Cùng tìm hiểu cách làm tan huyết khối trong nội dung dưới sau, đây là cách áp dụng để ngăn ngừa tai biến vì huyết khối.
1. Điều trị cục máu đông bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật
Với những trường hợp nặng, cách làm tan huyết khối khi cần can thiệp ngay lập tức, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phẫu thuật, các phương pháp chủ yếu bao gồm:
- Mở tĩnh mạch để loại bỏ cục máu đông
- Sử dụng dụng cụ cơ học để loại bỏ huyết khối
- Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ trong một số trường hợp khi không thể sử dụng thuốc chống đông.
2. Điều trị bệnh huyết khối bằng thuốc
Điều trị bệnh huyết khối bằng thuốc là phương pháp phổ biến và hiệu quả. Các loại thuốc chống huyết khối có công dụng giúp điều hòa quá trình đông máu trong cơ thể. Có bốn nhóm chính của thuốc chống huyết khối:
- Nhóm Heparin không phân đoạn và heparin trọng lượng phân tử thấp: Đây là loại thuốc thường được tiêm truyền và bao gồm các hoạt chất như Ardeparin, Enoxaparin, Dalteparin, Nadroparin, Tinzaparin, và Reviparin.
- Nhóm thuốc kháng vitamin K: Nhóm này bao gồm các thuốc là dẫn xuất của coumarin như Warfarin, Acenocoumarol, Phenprocoumon và Ethyl Biscoum Acetate.
- Nhóm thuốc chống đông uống thế hệ mới: Đây là loại thuốc mới được nghiên cứu và cho thấy nhiều ưu điểm, được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam, gồm các hoạt chất như Rivaroxaban, Dabigatran và Apixaban.
- Nhóm các thuốc chống kết tập tiểu cầu: Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất với mục đích phòng ngừa huyết khối trong các trường hợp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, và bệnh mạch vành. Các hoạt chất phổ biến trong nhóm này bao gồm Aspirin, Clopidogrel và Ticagrelor.
Bên cạnh các nhóm thuốc chống huyết khối thì thuốc làm tan cục máu đông được sử dụng như một phương pháp điều trị phổ biến. Cơ chế chung của nhóm này là kích thích plasminogen thành plasmin, men có khả năng tan cục máu đông. Các hoạt chất phổ biến trong nhóm này bao gồm Alteplase, Tenecteplase, và Desmoteplase.
Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc nào. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định tránh tự ý sử dụng, dừng hoặc thay đổi loại thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc sử dụng thuốc điều trị cục máu đông có thể gây ra tác dụng phụ, với tác động phổ biến nhất là tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh, nên để giảm thiểu những tác động không mong muốn này, người bệnh cần tuân thủ một số quy tắc sau đây:
- Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Người bệnh không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc một cách đột ngột mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Thông báo với bác sĩ về thuốc đang dùng: Thuốc điều trị cục máu đông có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác do đó hãy thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, bao gồm cả thuốc không đòi hỏi kê đơn, trước khi bắt đầu bất kỳ điều trị nào khác.
- Hạn chế tác động gây chảy máu: Việc sử dụng thuốc chống đông có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần cẩn trọng và thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng thuốc khi chuẩn bị cho bất kì thủ thuật nào.
- Kiểm soát chỉ số đông máu INR thường xuyên: Quá trình kiểm soát chỉ số đông máu INR sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phản ứng của cơ thể với thuốc. Kết quả này sẽ giúp điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh.
3. Cách làm tan huyết khối thông qua thay đổi lối sống
Huyết khối nếu không được xử lý sớm và kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe. Bạn nên “bỏ túi” vài biện pháp giúp làm tan huyết khối để phòng ngừa tai biến.
Hạn chế mặc quần áo quá chật là cách làm tan cục máu đông
Người bệnh nên tránh mặc quần áo bó sát cũng là cách tạo điều kiện thuận lợi cho máu huyết lưu thông, hỗ trợ làm tan cục máu đông tốt nhất. Các loại quần bó như skinny, jeans… không tốt cho lưu thông máu. Hãy chọn quần ống loe hoặc quần mặc khi tập thể thao. Những loại trang phục này vừa thoải mái mà lại tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
Ngâm mình trong bồn tắm có muối Epsom
Muối Epsom được biết đến với công dụng hỗ trợ lưu thông máu thuận lợi, góp phần ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Người bệnh hãy ngâm mình trong bồn tắm với muối Epsom giúp thư giãn rất hiệu quả.
Tập thể dục cường độ cao
Người bệnh nên vận động, tập thể dục thường xuyên cũng là cách giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong cơ thể. Các hoạt động sẽ giúp máu huyết lưu thông, tránh duy trì một tư thế quá lâu dù là ngồi, đứng hay nằm. Hãy chọn bài tập yêu thích và phù hợp với thể lực người bệnh. Tập thể dục cũng giúp giữ duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì – nguyên nhân gây huyết khối.
Hãy dừng chân sau mỗi 2 giờ lái xe để vận động và vươn duỗi cơ thể
Việc ngồi xe nhiều khiến nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể tăng cao hơn. Nếu phải ngồi xe đường trường thì hãy nhớ sắp xếp để dừng lại nghỉ ngơi thường xuyên, tìm cách ra khỏi xe để vươn duỗi tứ chi, đi bộ xung quanh. Đây cũng là cách làm tan cục máu đông đơn giản mà mang lại hiệu quả bất ngờ.
Ăn các thực phẩm làm tan cục máu đông
Hãy lựa chọn những thực phẩm làm tan cục máu đông một cách tự nhiên vừa tốt lại vừa dễ dàng như thêm tỏi sống, bột nghệ và trà ginkgo vào khẩu phần ăn uống hàng ngày sẽ giảm được nguy cơ hình thành cục máu đông.
Thực hiện các động tác co duỗi ngón chân và xoay cổ chân
Nếu thường xuyên ngồi một chỗ làm việc có thể làm giảm lưu thông máu ở chân.Nếu không thể đi bộ loanh quanh có thể ngồi tại chỗ xoay mắt cá chân, bàn chân, co duỗi ngón chân để máu dễ lưu thông hơn ở những khu vực này.
Mang vớ áp lực y khoa
Nếu chân dễ bị sưng và lưu thông máu kém, thì người bệnh có thể mang vớ áp lực y khoa để cải thiện tình hình. Các loại vớ này có nhiều kích cỡ, màu sắc và giúp tăng lưu lượng máu ở chân. Các bác sĩ thường khuyên người bị giãn tĩnh mạch hoặc người lưu thông máu kém đeo loại vớ này thường xuyên.
Thoa dầu hoa cúc (helichrysum oil) lên da – Thuốc tan cục máu đông
Helichrysum là loại hoa có tác dụng làm loãng máu, chống viêm vô cùng hiệu quả. Những công dụng này khiến hoa cúc (helichrysum) trở thành một phương thuốc tan cục máu đông một cách tự nhiên vô cùng lý tưởng, góp phần ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Hãy thoa một vài giọt tinh dầu lên khu vực tuần hoàn máu kém để kích thích lưu thông máu.
Thường xuyên nâng chân lên vị trí cao hơn so với tim
Cách làm tan huyết khối đơn giản, dễ thực hiện nhất là kê chân cao hơn tim. Người bệnh có thể nằm ngửa, nhấc chân cao lên tựa vào tường sao cho chân cao hơn vị trí của phần đầu và trái tim chừng 15cm. Bài tập này rất tốt cho cơ thể sau một ngày dài ngồi nhiều.
Tránh bắt chéo chân
Người có nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể cao nên tránh ngồi bắt chéo chân nhất là trong thời gian dài. Khi làm việc hãy tìm cách vận động thường xuyên để cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Đừng tạo áp lực quá lớn lên đôi chân vì điều này không hề tốt cho lưu thông máu. Tạo tư thế mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn khi ngồi.
Hạn chế hút thuốc và rượu bia
Hút thuốc lá và uống rượu bia có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bằng thuốc. Do đó, việc hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố này sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
Ngoài các cách trên đây thì để hỗ trợ điều trị, phòng bệnh huyết khối người bệnh nên dùng thêm sản phẩm viên uống Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Cùng với Omega-3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Hi vọng những cách làm tan huyết khối được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh thêm hiệu quả.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn