Các cách làm tan cục máu đông hiệu quả ngăn ngừa tai biến

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
19 Tháng mười hai 2024

Lần cập nhật cuối:
19 Tháng mười hai 2024

Số lần xem:
1

Cách làm tan cục máu đông sẽ góp phần ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Dưới đây là tổng hợp các cách làm tan cục máu đông mà người bệnh có thể tham khảo để áp dụng.

1. Nguyên nhân hình thành cục máu đông

Cục máu đông xuất hiện khi trong thành mạch có tổn thương
Cục máu đông xuất hiện khi trong thành mạch có tổn thương

Khi thành mạch máu bị tổn thương, cơ thể sẽ có các phản ứng liên tiếp phức tạp để ngăn quá trình chảy máu, hình thành nên các sợi tơ huyết (hay còn gọi là fibrin), chất liệu chính của cục máu đông. Cục máu đông chỉ xuất hiện khi thành mạch có tổn thương và sẽ tan đi sau khi tồn tại trong mạch máu từ 3 – 24 giờ dưới sự phân hủy của men plasmin. Tuy nhiên, ở những người có tế bào nội mô bị tổn thương (thường gặp ở người bệnh bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…) hoặc người bệnh có bất thường về dòng chảy hay thành phần máu, các cục máu đông này có xu hướng hình thành ngay khi mạch máu không đứt rách, chúng tồn tại và phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tan huyết. Cục máu đông cũng có thể hình thành từ trong buồng tim do các nguyên nhân khác nhau như bệnh van tim, rối loạn nhịp tim (rung nhĩ…), khi cục máu đông di chuyển từ buồng tim tới các mạch máu nhỏ nó có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu. Kết quả là gây tắc nghẽn và giảm quá trình lưu thông máu. Nếu một bộ phần trong cơ thể không được tưới máu thường xuyên sẽ có xu hướng hoại tử do thiếu máu cục bộ. Tùy vị trí của huyết khối sẽ gây tắc nghẽn như ở mạch máu tim sẽ gây nhồi máu cơ tim, ở mạch máu não sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

2. Cách làm tan cục máu đông ngừa tai biến mạch máu não

Cách làm tan cục máu đông ngừa tai biến mạch máu não
Cách làm tan cục máu đông ngừa tai biến mạch máu não

Cục máu đông cần được xử lý nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi. Dưới đây là các cách làm tan cục máu đông phổ biến được áp dụng như:

2.1. Phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp nặng, cần can thiệp nhanh. Các thủ thuật chính được sử dụng như:

  • Mở tĩnh mạch để loại bỏ cục máu đông
  • Loại bỏ huyết khối bằng dụng cụ cơ học
  • Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ trong một số trường hợp khi không thể dùng thuốc chống đông.

2.2. Điều trị huyết khối bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là cách làm tan máu đông phổ biến nhất
Điều trị bằng thuốc là cách làm tan máu đông phổ biến nhất

Điều trị bằng thuốc là cách làm tan máu đông phổ biến nhất. Có 4 nhóm thuốc chống huyết khối chính gồm:

  • Nhóm Heparin không phân đoạn và heparin trọng lượng phân tử thấp: Đây là nhóm thuốc thường được dùng qua đường tiêm truyền gồm các hoạt chất như Ardeparin, enoxaparin, Dalteparin, Nadroparin, Tinzaparin và Reviparin,…
  • Nhóm thuốc kháng vitamin K: Gồm những thuốc là dẫn xuất của coumarin như Warfarin, Acenocoumarol, Phenprocoumon và Ethylbiscoumacetate.
  • Nhóm thuốc chống đông uống thế hệ mới: Gồm các hoạt chất như Rivaroxaban, Dabigatran và Apixaban,… Các loại thuốc này gần đây đang được nghiên cứu và tỏ ra có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
  • Nhóm các thuốc chống kết tập tiểu cầu: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất với mục đích phòng ngừa huyết khối ở người bệnh bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,… Các hoạt chất thường gặp trong nhóm thuốc này gồm Aspirin, Clopidogrel và Ticagrelor,…

Ngoài các nhóm thuốc chống huyết khối, thuốc làm tiêu cục máu đông cũng được sử dụng như một liệu pháp điều trị phổ biến. Cơ chế chung của nhóm thuốc này là hoạt hóa plasminogen thành plasmin – men có khả năng làm tan cục máu đông. Các hoạt chất thường gặp trong nhóm này phải kể đến như Alteplase, Tenecteplase và Desmoteplase,…

2.3. Tập thể dục mỗi ngày để máu lưu thông, ngăn ngừa cục máu đông

Tập thể dục mỗi ngày để máu lưu thông, ngăn ngừa cục máu đông
Tập thể dục mỗi ngày để máu lưu thông, ngăn ngừa cục máu đông

Thói quen tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa gây ra cục máu đông. Người bệnh nên tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Các bài tập aerobic giúp tim bơm máu nhanh hơn như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Nên đứng dậy và đi bộ sau mỗi 30-60 phút để kích thích lưu lượng máu nếu phải ngồi lâu do công việc đòi hỏi hay đang trong một chuyến đi dài do việc ngồi lâu có thể gây nguy cơ bị đông máu cao hơn.

2.4. Sử dụng gia vị chống viêm

Lựa chọn ăn những thực phẩm làm tan cục máu đông một cách tự nhiên vừa tốt vừa dễ dàng và tiết kiệm giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối.  Một số loại củ gia vị có tác dụng chống viêm như gừng, nghệ, tỏi. Gừng chứa hợp chất gingerol, giúp ngăn ngừa tiểu cầu dính lại với nhau và hình thành cục máu đông. Gừng cũng chứa chất làm loãng máu và chống viêm tự nhiên, có thể giúp làm tan cục máu đông. Nghệ là một loại gia vị thường được sử dụng trong ẩm thực và cũng là thảo dược có đặc tính chống viêm tự nhiên và làm loãng máu do chứa hợp chất curcumin – dưỡng chất đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa kết dính tiểu cầu và hình thành cục máu đông. Tỏi được biết đến như một loại thực phẩm chống đông máu hiệu quả nhờ giúp làm loãng máu và giảm sự hình thành cục máu đông trong động mạch. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

2.5. Co duỗi bàn chân, cẳng chân

Co duỗi bàn chân, cẳng chân giúp lưu thông máu
Co duỗi bàn chân, cẳng chân giúp lưu thông máu

Nếu không thể đứng dậy như khi đang trên máy bay, nên thử ngọ nguậy các ngón chân, xoay cổ chân, di chuyển chân lên xuống nhiều nhất có thể. Hoặc kéo chân lên ngang ngực giúp kéo dài toàn bộ phần dưới cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn.

2.6. Nâng cao chân hơn tim

Nâng cao chân giúp lưu thông máu tốt hơn và ngăn máu tụ lại ở chân. Nếu đang ngồi trên ghế dài, hãy thử ngả lưng và gác chân lên tay vịn hoặc gối. Hoặc có thể nâng cao phần cuối giường để giữ chân cao trong khi ngủ. Lưu ý không nên đặt gối dưới đầu gối vì có thể hạn chế lưu thông máu xuống chân.

2.7. Tránh ngồi bắt chéo chân

Bắt chéo chân sẽ cản trở sự lưu thông ở phần dưới cơ thể và tăng nguy cơ bị cục máu đông ở chân cao hơn. Chỉ ngồi bắt chéo chân trong vài phút mỗi lần, sau đó bỏ chân ra để duy trì lưu thông máu.

2.8. Mang tất nén

Đây là cách giúp làm tan máu đông nhờ khi dùng tất nén sẽ tạo áp lực lên chân và áp lực này có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tất cũng có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng ở những người đã có cục máu đông.

3. Phòng ngừa cục máu đông thông qua thay đổi lối sống

Phòng ngừa cục máu đông thông qua thay đổi lối sống
Phòng ngừa cục máu đông thông qua thay đổi lối sống

Có thể phòng ngừa cục máu đông nhờ thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Tích cực tập thể dục

Tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp giúp tăng quá trình lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng béo phì, tiểu đường, từ đó hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành huyết khối. Người bệnh nên tránh nằm hoặc ngồi trong thời gian dài. Nếu tình trạng sức khỏe không cho phép thì người bệnh nên vận động nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Bổ sung các thực phẩm có lợi vào khẩu phần ăn hàng ngày

Một số loại thực phẩm chứa các hoạt chất có khả năng nuôi dưỡng thành mạch, hạn chế quá trình xơ vữa, đứt rách mạch máu như hành tây, tảo, đậu tương, gừng, nấm mộc nhĩ, nghệ và tỏi…Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu omega 3 là các loại cá béo, các loại hạt và giảm ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào và đồ uống có cồn sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh đông máu. Đồng thời kiểm soát lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thuốc

Nên hạn chế hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu vì có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bằng thuốc.

Để phòng các bệnh về mạch máu, huyết khối hay cục máu đông thì có thể sử dụng viên uống Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega-3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Trên đây là các cách làm tan cục máu đông, với cách điều trị huyết khối bằng thuốc thì người bệnh cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc, dừng hoặc đổi loại thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc sử dụng thuốc điều trị cục máu đông có thể có tác dụng phụ, hay gặp nhất là tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh. Thuốc điều trị huyết khối có thể xảy ra tương tác thuốc với rất nhiều nhóm thuốc khác nhau. Do đó, nên báo với bác sĩ trước khi tiếp nhận điều trị đồng thời với bất kỳ một thuốc nào khác. Thường xuyên làm xét nghiệm chỉ số đông máu INR để kiểm soát sự đáp ứng thuốc, từ đó có sự điều chỉnh liều cho phù hợp với tình trạng của người bệnh.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận