Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên biết

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
6 Tháng hai 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2901

Con trẻ đường ruột non yếu, rất dễ bị tác nhân gây hại tấn công gây bệnh rối loạn tiêu hóa. Nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ khéo léo sẽ góp phần cải thiện nhanh tình trạng này và hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả. Vậy cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào, mời phụ huynh tham khảo bài viết sau. 

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào hiệu quả?
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào hiệu quả?

1. Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Một số dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa cụ thể:

  • Nôn trớ: Nôn trớ là dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nôn trớ còn gọi là trào ngược dạ dày lên thực quản do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn dần và hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể sẽ thấy bụng trẻ căng to, ợ hơi liên tục.
  • Táo bón: Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ có thể bị táo bón, một dấu hiệu hay gặp ở trẻ nhỏ khi bị rối loạn tiêu hóa. Táo bón làm trẻ biếng ăn, chán ăn, dễ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tụt cân, còi xương, suy dinh dưỡng…
  • Tiêu chảy: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường thấy bị tiêu chảy với tình trạng đi ngoài ra nước, phân lỏng 3 lần/ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ sẽ mất nước, mất chất điện giải, thậm chí có thể tử vong.
  • Phân sống: Đường ruột bình thường có 85% lợi khuẩn và 15% lợi khuẩn có tác dụng giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và thải loại chất độc hại ra bên ngoài. Khi có tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, trẻ sẽ dẫn đi ngoài phân sống. Phân thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa.

2. Những lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do một số nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu mẹ chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thì khi trẻ ăn vào sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Hoặc trẻ ăn quá no, không đúng giờ và ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, chất béo cũng khiến đường tiêu hóa quá tải, bụng ấm ách khó chịu.
  • Lạm dụng kháng sinh: Đặc tính khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh của thuốc kháng sinh cũng vô tình diệt luôn lợi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu hóa bị rối loạn.
  • Bệnh lý liên quan đến đường ruột: Một số bệnh như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột có thể ảnh hưởng xấu tới hệ thống tiêu hóa.
  • Sức đề kháng kém: Do sức đề kháng của trẻ kém nên dễ bị các tác nhân như nấm, virus, ký sinh trùng xâm nhập gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Nếu môi trường sống xung quanh ô nhiễm, bẩn, hoặc trẻ cầm, ngậm đồ chơi bị bẩn không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cho đường ruột của trẻ rất dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Bằng cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách thì tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ được điều trị hiệu quả. Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Trẻ cần ăn nhiều rau xanh, củ quả để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Trẻ cần ăn nhiều rau xanh, củ quả để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Các loại thực phẩm tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn nhanh, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn đó là rau xanh, thực phẩm từ gạo, các loại ngũ cốc, chuối, sữa chua … Mỗi loại thực phẩm này sẽ có một tác dụng nhất định với hệ tiêu hóa của trẻ.

Chuối có nhiều vitamin, khoáng chất và các enzym tốt cho đường tiêu hóa. Các loại ngũ cốc chứa nhiều axit béo, Omega 3 cũng như nhiều dầu thực vật giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Đặc biệt sữa chua là thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa của trẻ cân bằng… Ngoài các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì cũng có những thực phẩm mẹ nên tránh cho trẻ ăn như thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm gây khó tiêu hóa. Mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, ăn ngay sau khi vừa chế biến để giữ nguyên dinh dưỡng và cho trẻ ăn chín uống sôi.

Xem thêm: Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

3.2. Giữ vệ sinh tốt

Do trẻ nhỏ thường tò mò cầm nắm những vật trẻ thấy hay mút tay, đưa đồ chơi vào miệng… nên mẹ nhắc nhở trẻ không ngậm mút đồ chơi, rửa tay cho trẻ sạch sẽ sau khi chơi xong, sau khi đi ngoài. Chú ý thường xuyên vệ sinh môi trường sống, rửa đồ chơi…

3.3. Tăng cường cho trẻ vận động

Nên khuyến khích trẻ tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng
Nên khuyến khích trẻ tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng

Nếu trẻ thường xuyên vận động sẽ giúp tăng sức đề kháng. Do đó mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời, tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ có trò chơi vận động thích hợp như đá bóng, đạp xe, đánh cầu lông… Việc vận động vào ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm, từ đó trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng đều.

3.4. Bổ sung men vi sinh

Rối loạn tiêu hóa là do đường ruột mất cân bằng, nên một cách cải thiện nhanh tình trạng này là bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ. Mẹ có thể chọn bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh cho trẻ hàng ngày. Men vi sinh sẽ giúp cung cấp các lợi khuẩn cần cho đường ruột của trẻ, từ đó lấy lại cân bằng vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn như tiêu chảy, táo bón, phân sống… và giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu được tối đa các dưỡng chất từ chế độ ăn hàng ngày.

Men vi sinh mẹ chọn nên có cả Probiotics và Prebiotics. Probiotic sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, chống đầy hơi, chướng bụng, nâng cao sức đề kháng cơ thể … Prebiotic chính là FOS – chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Nhờ được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro, nên lợi khuẩn sẽ sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng, nhanh chóng lấy lại cân bằng đường ruột. Chi tiết sản phẩm xem tại đây.

4. Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, quấy khó liên tục,... cha mẹ nên cho bé đi khám
Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, quấy khó liên tục,… cha mẹ nên cho bé đi khám

Mỗi trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân khác nhau, tình trạng rối loạn cũng khác nhau. Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ thường vẫn ăn uống, chơi ngoan và sinh hoạt bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chú ý đến chế độ ăn, giữ vệ sinh và bổ sung men vi sinh cho trẻ hàng ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng rối loạn tiêu hóa. Với trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa có kèm theo các triệu chứng như nôn trớ nhiều, ăn ngủ kém, mệt mỏi, quấy khóc liên tục, tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước, táo bón, chán ăn thì mẹ nên cho trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và có cách điều trị thích hợp.

Do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra với trẻ bất cứ lúc nào cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách như những chia sẻ trên đây chắc chắn mẹ sẽ giúp trẻ chấm dứt tình trạng này an toàn và hiệu quả nhất.

Xem thêm:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.