Nội dung bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những cách trị chóng mặt tự nhiên và hiệu quả để giúp bạn giảm cảm giác chóng mặt tại nhà. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này để có thêm sự lựa chọn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.
1. Chóng mặt có nguy hiểm không?
Chóng mặt là tình trạng ai cũng có thể gặp phải và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Theo các chuyên gia, chóng mặt không quá nguy hiểm như khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, cảm cúm, lo lắng quá mức,… nhưng nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại thường xuyên thì chớ chủ quan vì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc hàng ngày và gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi cơ thể mất thăng bằng.
2. Những cách trị chóng mặt hiệu quả tại nhà không cần thuốc
2.1. Vật lý trị liệu
Cách điều trị này áp dụng để phục hồi chức năng tiền đình giúp cải thiện chóng mặt. Bạn có thể thực hiện những bài tập cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ hay kỹ thuật viên sau khi về nhà, để giúp hệ thống giữ thăng bằng ít nhạy cảm hơn với các chuyển động. Cách trị chóng mặt này phù hợp với người bị chóng mặt do các bệnh lý ở tai trong như viêm dây thần kinh tiền đình.
2.2. Duy trì ánh nhìn hướng về một điểm
Để thực hiện cách điều trị chóng mặt này thì bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
- Giữ tâm trí thoải mái, yên tĩnh.
- Nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào một vật nhỏ ngang tầm mắt.
- Tập trung hướng mắt nhìn vào vật đó và chờ đến khi không còn bị chóng mặt.
- Xoay đầu từ bên này sang bên kia một cách chậm rãi và vẫn đảm bảo duy trì ánh nhìn của bạn hướng về vật đó.
- Tiến hành xoay đầu nhanh dần nhưng hãy dừng lại nếu bạn bị chóng mặt.
- Tiếp tục nhìn và thực hiện xoay đầu qua lại trong khoảng 1 phút.
2.3. Uống nước
Mất nước là nguyên nhân gây chóng mặt và đây là nguyên nhân khá phổ biến. Nếu bạn cảm thấy khát nước, mệt mỏi, đi tiểu ít hơn khi chóng mặt thì hãy thử uống nước để giữ cho cơ thể luôn có đủ nước. Đây là cách trị chóng mặt hiệu quả, hỗ trợ giảm bệnh đơn giản.
2.4. Tập động tác Epley
Tập Epley cũng là một cách điều trị chóng mặt tại nhà mà bạn có thể thử tham khảo để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người bị chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Ngồi trên giường và quay đầu sang bên phải một nửa.
- Nằm ngửa xuống trong khi vẫn giữ ở tư thế quay đầu. Đặt một chiếc gối dưới vai, đầu ngả ra phía sau.
- Giữ vị trí này kéo dài trong 30 giây.
- Quay đầu nhưng không ngẩng lên để đầu nhìn sang nửa bên trái. Tiếp tục giữ tư thế này thêm 30 giây.
- Giữ im đầu, xoay người sang bên trái để bạn nằm nghiêng và tiếp tục đợi thêm 30 giây.
- Ngồi dậy về phía bên trái của bạn.
2.5. Bài tập Brandt – Daroff
Brandt – Daroff được biết đến là bài tập dành cho người bị bệnh rối loạn tiền đình. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để tập tại nhà hàng ngày và bài tập này cũng phát huy công dụng với những trường hợp bị chóng mặt khi thay đổi tư thế. Các bước thực hiện như sau:
- Bạn cần ngồi trên mép giường.
- Chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên phải, mũi hướng lên một góc khoảng 45 độ.
- Bạn cần giữ nguyên tư thế này trong 39 giây rồi quay trở lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện tương tự với phía đối diện và lặp lại bài tập này từ 3 – 5 lần.
2.6. Dùng gừng
Gừng là loại củ quá quen thuộc trong căn bếp nhiều gia đình, ngoài dùng trong nhiều món ăn thì còn có thể giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt và say tàu xe, hoặc có thể hỗ trợ phụ nữ mang thai cải thiện chứng buồn nôn. Bạn có thể sử dụng gừng bằng nhiều cách khác nhau như thêm gừng tươi hoặc gừng xay vào khẩu phần ăn uống, uống trà gừng, dùng chế phẩm bổ sung từ gừng…
2.7. Bổ sung vitamin C
Vitamin C có thể giúp làm giảm chứng chóng mặt nếu bạn đang mắc bệnh Meniere. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, dâu tây, bưởi, cam… vào khẩu phần ăn như một cách trị chóng mặt hiệu quả tại nhà.
2.8. Bổ sung vitamin E
Vitamin E có thể giúp mạch máu duy trì tính đàn hồi và có thể giúp phòng ngừa những vấn đề về tuần hoàn. Bạn có thể tìm thấy Vitamin E trong rau chân vịt, trái kiwi, quả hạch, mầm lúa mì…
2.9. Bổ sung vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe sau một cuộc tấn công của chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), nên có thể xem nó như một cách trị chóng mặt giúp hỗ trợ giảm bệnh, phục hồi sức khỏe. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D cũng là cách trị bệnh chóng mặt có thể thực hiện tại nhà. Bạn có thể đưa vào khẩu phần những loại thực phẩm giàu vitamin D như các loại nấm, cá béo (cá thu, cá ngừ, cá hồi…), phô mai, gan bò, sữa, lòng đỏ trứng, ngũ cốc…
2.10. Bổ sung sắt
Nếu bạn được chẩn đoán thiếu sắt thiếu máu gây chóng mặt, bác sĩ có thể chỉ định cho bổ sung thêm khoáng chất sắt. Bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong những loại thực phẩm như rau lá xanh đậm, đậu, thịt đỏ, thịt gia cầm…
2.11. Thao tác Semont
Bạn có thể thực hiện thao tác Semont như một cách chữa chóng mặt tại nhà. Bạn cần xác định vấn đề mất cân bằng gây ra triệu chứng chóng mặt của bạn nằm ở bên phía tai phải hay trái bằng cách xác định sau:
- Ngồi trên giường và canh khoảng cách sao cho nếu nằm xuống thì đầu của bạn hơi ló ra khỏi mép giường một chút.
- Quay đầu sang phía bên phải rồi nằm xuống nhanh chóng. Bạn cần đợi thêm một chút để xem bản thân có bị chóng mặt hay không.
- Trở về tư thế ngồi lúc đầu rồi thực hiện lại động tác nhưng lần này bạn quay đầu sang bên trái.
Lưu ý, nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi quay đầu sang trái tức là vấn đề nằm ở tai trái. Ngược lại, bạn bị chóng mặt khi quay đầu sang phải thì vấn đề nằm ở tai phải.
Sau khi xác định được vấn đề nằm ở bên phía tai nào, bạn có thể áp dụng thao tác Semont:
- Bạn hãy ngồi thẳng lưng trên mép giường.
- Quay đầu góc 45 độ về phía tai bình thường (không có vấn đề) theo phương ngang.
- Nghiêng đầu của bạn một góc khoảng 105 độ, nằm nghiêng sang bên tai đang có vấn đề, ngả đầu nhẹ ra sau, hướng mũi lên trần nhà. Bạn cần giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài phút.
- Giữ nguyên phần đầu rồi nằm nghiêng nhanh chóng sang phía tai bình thường. Lần này, hướng mũi của bạn xuống mặt đất. Bạn cần nằm yên khoảng vài phút rồi từ từ quay về vị trí ngồi ban đầu và thư giãn.
2.12. Thao tác nửa nhào lộn
Để thực hiện thao tác nửa nhào lộn, bạn cũng cần xác định xem tai phải hay trái đang có vấn đề mất cân bằng gây ra triệu chứng chóng mặt. Cách xác định cũng như với thao tác Semont, sau đó bạn có thể thực hiện cách trị chóng mặt hỗ trợ giảm triệu chứng này theo các bước sau:
- Quỳ trên sàn với tư thế ngồi trên gót chân.
- Ngồi thẳng lưng, đầu ngửa nhìn lên trần nhà và giữ nguyên tư thế này trong vài giây.
- Gục đầu xuống đồng thời hướng cằm về gần đầu gối như thể chuẩn bị lộn nhào.
- Quay đầu của bạn theo góc 45 độ hướng về cùi chỏ phải hoặc trái (gần phía tai gặp vấn đề). Bạn có thể giữ nguyên tư thế này đến khi không còn chóng mặt hoặc đếm tới 30.
- Vẫn giữ tư thế nghiêng đầu rồi ngẩng lên nhanh chóng, trở về lại vị trí ban đầu. Bạn cần chờ thêm từ 15 – 30 giây để cảm thấy triệu chứng chóng mặt thuyên giảm. Nếu bạn vẫn thấy chóng mặt thì hãy lặp lại bài tập này thêm 4 – 5 lần.
Xem thêm: 6 tư thế yoga chữa chóng mặt hiệu quả cực kỳ đơn giản
2.13. Thao tác Gufoni
Tương tự như thao tác Semont và nửa nhào lộn, bạn cũng cần xác định tai phải hay trái đang có vấn đề mất cân bằng gây ra triệu chứng chóng mặt rồi thực hiện theo các bước dưới đây:
- Ngồi trên bàn chắc chắn, cao tương đối sao cho hai chân không chạm đất.
- Tiến hành ngả đầu nhanh chóng về hướng tai bình thường rồi chờ cho đến khi không còn chóng mặt.
- Nhanh chóng cúi mặt xuống đối diện với mặt bàn và chờ khoảng 30 giây.
- Sau đó ngồi dậy nhanh chóng như tư thế ban đầu. Bạn có thể lặp lại cách trị chóng mặt này khoảng 3 lần.
2.14. Châm cứu
Cách trị bệnh chóng mặt theo Đông y này được thực hiện bởi chuyên viên thực hiện bằng cách dùng các chiếc kim nhỏ, mỏng châm vào những vị trí da cụ thể.
2.15. Bấm huyệt bàn chân
Cùng với châm cứu thì bấm huyệt bàn chân cũng là một cách điều trị Đông y. Chuyên viên Đông y sẽ thực hiện hoặc hướng dẫn bạn tự bấm huyệt. Bạn sẽ dùng ngón tay nhấn vào vùng nhỏ trên bàn chân (tại vị trí giữa gốc ngón chân áp út và ngón chân út). Xoa bóp điểm này ở cả hai bên chân bằng ngón tay trong 30 giây có thể giúp làm giảm tình trạng chóng mặt.
2.16. Bấm huyệt cổ tay
Bấm huyệt cổ tay cũng sẽ giúp trị chóng mặt hiệu quả và bạn có thể áp dụng tại nhà. Bạn nhấn vào vùng ngay tại cẳng tay bên trong, giữa hai gân, độ rộng ở vùng này khoảng 3 ngón tay. Day bấm huyệt từ 4 – 5 giây để làm giảm bớt tình trạng chóng mặt, buồn nôn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa chóng mặt hiệu quả
3. Điều trị chóng mặt bằng thuốc
Bạn nên đi khám nếu tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên để tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng cách, kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể điều trị triệu chứng này bằng thuốc. Thuốc điều trị chóng mặt thường được chỉ định theo nguyên nhân, tùy từng trường hợp, như thuốc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu có thể được kê đơn nếu bạn bị chóng mặt kèm theo triệu chứng đau nửa đầu, hay chỉ định cho bạn dùng thuốc chống lo âu để làm giảm mức độ nghiêm trọng của những cơn lo âu dẫn đến tình trạng chóng mặt… Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định điều trị chứng chóng mặt:
- Thuốc lợi tiểu: Nếu bạn bị bệnh Meniere, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc lợi tiểu. Sử dụng loại thuốc này kết hợp với chế độ ăn ít muối có thể giúp làm giảm tần suất chóng mặt.
- Thuốc làm giảm chứng buồn nôn, chóng mặt: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bạn làm giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn ngay lập tức, bao gồm thuốc Cholinergic, thuốc kháng Histamin, lưu ý là những loại thuốc này có thể gây ra cảm giác buồn ngủ.
- Thuốc chống lo âu: Diazepam (Valium) và thuốc Alprazolam (Xanax) thuộc nhóm Benzodiazepin có thể gây nghiện, dẫn đến cảm giác buồn ngủ.
- Thuốc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu: Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc Flunarizine. Nếu bạn bị đau đầu nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Triptans hoặc Dihydroergotamine cùng với thuốc chống nôn.
Xem thêm: Các loại thuốc trị chóng mặt giúp giảm triệu chứng nhanh chóng
Ngoài các cách điều trị này thì bạn có thể bổ sung dưỡng chất từ viên uống có Ginkgo Biloba (bạch quả) và Cao Blueberry. Viên uống này thích hợp để hỗ trợ điều trị và phòng các bệnh về mạch máu, rối loạn tiền đình. Trong đó Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thành phần Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Viên uống này giúp người bị rối loạn tiền đình, giúp cải thiện hiệu quả hơn, nhanh hơn các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, mất thăng bằng, nôn, buồn nôn, ù tai, hoa mắt… từ đó giúp người bệnh sớm khỏe hơn để nhanh chóng trở lại với công việc, cuộc sống bình thường một cách thoải mái cho người bệnh. Giúp giảm dần và tiến tới không còn bị lặp đi lặp lại các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Trên đây là các cách trị chóng mặt hiệu quả mà bạn có thể thử tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Bằng việc thực hiện các phương pháp trên một cách đều đặn và kiên nhẫn, bạn có thể giảm bớt cảm giác chóng mặt và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Chúc bạn sức khỏe tốt và thành công trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Bài viết liên quan:
- Người bị chóng mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện?
- Chóng mặt nên uống gì? Top 6 thức uống giúp làm dịu triệu chứng
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn