Với tình hình thời tiết “khó ở” như gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ngày càng gia tăng, điển hình phải kể đến viêm mũi dị ứng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian hiệu quả, dễ thực hiện, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian
Thực tế, trong dân gian có rất nhiều cây thuốc có khả năng hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, giúp cải thiện triệu chứng khó chịu trong một thời gian ngắn. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian dưới đây.
1.1. Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý được xem là một giải pháp trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, cải thiện tình trạng tắc mũi, nghẹt mũi. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn,… ra khỏi mũi của bạn.
Chuẩn bị: nước muối sinh lý 0.9%, bình xịt mũi.
Cách thực hiện:
- Đổ nước muối vào bình xịt, bạn nghiêng đầu sang một bên rồi đưa vòi xịt vào trong lỗ mũi, nhấn nút để nước chảy vào trong.
- Nước muối sẽ chảy từ bên mũi này sang bên mũi còn lại, sau đó chảy ra ngoài kèm theo các chất bẩn và vi khuẩn.
- Dùng khăn sạch lau hết nước chảy ra ngoài. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
- Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.
Xem thêm: Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối một cách hiệu quả
1.2. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng mật ong
Mật ong không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, làm lành tổn thương do viêm nhiễm. Do đó, mật ong giúp làm giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Thêm 1 – 2 thìa mật ong vào ly nước ấm, khuấy đều rồi uống.
- Uống nước mật ong ấm vào mỗi buổi sáng không chỉ cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà còn giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa.
Xem thêm: Cách trị viêm mũi dị ứng bằng mật ong hiệu quả nhất
1.3. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian từ cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc có giá trị dược tính cao, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm mạo, mụn nhọt,…
Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, các nghiên cứu đã chỉ ra, cây hoa ngũ sắc chứa hoạt chất caryophyllen, geratocromen, cadinen,… có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên, giúp giảm sung huyết, ngứa ngáy giảm tiết chất nhầy, giúp bạn dễ thở hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá và ngọn cây ngũ sắc, đem rửa thật sạch và ngâm nước muối.
- Đem lá ngũ sắc đi giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Nhỏ nước cốt lần lượt vào từng bên mũi, mỗi bên khoảng 2 giọt. Sau đó, chờ vài phút rồi xì nhẹ để loại bỏ hết dịch nhầy trong mũi.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, sau mỗi lần thì lấy nước muối sinh lý rửa lại cho sạch.
1.4. Trị viêm mũi dị ứng bằng cây tầm ma
Bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng từ cây tầm ma có tác dụng tích cực đối với các trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại cây này chứa các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm hiện tượng viêm đỏ, phù nề, xung huyết ở niêm mạc mũi. Cùng với đó, cây tầm ma còn giúp ức chế sản sinh histamin, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi,… thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.
Chuẩn bị: Lá tầm ma khô, 200ml nước, 2 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Bỏ lá tầm ma vào ấm, hãm với 200ml nước đun sôi, đậy nắp khoảng 15 phút.
- Lọc bỏ bã lá, thêm mật ong vào khuấy đều, uống nước khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Mỗi ngày uống 2-3 lần, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng.
1.5. Cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian bằng tỏi
Tỏi có chứa các hoạt chất có tác dụng tăng sức đề kháng, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, sử dụng tỏi hằng ngày giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng, giúp đào thải chất nhầy trong mũi, thông thoáng đường thở.
Cách 1: Kết hợp tỏi và mật ong
Chuẩn bị: 3 thìa mật ong, 2 nhánh tỏi tươi
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ và đập dập, sau đó trộn đều với mật ong.
- Dùng bông ngoáy tai thấm dung dịch rồi bôi trong mũi, để khoảng 2 – 5 phút rồi rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý.
- Duy trì đều đặn mỗi ngày 2 lần.
Cách 2: Sử dụng tỏi và dầu vừng
Chuẩn bị: 1 thìa nước cốt tỏi, 1 thìa dầu vừng, bông y tế
Cách thực hiện:
- Trộn đều nước cốt tỏi với dầu vừng.
- Dùng bông thấm dung dịch rồi nhét vào 2 bên mũi. Giữ nguyên 5-10 phút rồi rửa mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý.
- Thực hiện 3 lần/ngày.
Cách 3: Dùng rượu tỏi
Chuẩn bị: Tỏi, rượu trắng, bình thủy tinh
Cách thực hiện:
- Tỏi đem bóc vỏ, thái lát hoặc giã nhuyễn, sau đó bỏ vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu để ngâm.
- Bảo quản bình trong chỗ râm mát khoảng 10 ngày cho tới khi rượu trong bình chuyển thành màu vàng nghệ là có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối, có thể pha thêm nước ấm cho dễ uống.
Xem thêm: Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi an toàn ngay tại nhà
1.6. Chữa viêm mũi dị ứng dân gian với hạt gấc
Trong số các bộ phận của cây gấc thì hạt gấc có giá trị dược liệu cao, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Hạt gấc chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chống dị ứng, giảm sưng viêm, tắc nghẹt mũi, giúp cho đường thở được thông thoáng hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 25 hạt gấc, đem tách bỏ hết lớp màng bên ngoài, rửa sạch.
- Nướng hạt gấc trên bếp than đến khi lớp vỏ đen bên ngoài cháy sém thì đem giã nát.
- Cho hạt gấc vừa giã nát vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào rồi đậy nắp lại, để ở nơi thoáng mát sau 2 ngày có thể dùng được.
- Khi sử dụng, lấy tăm bông thấm rượu thuốc theo dọc hai bên sống mũi. Massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút để các hoạt chất trong rượu thẩm thấu vào bên trong. Sau đó, xì nhẹ để loại bỏ hết chất dịch trong mũi ra ngoài.
- Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp làm loãng chất nhầy, tăng cường dẫn lưu xoang, giảm nghẹt mũi, khó thở.
Lưu ý, trong hạt gấc có độc, do đó chỉ nên dùng rượu hạt gấc để thoa ngoài, tránh sử dụng theo đường uống.
Xem thêm: Trị viêm mũi dị ứng bằng rượu gấc có hiệu quả không?
1.7. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cách xông hơi tinh dầu
Đây là cách trị viêm mũi dị ứng dân gian được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất trong tinh dầu sẽ theo hơi nước đi sâu vào khoang mũi giúp làm sạch niêm mạc, làm lỏng chất nhầy để dễ đào thải ra ngoài. Sử dụng tinh dầu đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngứa mũi, đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi,… Một số loại tinh dầu có tác dụng tốt đối với bệnh viêm mũi dị ứng như tinh dầu bạc hà, dầu tràm, hương thảo, khuynh diệp,…
Chuẩn bị: 1 lít nước, tinh dầu, 1 bát tô lớn, khăn tắm
Thực hiện:
- Đun sôi nước, đổ ra tô đã chuẩn bị rồi nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu.
- Dùng khăn trùm kín đầu, đưa mũi đến gần tô và hít thở đều đặn.
- Sau khoảng 10 phút sau thì xì nhẹ mũi để đẩy dịch nhầy ra ngoài, vệ sinh mũi sạch sẽ.
1.8. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá bèo cái
Nghe có vẻ lạ nhưng bèo cái là vị thuốc dân gian được ứng dụng rộng rãi trong bài thuốc trị bệnh hen suyễn, mẩn ngứa, dị ứng, phù thũng, sưng viêm,… Do đó người bệnh có thể sử dụng cây thuốc nam này để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g thân cây bèo cái tươi, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Pha nước cốt này với nước lọc để uống, có thể cho thêm đường phèn để dễ uống hơn.
- Áp dụng 1 lần/ngày, sau 5-7 ngày thực hiện các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.
1.9. Cách chữa viêm mũi dân gian bằng lá ngải cứu
Sử dụng lá ngải cứu cũng là cách trị viêm mũi dị ứng dân gian khá phổ biến. Các hoạt chất quý trong lá ngải có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giúp xoa dịu cơn đau đầu, đau nhức mũi, giảm ngứa mũi, đồng thời tăng cường đào thải chất nhầy tồn đọng bên trong mũi ra ngoài.
Cách 1: Dùng nước lá ngải cứu để ngâm chân
- Sử dụng 30g lá ngải cứu phơi khô và 50g lá ngải cứu tươi đem đun sôi khoảng 15 phút.
- Chờ nước nguội bớt thì đem ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện 3 lần/tuần.
Cách 2: Hơ huyệt đạo bằng ngải cứu
- Lá ngải cứu rửa sạch, phơi trong bóng râm cho héo. Sau đó lấy tay vò lá và tạo hình tương tự như điếu thuốc.
- Đốt cháy điếu thuốc rồi tiến hành hơ vào vị trí các huyệt đạo từ số 1 đến huyệt số 5 ở trên đỉnh đầu.
Phương pháp này đòi hỏi tính chính xác cao, nhất là trong khâu xác định vị trí các huyệt đạo. Nếu không có kinh nghiệm chuyên môn, bạn nên tìm đến các phòng khám y học cổ truyền để được giúp đỡ.
1.10. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian với gừng
Dùng gừng là bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng dân gian khá quen thuộc. Gừng có tính ấm, chứa nhiều hoạt chất như borneol, geraniol hay linalol,… giúp giảm đau, chống viêm, giảm tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo tổn thương ở vùng niêm mạc mũi bị dị ứng.
Cách thực hiện:
– Uống trà gừng
- Lấy một vài lát gừng tươi hãm với nước sôi trong 10-15 phút thì lấy ra uống. Có thể thêm một chút mật ong vào để tăng hương vị và hiệu quả chữa bệnh.
- Uống mỗi ngày 2 – 3 chén nước trà gừng bạn sẽ nhận thấy bệnh cải thiện nhanh chóng được cải thiện.
– Uống trà gừng – quế
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, băm nhuyễn, 1 miếng quế nhỏ, 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh.
- Đun sôi ấm nước nhỏ, thêm vào 1 thìa gừng băm và 1 miếng quế, hãm trong khoảng 20 phút.
- Lọc lấy nước trà và thêm mật ong, nước cốt chanh vào khuấy đều rồi uống khi còn ấm.
– Kết hợp gừng, hành khô và giấm
- Lấy 1 củ gừng và khoảng 20g hành lột vỏ, rửa sạch, giã nát.
- Đun sôi hành và gừng với 300ml nước. Thêm 1 ít giấm vào hỗn hợp này, khuấy đều.
- Dùng nước này xông mũi 2 – 3 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Xem thêm: Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng dễ thực hiện
1.11. Lá lốt – Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian khá hiệu quả
Lá lốt cũng vị thuốc dân gian có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng rất tốt. Trong đông y, lá lốt là vị thuốc có vị cay, tính ấm, chống phù thũng, đau đầu, chảy dịch mũi, do bị nhiễm phong hàn.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá lốt rửa sạch và nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
- Dùng nước này để xông mũi sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch mũi.
1.12. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng củ nghệ
Loại củ gia vị này chứa một lượng rất lớn chất chống oxy hóa curcumin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành niêm mạc tổn thương. Do đó, nghệ thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Nghệ tươi
Lấy 1 củ nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ, giã nát, vắt lấy nước. Nhỏ nước này vào mũi 2 – 3 lần/ngày.
– Cách 2: Bột nghệ và mật ong
- Trộn tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1.
- Ngậm và nuốt từ từ trong khoảng 15 phút.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
1.13. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây giao
Cây giao có nhiều công dụng như giải độc, tiêu viêm, khử phong, sát trùng, kháng khuẩn,… Do đó, loại cây này thường được dùng để trị các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Chuẩn bị: 2-3 thân cây giao, 300ml nước sôi, 1 tờ lịch to
Thực hiện:
- Rửa sạch cây giao, cắt khúc ngắn.
- Cho cây giao vào ấm cùng với 300ml nước, đun sôi trong 5 phút.
- Cuộn tờ lịch thành hình điếu thuốc, đầu nhỏ nhét vào vòi ấm rồi đưa đầu to lên mũi trong 20 phút.
- Mỗi ngày xông mũi 2 lần để hiệu quả tốt hơn.
1.14. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây cà gai
Cây cà gai có tính ấm, giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Do đó, y học cổ truyền thường sử dụng cây cà gai để làm thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng và nhiều căn bệnh khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng lớn cây cà gai, đem về rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong hũ kín để dùng dần.
- Khi sử dụng bạn hãy lấy một ít cây cà gai khô đem đốt cháy, khi khói bốc lên thì dùng mũi để hít thật sâu.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút.
1.15. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá hoa xuyến chi
Lá và hoa xuyến chi cũng được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng nhờ chứa các hoạt chất như methanol, acetone, magie, sắt, mangan… cùng với công dụng chống viêm, sát trùng, tiêu độc rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá và hoa cây xuyến chi, rửa sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút, vớt ra, để ráo nước.
- Cho xuyến chi vào cối, giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Dùng bông gòn thấm nước cốt lá hoa xuyến chi, nhét vào khoang mũi.
- Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần nhét để khoảng 10 – 15, sau đó xì nhẹ để loại bỏ chất nhầy.
- Rửa lại mũi bằng nước muối sinh lý.
1.16. Kinh giới – Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian hiệu quả
Kinh giới hay còn gọi là khương giới, giả tô, là cây thuốc nam có khả năng ức chế phản ứng dị ứng. Vì thế, loại thảo dược này không chỉ chữa viêm mũi dị ứng mà còn sử dụng trong việc điều trị viêm xoang, viêm đường hô hấp.
Cách 1: Uống nước lá kinh giới
- Chuẩn bị 1-2 cây kinh giới tươi, rửa sạch, cho vào ấm đun với nước sôi khoảng 10 phút.
- Dùng nước này để uống mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Cách 2: Kinh giới và trà xanh
- Chuẩn bị: hoa kinh giới, nước chè xanh nấu sẵn.
- Hoa kinh giới rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn.
- Mỗi ngày pha 4g bột hoa kinh giới và 1 cốc nước chè xanh để uống.
- Kiên trì áp dụng, tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu sẽ được cải thiện đáng kể.
1.17. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian với lá bạc hà
Cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian từ lá bạc hà vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn. Thành phần của cây bạc hà chứa hoạt chất methyl acetat; L-menthol giúp sát trùng, tiêu viêm, làm thông thoáng mũi xoang, cải thiện hô hấp.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Uống trà bạc hà
Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi, vò nát rồi đem hãm với nước sôi khoảng 15 phút. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc thêm 1 thìa mật ong cho tăng hương vị.
– Cách 2: Xông mũi bằng lá bạc hà
Lấy 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 500ml nước. Sau đó dùng để xông mũi sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, khơi thông đường thở.
1.18. Lá húng chanh
Lá húng chanh không chỉ là một loại rau thơm còn là một loại thảo dược có công dụng chữa viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện:
Dùng một nắm lá húng rửa sạch, hãm với nước sôi và dùng uống như trà hằng ngày. Nước húng chanh có công dụng thông thoáng đường thở, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
2. Lưu ý khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng dân gian
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng dân gian rất an toàn và không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần ghi nhớ những chú ý sau:
- Đối với các biện pháp xông, nhỏ trực tiếp vào mũi, sau khi mũi được kích thích xuất tiết, người bệnh xì nhẹ để dịch mũi đào thải ra ngoài, sau đó dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lại mũi.
- Áp dụng các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh không lạm dụng các bài thuốc trên để thay thế biện pháp chăm sóc y tế mà chỉ sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ.
- Các bài thuốc thường điều trị dứt điểm các triệu chứng nhẹ, mới phát bệnh. Nếu trường hợp mãn tính thì cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, bụi mịn, các tác nguyên gây bệnh.
- Giữ không gian sống và làm việc sạch sẽ để ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách chữa viêm mũi dị ứng dân gian an toàn, có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu gặp triệu chứng bất thường nào thì bạn nên dừng sử dụng bài thuốc và tới ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Bài viết liên quan:
- Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh chóng
- Diện chẩn chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?
- Cách bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn