có những cách nào để giúp trẻ nhỏ mắc tiêu chảy bù nước nhanh chóng, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bù nước quan trọng như thế nào với trẻ bị tiêu chảy?
Trẻ bị tiêu chảy là hiện tượng bé bị đi ngoài nhiều lần trong một ngày, thường là trên 3 lần, phân mềm và lỏng hơn bình thường. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là: rối loạn chức năng tiêu hóa, nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn,…
Chính việc đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải. Nếu kéo dài, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, bù nước cho trẻ bị tiêu chảy là vô cùng quan trọng. Việc này giúp các bé mau chóng được bổ sung lại lượng nước và chất điện giải đã mất đi, từ đó, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc bù nước cho trẻ bị tiêu chảy kịp thời cũng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đi ngoài.
2. Khi nào mẹ cần bù nước cho trẻ bị tiêu chảy?
Như đã phân tích ở trên, nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các hoạt động sống của cơ thể như giúp cho máu lưu thông, nuôi dưỡng tế bào, duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu khoảng chất,… Do đó, khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng suy kiệt.
Trong khi đó, trẻ em bị tiêu chảy là nhóm đối tượng dễ bị mất nước và điện giải. Do đó, ba mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu mất nước ở trẻ để kịp thời bổ sung cho con như: mệt mỏi, đau đầu, li bì, chóng mặt, nhịp thở nhanh, mắt trũng sâu, khô môi, khô miệng, đi tiểu thường xuyên, cơn khát tăng dần, khàn tiếng,…
Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mất nước thông qua màu nước tiểu. Nếu nước tiểu càng sậm màu thì cơ thể càng thiếu nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, màu nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân bệnh lý.
>> Xem thêm: Cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy và nôn nhiều
3. Cách bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy
Vậy có những cách nào để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy? Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà các cha mẹ có thể áp dụng tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài:
Nước đun sôi để nguội
Một trong những cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy đơn giản nhất đó là cho bé uống nhiều nước đun sôi để nguội. Với những bé bị tiêu chảy nhẹ thì cách này sẽ giúp mau chóng hoàn lại được lượng nước cơ thể đã mất.
Dung dịch Oresol bù chất điện giải
Với trường hợp tiêu chảy nặng, việc uống nước lọc sẽ không đủ để bồi hoàn lượng nước đã mất cho bé. Trong một số trường hợp, các bé còn có thể bị mất cả chất điện giải. Lúc này, cách tốt nhất đó là cho bé uống Oresol.
Hiện nay, dung dịch Oresol có nhiều hương vị khác nhau giúp bé dễ uống hơn. Các mẹ nên sử dụng nước đun sôi để nguội để pha Oresol và cho bé uống ngay sau khi pha. Liều lượng như sau:
- Gói Oresol 27,9g pha với 1 lít nước.
- Gói Oresol 4,1g và 5,6g, pha với 200ml nước.
Uống nước trà gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mọi gia đình Việt Nam. Gừng có tính ấm, có công dụng giảm đau, chống viêm. Đặc biệt, trà gừng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bổ sung nước cho cơ thể rất tốt. Vì vậy đây là cách bù nước khi bị tiêu chảy an toàn hiệu quả bậc nhất là uống trà gừng.
Uống trà vỏ cam
Vỏ cam chứa lượng lớn chất xơ pectin giúp điều chỉnh nhu động ruột, hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, cầm tiêu chảy hiệu quả. Uống trà vỏ cam sẽ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng…
Trà hoa cúc
Tương tự như trà vỏ cam, trà hoa cúc cũng có tác dụng bù nước, cầm tiêu chảy rất hiệu quả. Loại trà này có đặc tính chống viêm, kháng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày, giảm co thắt và hỗ trợ tốt cho các bệnh lý gây tiêu chảy như: viêm đại tràng, viêm ruột…
Trà lá ổi
Theo nghiên cứu, hoạt chất tanin trong lá ổi có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, kháng khuẩn, giảm tiết dịch dạ dày, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài rất hiệu quả.
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ chỉ cần hái 1 nắm lá ổi non, sắc lấy nước cho bé uống. Thực hiện vài ngày, tình trạng tiêu chảy ở trẻ sẽ giảm dần.
Nước cháo hoặc nước gạo rang
Để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy bạn cũng có thể sử dụng nước cháo hoặc nước gạo rang. Đây là một cách rất thông dụng, dễ làm. Bên cạnh đó, những loại nước này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ cung cấp năng lượng, bổ sung lượng nước đã mất cũng như giảm nguy cơ mất nước ở đối tượng bị tiêu chảy. Khi uống nước cháo hay nước gạo rang, dạ dày bé không phải co bóp nhiều nên dễ tiêu hóa.
Cam mật ong
Nước cam chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Cùng với đó, mật ong cũng có tác dụng kháng viêm và nâng cao sức đề kháng. Do đó, trẻ uống nước cam mật ong sẽ giúp bổ sung nước và điện giải, cải thiện triệu chứng tiêu chảy.
Sữa chua
Sữa chua được biết tới là một thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa như: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện đầy bụng, cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ,… Bên cạnh đó, sữa chua còn có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy nhờ chất diệt khuẩn lactocidine, cũng như cung cấp thêm các loại men vi sinh có lợi giúp hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn gây hại. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua để cải thiện tình trạng và bù nước tốt hơn.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ từ men vi sinh có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi Hàn Quốc. Tốt nhất nên chọn loại men vi được bào chế bằng công nghệ bao kép Lab2Pro, thành phần có cả lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics vừa dễ hấp thu vừa an toàn cho bé.
Lợi khuẩn Probiotics trong men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách tăng cường lợi khuẩn để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Cùng thành phần Prebiotics (chất xơ hòa tan có nguồn gốc từ thực vật) đóng vai trò là thức ăn cho lợi khuẩn Probiotics. Từ đó, mang tới hiệu quả làm giảm thời gian tiêu chảy ở cả trẻ em lẫn người lớn, giảm thiểu hiện tượng rối loạn tiêu hoá do điều trị kháng sinh, cải thiện bất dung nạp đường lactose, chống đầy hơi, chướng bụng, táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn này còn có tác dụng kích thích bé ăn ngon miệng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Xem thêm sản phẩm tại đây
Súp cà rốt
Thành phần của cà rốt chứa khá nhiều pectin. Chất này khi đi vào ruột sẽ tạo thành một chất keo giúp nhu động ruột dịu đi, đồng thời hỗ trợ các lợi khuẩn ở đường ruột phát triển. Không những vậy, cà rốt còn chứa nhiều muối khoáng, kali, các loại vitamin. Do đó, đây là một trong những loại thực phẩm giúp bù nước cho trẻ bị tiêu chảy rất hiệu quả, an toàn.
4. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng uống nước gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng để bù nước cho các bé khi bị tiêu chảy, cha mẹ cũng cần tránh một số loại nước sau, bởi chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ tệ hơn.
- Sữa có lactose: Trẻ bị tiêu chảy do đi ngoài nhiều nên sẽ mất đi một lượng lớn enzym chuyển hóa lactose trong sữa. Vì vậy, bạn không nên cho bé uống sữa có lactose vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khiến tình trạng tiêu chảy tệ hơn. Ngoài ra, một số bé do dị ứng với thành phần trong sữa mà có thể bị tiêu chảy. Bạn cũng cần lưu ý điều này trước khi lựa chọn sữa cho trẻ.
- Các loại đồ uống có gas: Những đồ uống này thường gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Với trẻ bị tiêu chảy, bạn không nên cho trẻ uống nước có gas vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
- Không uống rượu bia, đồ có cồn.
5. Một số lưu ý khi bù nước cho trẻ bị tiêu chảy
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao, ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây khi thực hiện cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy:
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước một lần mà nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ và chia thành nhiều lần để bé không bị nôn trớ. Có thể bổ sung nước sau mỗi đợt đi ngoài.
- Đối với trẻ lớn, mẹ có thể cho bé uống nước theo nhu cầu cá nhân.
- Nếu trẻ bị nôn thì mẹ nên đợi sau 10 phút mới cho bé uống dung dịch bù nước.
- Không pha dung dịch oresol với các loại nước ép hoa quả, sữa, cháo loãng hoặc bất kỳ thức uống khác.
- Các loại nước ép, trà thảo mộc, oresol chỉ sử dụng trong ngày. Tuyệt đối không cho trẻ uống khi đã để qua đêm.
- Duy trì cho trẻ uống nước đến khi trẻ đi ngoài phân sệt và ít hơn 3 lần mỗi ngày.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ bị tiêu chảy trên 3 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm; hoặc đã bù nước nhưng bé bị sưng nề mi mắt, nôn nhiều, bỏ ăn, phân lẫn máu,…
Trên đây là những cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Hy vọng bài viết đã giúp các cha mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích, cũng như biết cách bổ sung nước hiệu quả, an toàn nhất, từ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh chóng hơn.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn