Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bà bầu được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc trị cảm cúm trong suốt thai kỳ. Dưới đây là những cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn mà bạn có thể tham khảo.
1. Mối nguy lớn khi bị cảm cúm trong thời kỳ mang thai
Bệnh cúm là một trong những bệnh khó tránh nhất đối với phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu, phụ nữ mang thai khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn, nguy cơ bị biến chứng cũng cao hơn người bình thường. [1]
Nếu không được chữa trị sớm, mẹ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp một số biến chứng như nhiễm trùng máu dẫn đến giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên những biến chứng này ít xảy ra hơn.
Bà bầu bị cảm cúm không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi. Lâu ngày có thể có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu, em bé sinh ra cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác.
Đặc biệt, sử dụng thuốc cảm cúm khi mang thai có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm gan, độc tố cho thai nhi, suy giảm khả năng miễn dịch của thai nhi, làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến thai nhi và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh.
Chính vì vậy, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh cúm hãy đi khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
2. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn, lành tính và dễ thực hiện
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tránh dùng thuốc. Đây là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng những cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản hiệu quả dưới đây:
2.1. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Để chữa cảm cúm khi mang thai nhanh nhất, mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể, tránh tắm muộn và nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, bài tiết độc tố.
Bà bầu cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để mau chóng khôi phục lại năng lượng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Và để tình trạng nghẹt mũi không ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bà bầu nên kê cao gối khi ngủ. Không gian lý tưởng để phụ nữ mang thai nghỉ ngơi đó là nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa, cố gắng ngủ đủ và sâu giấc.
2.2. Tạo không khí ẩm giúp thông thoáng mũi
Mẹ bầu bị cúm rất dễ gặp phải tình trạng sổ mũi và cổ họng bị khô. Nếu không khí trong nhà bạn khô thì hãy bật máy tạo độ ẩm phun sương để giúp làm ẩm không khí, giảm nghẹt mũi và ho. Lưu ý: Đảm bảo giữ thiết bị sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.
Điều quan trọng là phải giữ không gian xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế khí lạnh tiếp cận bệnh nhân để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
2.3. Uống chanh mật ong
Chanh chứa nhiều vitamin C, có cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nước chanh được cho là làm yếu virus cảm cúm trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước chanh cũng giúp giảm đờm.
Mật ong cũng được biết đến để tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu bạn bị đau họng, uống mật ong sẽ làm dịu và giúp giảm các triệu chứng nhanh hơn nhờ đặc tính kháng khuẩn.
Hỗn hợp chanh và mật ong sẽ chữa cảm cúm đối với phụ nữ có thai một cách an toàn và hiệu quả. [2]
2.4. Dùng túi chườm nóng và lạnh quanh xoang bị tắc nghẽn
Mẹ bầu nên mua túi chườm nóng hoặc lạnh ở hiệu thuốc hoặc tự làm.
Cách làm:
- Chườm nóng: Lấy một chiếc khăn ẩm và làm nóng nó trong lò vi sóng trong khoảng một phút.
- Chườm lạnh: Một túi đậu đông lạnh nhỏ cũng có tác dụng như một túi chườm lạnh.
2.5. Xì mũi thường xuyên và đúng cách
Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng cách thông mũi thường xuyên vì triệu chứng của bệnh cảm cúm thường kèm theo ngạt mũi. Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nội tiết thay đổi cùng sự gia tăng lưu lượng máu khiến bà bầu hay bị ngạt mũi. Cách đơn giản và hiệu quả ngay đó là xì mũi.
Mẹ bầu nên ấn nhẹ 1 bên cánh mũi và xì mũi bằng bên còn lại để tránh việc xì mạnh áp lực không khí gây đau nhức tai.
2.6. Tắm hơi ướt
Thay vì ngâm mình trong bồn tắm nước nóng với nhiều rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi, bạn chỉ nên tắm nước ấm và thư giãn nhẹ bằng cách xông hơi để làm thông đường mũi. Làn hơi từ nước ấm sẽ giúp đường thở được thông thoáng, đồng thời làm loãng dịch nhầy, giúp cơ thể tống xuất chúng ra dễ dàng hơn. [3]
2.7. Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng cách uống nước lá kinh giới, tía tô
Theo Đông y, lá tía tô, lá kinh giới có tính ấm, vị cay, chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, trị cảm gió, chữa sốt nóng, giảm ho, làm dịu cơn đau đầu, giúp dễ thở. Sử dụng lá tía tô là một trong những cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn, đơn giản được nhiều người áp dụng.
Mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô:
- Cách 1: Lá tía tô, lá kinh giới mỗi thứ 1 nắm, đun cùng 3 bát nước. Uống làm 2 lần trong ngày, nên uống khi còn ấm.
- Cách 2: Nấu cháo tía tô, kinh giới cùng trứng gà. Ăn 3 lần mỗi tuần để bồi bổ cơ thể và cải thiện các triệu chứng cảm cúm khi mang thai.
2.8. Xông mặt bằng thảo dược lành tính
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tức thời trong việc điều trị một số triệu chứng cảm cúm như: nghẹt mũi, cảm, sốt,…
Xông mặt bằng lá thuốc sẽ giúp mẹ bầu bị cảm cúm thoải mái hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn. Mẹ bầu có thể sử dụng một vài loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… để nấu nước xông. Nồi nước xông nên có khoảng 5 – 7 loại, mỗi loại khoảng 50g – 100g.
Cách xông mặt: Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút, sau đó mở hé nắp nồi cho hơi nóng thoát ra dần dần, mẹ bầu hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, sau đó lấy khăn lau cho khô mặt. Xông hơi xong mẹ bầu hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối.
2.9. Ăn cháo trứng nóng là chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả
Bà bầu bị cảm cúm nên ăn cháo trứng thêm hành lá và tía tô sẽ giúp trị cảm cúm khi mang thai hiệu quả. Tía tô tính ấm, hành lá tính bình, đều giúp tan lạnh, giảm nôn, trị cảm. Trứng gà giàu protein, canxi, sắt, DHA giúp phục hồi thể lực. Ăn món cháo trứng gà và tía tô, hành lá nóng hổi sẽ giúp bà bầu toát mồ hôi, giải cảm nhanh.
Cách nấu cháo trứng trị cảm cúm cho bà bầu:
- Mẹ ninh nhừ cháo trắng, rồi cho trứng vào khuấy đều. Nêm gia vị vừa ăn.
- Thêm hành lá, tía tô thái nhỏ, đảo đều rồi tắt bếp. Ăn nóng.
2.10. Uống nước tỏi
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà, nhưng cũng là một bài thuốc trị cảm cho bà bầu hiệu quả. Không chỉ chứa thành phần kháng sinh Allicin, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh, tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu.
Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin A, B, C, D và nhiều khoáng chất quan trọng như i-ốt, canxi, magie,….Chính vì vậy, tỏi không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn hỗ trợ phòng tránh các dịch bệnh khác như cúm.
Khi bị cảm cúm, mẹ bầu hãy giã nát một vài tép tỏi, hòa vào cốc nước rồi uống trực tiếp sẽ khỏi bệnh rất nhanh.
Lưu ý: Trong quá trình mang thai, chị em nên thêm tỏi vào thực đơn ăn uống của mình.
2.11. Bổ sung vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế khi mang thai bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin C để tăng khả năng phòng bệnh. Hãy thường xuyên ăn những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… Nếu bị cảm cúm, bạn có thể uống bổ sung thêm viên C để cung cấp nhanh chóng nguồn vitamin C cho cơ thể nhé.
2.12. Một số phương pháp hỗ trợ mẹ bầu trị cảm cúm
Mẹ bầu bị cảm cúm có thể áp dụng những mẹo sau để giảm thiểu các triệu chứng bệnh:
2.12.1. Uống nhiều nước
Khi bị cảm cúm thường sẽ có một số triệu chứng bệnh như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt,… chính là những nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ bị mất nhiều nước.
Uống nước ấm sẽ làm giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và làm dịu lớp màng bị viêm ở mũi và cổ họng. Nếu bị nghẹt mũi vào ban đêm uống một ly nước ấm có thể làm giảm triệu chứng và giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
Mẹ bầu nên bổ sung lượng nước bằng cách uống nước ấm hoặc ăn các loại súp, cháo, nước ép trái cây để làm dịu cơn đau họng và bù lại lượng nước đã mất. [4]
2.12.2. Súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm nghẹt mũi, đồng thời loại bỏ virus và vi khuẩn khỏi miệng của bạn. Nước muối sinh lý sẽ giúp sát trùng cổ họng, giảm triệu chứng ho, đau họng, rát họng hiệu quả. Mẹ bầu bị cảm cúm nên súc họng bằng nước muối vài lần mỗi ngày để chóng bình phục hơn.
2.12.3. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bị cảm khi mang thai mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các loại trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn.
2.12.4. Tránh xa nơi đông người, người nhiễm bệnh
Bệnh cảm cúm thường bùng phát khi thời tiết thay đổi hoặc thời điểm giao mùa. Do đó, khi bị cảm cúm bà bầu cần cẩn thận trong thời điểm này. Hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết, trang bị khẩu trang khi đến nơi đông người,… là những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cảm cúm hiệu quả.
Trên đây là những hướng dẫn trị cảm cúm cho bà bầu an toàn tại nhà mà không cần dùng thuốc. Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học hợp lý để nâng cao sức đề kháng, phòng tránh cảm mạo. Nếu các triệu chứng mãi không thuyên giảm cần đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài biết liên quan:
- Top 4 cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng rất hiệu quả
- Bà bầu bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- [Giải đáp] bà bầu bị cảm cúm có nên xông không?
- Các loại thuốc cảm cúm cho bà bầu được chuyên gia khuyến cáo
Nguồn tham khảo
- [1] Treating flu during pregnancy. https://www.vietnammedicalpractice.com/hanoi/vn/news/treating-flu-during-pregnancy
- [2] Gut für Haut und Muskeln: Entspannung im Dampfbad. https://www.welt.de/gesundheit/article160309317/Gut-fuer-Haut-und-Muskeln-Entspannung-im-Dampfbad.html
- [3] Natural Remedies for Colds and Flu during Pregnancy. https://empiricalmama.com/natural-remedies-for-colds-and-flu-during-pregnancy/
- [4] Flu While Pregnant: How to Stay Safe. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/flu-during-pregnancy/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn