Bệnh viêm mũi họng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Vì thế, tìm được cách chữa viêm mũi họng hiệu quả nhất là mong muốn của bất cứ người bệnh nào.
1. Chẩn đoán viêm mũi họng
Bệnh viêm mũi họng do nhiều tác nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất vẫn do virus. Bởi khi cơ thể nhiễm tác nhân gây bệnh, triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày. Triệu chứng viêm mũi họng có thể kéo dài từ 5 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy vào hệ miễn dịch và cũng như biện pháp điều trị.
Muốn điều trị viêm mũi họng nhanh chóng, đúng cách và hiệu quả, người bệnh cần được chẩn đoán theo các bước sau:
- Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ hỏi về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bao gồm đau họng, khó nuốt, ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và nếu có dịch nhầy hoặc dịch dày dùng để điều trị.
- Kiểm tra miệng và họng: Bác sĩ kiểm tra miệng và họng của người bệnh bằng một cây đèn soi, để xác định các dấu hiệu của viêm mũi họng, bao gồm đỏ, sưng, vết loét và các dấu hiệu bề mặt bất thường.
- Kiểm tra cổ: Bác sĩ có thể thấy và kiểm tra cổ của người bệnh để xem có bất thường gì khác như sưng, viêm hoặc các dấu hiệu khác của viêm mũi họng.
- Xét nghiệm vi khuẩn hoặc virus: Nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân viêm mũi họng là do vi khuẩn hoặc virus, yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước bọt hoặc máu để xác định nguyên nhân của bệnh.
- Siêu âm hoặc chụp X-quang: Một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu siêu âm hoặc chụp X-quang liệu viêm mũi họng của bạn có liên quan đến vấn khác như nhiễm trùng phổi.
2. Chữa viêm mũi họng với thuốc Tây y
Thông thường trị viêm mũi họng được bác sĩ chỉ định thuốc Tây, có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh nhanh, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa biến chứng. Các thuốc Tây điều trị viêm mũi họng được bác sĩ chỉ định gồm:
2.1. Thuốc kháng sinh
Chẩn đoán viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Cần dùng kháng sinh đúng, đủ liều và thời gian.
Các nhóm thuốc kháng sinh phổ biến được dùng trong chữa trị viêm mũi họng gồm:
- Kháng sinh Penicilline có loại uống, loại tiêm nhưng điều trị viêm mũi họng chủ yếu dùng đường uống.
- Kháng sinh Amoxicillin dùng điều trị viêm mũi họng do vi khuẩn nhạy cảm của đường hô hấp, thuốc dễ uống và dễ hấp thu.
- Kháng sinh Cephalexin có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn, giảm nhẹ triệu chứng ho, đau, khó chịu ở mũi họng.
- Ngoài ra, bác sĩ của thể dùng một số kháng sinh như Ceftriaxone, Clarithromycin, Erythromycine, …
>> Xem chi tiết: Tổng hợp những loại thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng hiệu quả nhất và lưu ý khi dùng
2.2. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Thuốc Paracetamol được dùng phổ biến trong điều trị viêm mũi họng, cho tác dụng hạ sốt, giảm đau hiệu quả.
2.3. Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm được dùng chữa viêm mũi họng gồm 2 nhóm thuốc:
- Thuốc kháng viêm NSAID có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ vòm cổ họng như Diclfenac, Ibuprofen, …
- Thuốc kháng viêm Corticosteroid có tác dụng kháng viêm trong trường hợp viêm mũi nặng như Dexamethason, Betamethasone, Prednisolone, …
2.4. Thuốc giảm phù nề
Trong điều trị viêm mũi họng thuốc giảm phù nề được sử dụng như Serrationpeptidase, Chymotrypsin, … có tác dụng chống viêm, làm tan đờm, giảm phù nề hiệu quả. Thuốc giảm phù nề có thể dùng dạng ngậm, uống hoặc tiêm đều được.
2.5. Thuốc long đờm
Thuốc long đờm được dùng trong điều trị viêm mũi họng gồm acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazinon, … có tác dụng làm giảm độ đặc, nhớt của đờm, từ đó giúp người bệnh loại bỏ đờm.
2.6. Thuốc làm sạch họng
Thuốc làm sạch được dùng trong chữa viêm mũi họng có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh, tạo pH phù hợp cho vùng họng, làm sạch đường thở. Thuốc súc họng thường dùng như Acid boric, NaCl, NaF, tinh dầu thơm, kẽm sulfat, xylitol,…
2.7. Thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi có tác dụng giảm sưng nề do viêm niêm mạc mũi, làm giảm tắc nghẽn dịch mũi gây khó chịu. Tuy nhiên, không lạm dụng thuốc xịt vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi. Thay vào đó nên ưu tiên sử dụng xịt họng thảo dược an toàn, tránh được tác dụng phụ. Xịt họng thảo dược có chứa thành phần Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh, Cỏ ngọt, Mật ong, Tinh dầu bạc hà, …có tác dụng tại chỗ, giảm sưng đau rát ngứa họng, giảm viêm họng, cải thiện các triệu chứng của khô họng, ho có đờm, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus.
3. Các biện pháp chữa viêm mũi họng tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng cách chữa viêm mũi họng tại nhà để cải thiện, xoa dịu triệu chứng, như:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối để giảm sưng, đau rát cổ họng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, xông hơi để thông tắc dịch đờm, giảm khó chịu cổ họng.
- Uống mật ong pha với nước ấm để làm dịu cổ họng.
- Ăn các món canh, soup ấm nóng.
- Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin C hoặc sản phẩm tăng đề kháng có chứa thành phần Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ, …
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, thuốc lá, hóa chất.
Trên đây là những cách chữa viêm mũi họng tại nhà hiệu quả. Bên cạnh, đó người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa bệnh từ những thói quen khoa học, để tránh bệnh tái phát, tình trạng nặng hơn.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn