Hen suyễn là một căn bệnh đường hô hấp mãn tính gây khó khăn trong việc thở và những triệu chứng khó chịu khác, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn hãy chủ động thực hiện các cách phòng ngừa bệnh hen suyễn để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe hô hấp tốt.
1. Những triệu chứng của bệnh hen là gì?
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý đường hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh sẽ phản ứng dữ dội dẫn đến co thắt cơ trơn phế quản gây ra triệu chứng khó thở, tức ngực, ho, khò khè,…
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như lao, giãn phế quản, COPD,… Dưới đây là các triệu chứng hen phế quản phổ biến nhất:
- Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Khó thở, thở khò khè, tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở.
- Đau thắt ngực, tức ngực cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
- Thở nhanh, thở gấp, triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..,
- Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi,…
2. Phòng ngừa bệnh hen suyễn như thế nào?
Để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc hen phế quản, bạn hãy tuân thủ một số biện pháp phòng và dự phòng hen phế quản dưới đây:
2.1. Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách và thường xuyên
Giữ vệ sinh cá nhân là một trong những cách đơn giản giúp loại bỏ vi khuẩn và virus trên da, góp phần quan trọng trong việc phòng tránh hen phế quản và các bệnh về đường hô hấp khác. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi – họng hàng ngày bằng nước muối ấm để giảm cơ hội lây lan mầm bệnh. Trong điều kiện di chuyển bên ngoài không thuận tiện để rửa tay bằng xà phòng có thể sử dụng các sản phẩm sát khuẩn tay nhanh như gel, nước rửa tay khô. Trước khi chạm tay vào mắt, mũi hay miệng phải chắc chắn rằng bạn đã rửa hoặc vệ sinh bàn tay một cách cẩn thận.
2.2. Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn
Cách phòng ngừa hen suyễn đơn giản nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này như:
- Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ bị dị ứng thì hãy tránh tiếp xúc với lông của các loại động vật như chó, mèo, chim cảnh…
- Đeo khẩu trang khi ra đường: Đây là thói quen đơn giản, an toàn và không tốn kém giúp bạn ngăn ngừa hen phế quản cũng như một số bệnh lý đường hô hấp khác. Đeo khẩu trang giúp giảm thiểu đáng kể sự tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào đường thở.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ… có thể khiến cơn hen nặng hơn. Do đó, những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.
- Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Hãy đảm bảo căn nhà của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát. Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Tránh tình trạng bám bụi, vi khuẩn, và các tác nhân gây kích thích đường hô hấp. [1]
2.3. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh
Các bệnh lý đường hô hấp xuất hiện nhiều hơn khi không khí lạnh tràn về hoặc vào khoảng thời gian giao mùa. Vì đó là điều kiện thuận lợi để các tác nhân có hại phát triển và gây bệnh. Chính vì thế, cách phòng chống hen suyễn vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh là bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.
2.4. Tập thể dục hợp lý
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ duy trì thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập luyện quá sức hoặc tập trong thời tiết lạnh giá.
Hãy chọn các bộ môn thể thao mà bản thân yêu thích như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,… để duy trì sự linh hoạt cho cơ phổi và cải thiện sức khỏe tổng thể.
2.5. Ăn uống đủ chất và tránh mất nước
Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn đơn giản mà hiệu quả cao là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để cơ thể nâng cao sức đề kháng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Tích cực bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng. Đồng thời cần tránh các thực phẩm gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen phế quản. [2]
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày. Điều này sẽ giúp làm ẩm đường thở và long đờm dễ hơn.
2.6. Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi
Trên một cơ địa mắc bệnh hen phế quản, khi bị cúm có thể làm khởi phát đợt hen cấp và làm cho các triệu chứng hen trở nên trầm trọng hơn. Do đó, để phòng bệnh hen phế quản bạn nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm để chống lại virus cúm.
Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng phế cầu để giảm nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu, đây là biến chứng liên quan đến cúm nặng có thể gây tử vong.
2.7. Thực hiện tầm soát hen
Việc tầm soát hen và COPD sẽ giúp phát hiện sớm bệnh để có phương hướng khắc phục phù hợp, giúp phòng tránh hoặc hạn chế tối đa những khó chịu mà bệnh gây ra. Khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ được chỉ định khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp, chụp X-quang phổi, đo chức năng hô hấp và xét nghiệm công thức máu,… để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.
Bên cạnh đó, giữ đường thở thông thoáng, làm sạch chất nhầy, dị vật ở mũi cũng là một biện pháp phòng chống hen suyễn hiệu quả. Người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Trẻ em cũng nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng bằng cách dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Từ đó phòng tránh được các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.
Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh hen suyễn giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào, hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm để điều trị và kiểm soát căn bệnh này tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Người bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
- Các cách chữa trị bệnh hen suyễn hiệu quả giúp cắt cơn nhanh
Nguồn tham khảo:
- [1] Tips for Asthma Prevention https://www.webmd.com/asthma/asthma-prevention
- [2] Preventing Asthma https://aafa.org/asthma/asthma-prevention/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn