Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều người với hương vị tươi mát, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhiều người cũng tin rằng nước dừa có khả năng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể nên rất tốt cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. Vậy điều này có đúng không, người bị viêm đường tiết niệu uống nước dừa được không? Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa như thế nào? Các bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Viêm đường tiết niệu uống nước dừa được không?
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, bệnh nhân nên uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) để thận tăng bài tiết nước tiểu và thải vi khuẩn ra ngoài. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống một số loại nước ép từ rau củ quả, trong đó nước dừa có tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm đường tiết niệu.
Nước dừa không đơn thuần chỉ là một thức uống làm mát cơ thể và giải khát trong những ngày nóng nực mà còn mang đến cho cơ thể vô vàn lợi ích, nhất là với người bệnh viêm đường tiết niệu. Điều này là do trong nước dừa có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe như carbohydrate, canxi, photpho, magie, natri, mangan, vitamin C… Đặc biệt, nước dừa có tác dụng thải độc, tăng cường miễn dịch, lợi tiểu, làm sạch và thoáng đường tiểu, bàng quang,… nên có thể sử dụng để hỗ trợ trị bệnh viêm đường tiết niệu.
Do đó, người bệnh có thể uống nước dừa hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên uống lượng vừa đủ, không nên lạm dụng, bởi có thể khiến người bệnh bị tiểu nhiều, càng gây cảm giác đau rát và khó chịu.
2. Các cách uống nước dừa trị viêm đường tiết niệu hiệu quả
Người bệnh viêm đường tiết niệu có thể uống nước dừa nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như rau ngổ, cỏ nhọ nồi để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.
2.1. Uống nước dừa nguyên chất
Uống nước dừa sẽ giúp giảm những triệu chứng của viêm đường tiết niệu như khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt… Loại nước này không chỉ mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe mà còn đào thải được đáng kể độc tố và chất cặn bã ra ngoài.
Bạn chỉ mua quả dừa tươi và lấy nước uống. Nước dừa có vị ngọt thanh mát, hoàn toàn không đắng hay khó uống như nhiều vị thuốc khác. Việc uống nước dừa nguyên chất sẽ giúp các hoạt chất được hấp thụ một cách trọn vẹn nhất.
2.2. Kết hợp nước dừa và mía
Vị ngọt ngào của mía kết hợp với sự thanh mát của nước dừa sẽ tạo thành loại nước uống thơm ngon, vừa giúp đào thải được đáng kể độc tố và chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Nguyên liệu:
- 1 quả dừa
- 1 đoạn mía đỏ
Cách thực hiện:
- Dừa chọn quả bánh tẻ, bổ lấy nước. Mía đỏ thì ép lấy nước.
- Trộn lẫn nước dừa và nước mía rồi uống.
2.3. Nước dừa kết hợp rau ngổ
Theo Y học cổ truyền, rau ngổ có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Khi kết hợp rau ngổ và nước dừa sẽ giúp tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm khi bị nhiễm trùng đường tiểu.
Nguyên liệu:
- 1 quả dừa tươi
- 500g rau ngổ
Cách thực hiện:
- Rau ngổ rửa sạch, để ráo nước. Dừa tươi bổ lấy nước.
- Cho rau ngổ và nước dừa vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước.
- Người bị viêm đường tiết niệu chia hỗn hợp trên thành 3 phần, uống 3 lần/ngày. Tốt nhất, nên uống trước ăn từ 30 – 60 phút.
- Kiên trì áp dụng cách này trong 1 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm đường tiết niệu giảm tích cực.
2.4. Nước dừa và cỏ nhọ nồi
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận gan,… Vị thảo dược này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm nhiễm khuẩn, xuất huyết, đau dạ dày.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g cỏ nhọ nồi
- 100g cỏ mần trầu
- 50g gừng khô
- Nước dừa tươi
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo nước.
- Thái nhỏ nguyên liệu, cho vào chảo sao đến khi khô.
- Cho nước dừa tươi nguyên chất vào, đun khoảng 15 – 20 phút, chắt lấy nước.
- Chia nước vừa đun uống 2 lần/ngày để các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu nhanh chóng thuyên giảm.
3. Lưu ý khi uống nước dừa trị viêm đường tiết niệu
Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước dừa là phương pháp dân gian an toàn, đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ nên uống trung bình 1 quả dừa mỗi ngày. Không nên lạm dụng, bởi điều này có thể tác động tiêu cực lên khả năng bài tiết của thận.
- Chỉ uống nước dừa tươi thay vì các loại nước dừa đóng chai để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Nước dừa tươi cần sử dụng hết trong ngày, không nên để qua đêm để tránh nước bị biến chất.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng hoặc phối hợp với thuốc khác.
- Uống nước dừa chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cần thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, khoa học ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, cay nóng, thức uống có cồn, gas như rượu bia, caffein,…
- Tăng cường tập thể dục, cũng như sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là những thông tin về cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng nước dừa. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm gợi ý để giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh. Hãy nhớ đi thăm khám định kỳ và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm khỏi bệnh nhé.
Bài viết liên quan:
- Các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô tốt nhất
- 3 cách sử dụng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu
Nguồn tham khảo
- [1] Can You Use Coconut Oil to Treat a UTI? https://www.healthline.com/health/coconut-oil-for-uti
- [2] 7 Home Remedies for Urinary Tract Infection (UTI) Symptoms. https://www.everydayhealth.com/urinary-tract-infections/helpful-home-remedies-for-urinary-tract-infections.aspx
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA