Ở độ tuổi 13, nam và nữ giới đều đã bước vào giai đoạn dậy thì – giai đoạn vàng tăng trưởng thể chất đặc biệt là chiều cao vượt trội. Vậy có những biện pháp nào có thể hỗ trợ kéo dài xương giúp trẻ sớm đạt chiều cao vượt trội nhanh chóng? Hãy cùng khám phá cách tăng chiều cao tuổi 13 ngay trong bài viết bên dưới nhé.
1. Chiều cao trung bình của trẻ 13 tuổi
Chiều cao ở tuổi 13 có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố yếu tố, bao gồm gen, dinh dưỡng và khả năng hoạt động thể chất. Không có chiều cao cụ nào có thể được xem là chuẩn ở tuổi 13, vì mỗi người phát triển theo thể trạng nhất định. Tuy nhiên, có thể sử dụng các bảng chuẩn cân nặng và chiều cao để so sánh với bảng thống kê dữ liệu trung bình của trẻ em cùng độ tuổi.
1.1. Chiều cao và cân nặng trung bình của bé gái 13 tuổi
Khác với nam giới, nữ giới ở độ tuổi này có sự phát triển chiều cao vượt bậc, vì đang trong đỉnh cao giai đoạn dậy thì. Thông thường, nữ giới sẽ dậy thì sớm hơn từ 1-2 năm so với nam giới. Ở độ tuổi 13, nữ giới sẽ có chiều cao chuẩn là 1m56,7 và cân nặng là 45,8kg.
1.2. Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ em trai
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chiều cao của nam giới ở độ tuổi 13 là 1m56,2 và cân nặng là 45,3kg. Trẻ có thể cao hoặc thấp hơn từ 1-7cm đổ lại, nếu có vóc dáng thấp hơn, cha mẹ có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ.
2. Nguyên nhân khiến chiều cao không đạt chuẩn ở tuổi 13
Tăng chiều cao ở tuổi 13 là sự kết hợp giữa gen, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số yếu tố có thể tác động ít nhiều đến hiệu suất phát triển chiều cao trong tương lai của trẻ.
2.1. Di truyền từ ba mẹ
Di truyền là một trong những yếu tố nổi bật góp phần quyết định chiều cao của một người. Theo nguyên tắc chung, chiều cao của trẻ có thể được dự đoán dựa trên chiều cao của ba mẹ và được cho là gần bằng chiều cao trung bình giữa ba và mẹ.
Gen không phải là yếu tố dự đoán duy nhất về chiều cao của một người. Trong một số trường hợp, một đứa trẻ có thể cao hơn nhiều so với ba mẹ và những người thân khác hoặc trẻ cũng có thể thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình.
Sự khác biệt chính như vậy có thể được giải thích bởi các yếu tố khác bên ngoài gen của một người góp phần vào khả năng tăng chiều cao.
2.2. Dinh dưỡng
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng trong những năm tháng đang phát triển là rất quan trọng trong quá trình phát triển của con người, bao gồm cả chiều cao.
Một chế độ ăn uống dựa trên toàn bộ thực phẩm bổ dưỡng có thể đảm bảo sự phát triển chiều cao mà gen đã quy định. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng, khả năng trẻ có tầm vóc thấp hơn so với ba mẹ là điều có thể xảy ra.
Ăn uống lành mạnh không phải là điều quá đơn giản đối với tất cả các gia đình. Trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội kém có thể có nguy cơ thiếu khả năng tiếp cận dinh dưỡng, cùng với việc kém tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Điều này có thể góp phần làm cho chiều cao thấp hơn.
2.3. Giới tính
Ban đầu các bé trai phát triển chậm hơn các bé gái, do sự khác biệt về cột mốc tuổi dậy thì. Tuy nhiên nhìn chung, nam giới trưởng thành có xu hướng cao hơn trung bình 14cm so với nữ giới trưởng thành.
2.4. Nội tiết tố
Trong giai đoạn dậy thì, nội tiết tố rất cần thiết để điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, bao gồm hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng ở người và hormone sinh dục như testosterone và estrogen.
Bất kỳ sự bất thường nào trong các hormone này đều có thể làm thay đổi sự phát triển cũng như chiều cao tổng thể của trẻ. Nếu các bé bị suy giáp hoặc rối loạn tuyến yên, trẻ có thể thấp hơn chiều cao trung bình của ba mẹ.
Trong một số trường hợp hiếm, rối loạn nội tiết tố có thể góp phần làm cho trẻ cao hơn bình thường. Ví dụ, chứng người khổng lồ là do trẻ có quá nhiều hormone tăng trưởng được tạo ra bởi các khối u tuyến yên.
2.5. Rối loạn bẩm sinh
Một số tình trạng xuất hiện khi sinh ra có thể quy định chiều cao của một người. Ví dụ, achondroplasia là một chứng rối loạn phát triển xương hiếm gặp, xảy ra trong gia đình, làm cho cơ thể bị thấp lùn.
Một rối loạn bẩm sinh khác có thể gây ra tầm vóc thấp được gọi là hội chứng Turner. Tình trạng hiếm gặp này khiến trẻ chậm dậy thì. Không giống như achondroplasia, hội chứng Turner không xảy ra trong gia đình.
Các rối loạn bẩm sinh khác làm cho trẻ cao lớn hơn bình thường bao gồm các hội chứng Marfan và Klinefelter. Hội chứng Marfan gây ra bởi sự mở rộng mô liên kết, trong khi hội chứng Klinefelter xảy ra khi nam giới được sinh ra với một bản sao bổ sung của nhiễm sắc thể X.
3. Cách giúp tăng chiều cao ở tuổi 13 hiệu quả
Tuổi 13 đang trong độ tuổi dậy thì, với nữ từ 10-16 tuổi, nam từ 12-18 tuổi (theo viện Dinh dưỡng Quốc gia). Ở giai đoạn này, trẻ có sự bứt phá mạnh mẽ về thể chất và chiều cao. Đây là giai đoạn rất quan trọng, là “bước đệm” để các thời điểm tăng trưởng tiếp theo diễn ra thuận lợi và tối ưu.
Ở độ tuổi 13, hormone tăng trưởng GH tiết ra nhiều hơn, kích thích xương và sụn phát triển. Khối lượng, kích thước và mật độ khoáng chất của xương có thể tăng lên khoảng 4%, chiều cao tăng “thần tốc” từ 8-15 cm.
Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi con chuyển lên học cấp 2, nên xây dựng “chiến lược” tăng chiều cao cho tuổi 13 tỉ mỉ từ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, đến giấc ngủ để trẻ có vóc dáng lý tưởng.
3.1. Ăn uống khoa học
Chế độ ăn cần thiết để trẻ tăng chiều cao ở tuổi 13 nên đầy đủ và hợp lý, có đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó cần chú trọng các dưỡng chất dưới đây để trẻ có thể phát triển chiều cao nhờ dinh dưỡng hàng ngày:
- Canxi: Đây là khoáng chất thiết yếu giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp cũng như giúp xương của trẻ dài ra. Canxi có nhiều trong các loại rau xanh như cải bó xôi và kale hoặc có nhiều trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Protein: Protein sạch có trong các loại thịt gia cầm trắng, các sản phẩm từ đậu nành, sữa và cá cũng giúp tăng cơ bắp.
- Vitamin D: Để tăng chiều cao ngoài việc bổ sung Canxi thì còn cần cả vitamin D có tác dụng hấp thu canxi tốt hơn. Vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như cá, các loại nấm, sữa và sò.
- Kẽm: Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến việc chậm phát triển ở các bé trai. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như cua, hào, bí đỏ, hạt bí, thịt cừu và các loại hạt…
3.2. Ngủ đủ giấc
Để tăng chiều cao ở tuổi 13 tốt nhất, giấc ngủ chất lượng là vô cùng quan trọng. Thời gian ngủ không chỉ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo sau 1 ngày mà còn là thời điểm tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng trong đó có hormone tăng chiều cao. Trẻ cao lớn nhanh được là nhờ hormone tăng trưởng, mà loại hormone này được tiết ra chủ yếu vào ban đêm, đặc biệt là khung giờ “vàng” từ 11 giờ đêm đến 2-3 giờ sáng trong điều kiện ngủ sâu giấc. Trẻ nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 tiếng/ngày và ngủ sớm trước 10h hàng tối để có thể ngủ sâu vào lúc 11h vì thời gian từ 11h đến 1h sáng là lúc tuyến yên bắt đầu hoạt động.
Muốn trẻ đi ngủ sớm và có giấc ngủ ngon nhất, phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng trước khi đi ngủ. Đồng thời phòng ngủ của trẻ nên sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh.
3.3. Uống nhiều nước
70% trọng lượng cơ thể chúng ta là nước, là đủ biết tầm quan trọng của nước như thế nào. Muốn trẻ tăng chiều cao ở tuổi 13 nhanh nhất, ba mẹ cần cho con uống đủ nước khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày. Nước vừa giúp loại bỏ độc tố, cải thiện hệ tiêu hóa, vừa tăng cường trao đổi chất, giúp các khoáng chất thẩm thấu sâu vào từng tế bào cơ thể. Nhờ vậy, trẻ lớn lên khỏe mạnh, cao ráo.
Bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm nước ép, ăn nhiều trái cây, rau củ mọng nước bên cạnh mỗi nước lọc, như dưa hấu, cam, bưởi, nho,… Hình thức này vừa giúp cung cấp đủ nước lại còn bổ sung được chất xơ, vitamin, khoáng chất lành mạnh từ rau củ, thúc đẩy thể lực phát triển tối ưu.
Tuy nhiên, phụ huynh không nên cho con uống nước uống có ga ở giai đoạn dậy thì. Vì các thành phần hóa học trong loại đồ uống này ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của trẻ, có thể gây giòn xương, loãng xương, sức khỏe yếu.
3.4. Tắm nắng
Tắm nắng là thói quen tốt, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Nhờ lượng vitamin D này mà cơ thể có thể hấp thu tối đa canxi từ thức ăn và giúp tuổi 13 tăng chiều cao hiệu quả. Ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D dưới da thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím. Vitamin D phối hợp với hormone PTH kích thích chuyển hóa canxi và phốt pho đến xương tốt hơn, giúp xương dài nhanh, chắc khỏe, dẻo dai, từ đó nâng cao tầm vóc cho trẻ.
Vì vậy, hãy cho trẻ phơi nắng 15-30 phút mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn, có thể “một công đôi việc” bằng cách kết hợp tham gia các hoạt động vui chơi thể dục thể thao ngoài trời vào khung giờ này luôn.
3.5. Giữ tư thế chính xác
Một trong những bí quyết tăng chiều cao ở tuổi 13 đó là thói quen giữ thẳng lưng và cột sống. Tư thế chính xác không chỉ bảo vệ cột sống của bé, tránh rủi ro và chấn thương có thể xảy ra, mà còn giúp trẻ cao lên trông thấy. Tư thế đứng, ngồi, nằm sai có thể khiến cột sống bị cong vẹo, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Bên cạnh đó, dù bé có cao nhưng nếu không tập thẳng lưng mà để bị gù, nghiêng thì nhìn trẻ cũng có vẻ thấp hơn nhiều.
Do vậy, bố mẹ cần rèn cho trẻ đi đứng, nằm ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, đầu cổ thẳng trục với sống lưng. Khi ngủ tránh gối đầu quá cao hoặc nằm nghiêng lâu, tốt nhất là nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng thoải mái.
3.6. Nhảy dây – Cách tăng chiều cao nhanh ở tuổi 13
Làm sao để cao lên ở tuổi 13? Hãy cho trẻ nhảy dây. Đây là một trong những bài tập tăng chiều cao hiệu quả hàng đầu. Động tác bật nhảy, sự co duỗi của hai chân sẽ giúp tăng khối lượng xương, kích thích xương chân phát triển đồng thời tăng sự linh hoạt, nhanh nhẹn của cơ thể. Tuổi 13 cần nhảy dây trong 5 – 10 phút, lặp lại nhiều lần với những khoảng nghỉ ở giữa sẽ rất tốt cho sự phát triển đôi chân của trẻ.
3.7. Cẩn thận khi sử dụng thực phẩm chức năng
Nhiều cha mẹ chọn hỗ trợ tăng chiều cao cho con em mình bằng thực phẩm chức năng. Nếu chọn đúng sản phẩm thì sẽ đem đến hiệu quả tăng chiều cao, tuy nhiên do trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng giúp tăng trưởng chiều cao của trẻ mà chưa được kiểm chứng… dó đó cha mẹ nên cẩn thận khi chọn sản phẩm tăng chiều cao.
Sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao cho tuổi 13 nên có Canxi, vitamin D3, MK7 và Chondroitin cùng các dưỡng chất như Mangan, Magie, Silic, Boron, DHA, EPA…
3.8. Đạp xe – Cách tăng chiều cao nhanh ở tuổi 13
Đạp xe đòi hỏi đôi chân của trẻ phải liên tục co duỗi để đạp bàn đạp, do vậy cũng giúp cho chiều dài đôi chân được kích thích phát triển. Nên điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của trẻ, không để thấp quá làm trẻ đạp chùng chân. Yên xe ở chiều cao thích hợp sẽ khiến chân phải duỗi ra nhiều hơn để chạm được bàn đạp.
4. Những thói quen không tốt tuổi 13 cần tránh
Muốn tăng chiều cao, tuổi 13 cần tránh những thói quen không tốt như:
- Không nên ăn thức ăn nhanh, các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga… vì những thực phẩm này chứa nhiều gia vị, chất bảo quản và là nguyên nhân gây tăng cân và ức chế sự phát triển của xương, tăng quá trình đào thải canxi…
- Không nên để tuổi 13 ngồi lâu một chỗ, chơi đồ điện tử, vào mạng… trẻ mải chơi nên sẽ không có cơ hội vận động hoặc mải chơi nên ngủ muộn.
8 cách giúp trẻ tăng chiều cao ở tuổi 13 có thể xem như cuốn cẩm nang mini bỏ túi cho nhiều bậc cha mẹ, từ đó có sự chủ động chuẩn bị để giúp con em mình nắm bắt các cơ hội tăng tốc phát triển chiều cao toàn diện.
Phần tiếp theo: 10+ cách tăng chiều cao ở tuổi 14 cho cả nam và nữ
Nguồn tham khảo
- [1] When Do Boys Stop Growing? https://www.parents.com/kids/development/physical/when-do-boys-stop-growing/
- [2] Growth and Your 13- to 18-Year-Old. https://kidshealth.org/en/parents/growth-13-to-18.html
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn