Giai đoạn mang bầu là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi, trở nên nhạy cảm hơn và cũng dễ mắc bệnh hơn. Trong đó, cúm là một trong những bệnh lý mà các bà bầu dễ mắc phải trong thai kỳ. Vậy tại sao bà bầu bị cảm cúm và đâu là cách khắc phục tốt nhất? Xem ngay thông tin dưới đây!
1. Bệnh cúm ở bà bầu là gì?
Cảm cúm ở bà bầu là nhóm bệnh lý do virus gây ra. Virus thường xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua đường hô hấp như mũi và miệng. Bệnh cảm cúm không chỉ dễ gặp ở những chị em đang mang bầu mà mọi đối tượng đều có thể bị cảm cúm. Đặc biệt vào những dịp thời tiết thay đổi, số lượng bệnh nhân bị mắc cảm cúm sẽ càng tăng lên.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, gồm cúm A, B và C. trong đó, hai loại cúm phổ biến là cúm A và cúm B.
2. Biểu hiện bệnh cúm ở bà bầu
Bà bầu bị cúm sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Viêm họng
- Ho khan
- Một số trường hợp kèm theo sốt vừa phải
- Đau nhức cơ
- Mệt mỏi
Các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện của bệnh cúm, hãy báo cho bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài khiến mẹ mệt mỏi lâu ngày.
3. Nguyên nhân bị cảm cúm khi mang thai
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị cảm cúm có thể kể đến như:
- Cơ thể có nhiều sự thay đổi khi mang thai như: nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến sức đề kháng bị suy giảm,…
- Cơ thể trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
- Sự thay đổi thời tiết đột ngột, thay đổi môi trường sống xung quanh.
- Mẹ bầu vô tình tiếp xúc với người đang bị cảm cúm dẫn đến lây nhiễm chéo.
4. Biến chứng của bệnh cúm khi mang thai
Như đã nói ở trên, cúm là một trong những bệnh lý rất dễ gặp phải, đặc biệt đối với mẹ bầu khi cơ thể trở nên nhạy cảm và sức đề kháng trở nên yếu hơn thì rất dễ dàng bị virus tấn công. Do đó, khi bị cúm, bà bầu cũng sẽ bị cúm lâu hơn những người bình thường và nhiều trường hợp có thể bị năng hơn. Ví dụ, những người bình thường có thể chỉ bị cúm khoảng 3 – 4 ngày, nhưng bà bầu bị cúm sẽ khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn mới có thể khỏi bệnh.
Cùng với đó, so với người bình thường, bà bầu có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm cao hơn. Nếu không được chữa trị tốt, bà bầu có thể bị viêm phổi, viêm phế quản. Bên cạnh đó, một số biến chứng nghiêm trọng khác là: nhiễm trùng máu dẫn đến giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên những biến chứng nguy hiểm này sẽ ít xảy ra hơn nhiều.
Không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ bầu, bệnh cúm còn có những tác động tiêu cực đến thai nhi trong bụng. Khi mẹ bị cúm lâu ngày, thai nhi trong bụng rất dễ có nguy cơ sinh non, lưu thai, hoặc có thể bị nhẹ cân hơn so với những em bé khác.
Do đó, ngay từ khi có thể có những dấu hiệu nhẹ của bệnh cúm, các mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị hiệu quả và an toàn. Đặc biệt lưu ý mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc.
5. Bệnh cúm ở bà bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Bên cạnh những biến chứng mà mẹ bầu có nguy cơ mắc phải thì thai nhi cũng có thể chịu những ảnh hưởng tiêu cực khi mẹ bị cúm. Cảm cúm ở bà bầu có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Một số dị tật bẩm sinh mà thai nhi có nguy có mắc khi mẹ bị cúm đó là: hở hàm ếch, tim bẩm sinh, hay một số khiếm khuyết khác trên cơ thể. Trong 5 tháng thai kỳ tiếp theo, nếu mẹ bị cúm thì có thể gây ảnh hưởng đến bộ não của thai nhi và khiến trẻ có thể mắc chứng rối loạn thần kinh.
Trường hợp bà bầu bị cúm kéo dài kèm theo sốt cao thì điều đó chứng tỏ độc tính của virus càng ngày càng mạnh. Điều này có thể kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc lưu thai.
Tuy cảm cúm là bệnh lý rất nguy hiểm đối với bà bầu nhưng không phải bà bầu nào bị cúm thì con cũng bị ảnh hưởng. Do đó mẹ không cần quá lo lắng mà cần có những phương án xử lý kịp thời khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh.
>> Xem thêm: Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
6. Bà bầu bị cảm cúm cần làm gì trong thai kỳ?
Một số thông tin cần lưu ý khi bà bầu bị cúm mà các mẹ cần nắm được đó là:
6.1. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc
Việc điều trị cúm cho bà bầu sẽ khó khăn và cần cẩn thận hơn so với người bình thường bởi một số loại thuốc cúm có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi bị cúm, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được hướng dẫn điều trị hợp lý, hiệu quả và an toàn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bởi điều đó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
6.2. Thăm khám bác sĩ để được chỉ dẫn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm ở mẹ bầu. Do đó, khi mắc cúm, mẹ bầu cần đến khám bác sĩ để được tư vấn về tình trạng sức khoẻ, hướng điều trị và một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để hai mẹ con đều khỏe mạnh.
>> Xem thêm: [Top 10+] cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn, hiệu quả
6.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng
Giai đoạn mang thai luôn khiến cơ thể mẹ nhạy cảm hơn nên đó chính là lúc mà bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bụng. Mẹ nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều trái cây, nhất là các loại trái cây họ cam, quýt để tăng cường sức đề kháng cũng như chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn.
6.4. Tắm nước ấm
Khi mắc cúm, mẹ bầu tuyệt đối không được tắm nước lạnh bởi điều này rất dễ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Mẹ bầu nên tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn, đồng thời tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố để giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh hơn.
6.5. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ
Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một yếu tố khiến mẹ bầu nhanh khỏi bệnh hơn. Bởi khi không ngủ đủ giấc mẹ sẽ càng dễ rơi vào mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn.
7. Phương pháp phòng tránh cúm cho thai phụ
Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, do đó, mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Để phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu, cần lưu ý:
- Chị em phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai, đây được cho là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay.
- Tránh xa các nguồn lây bệnh, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế đi mưa, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ra ngoài nhớ đeo khẩu trang.
- Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm.
- Nếu có biểu hiện của cúm hãy đi khám ngay để được chỉ dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh cảm cúm ở bà bầu. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích và giúp bạn dễ dàng xử lý nếu chẳng may bị cúm.
Bài viết liên quan:
- Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 có sao không và nên làm gì?
- Lưu ý gì nếu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7?
- Mẹ cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?
Nguồn tham khảo
- [1] Flu While Pregnant. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23104-flu-while-pregnant
- [2] Treating flu during pregnancy. https://www.vietnammedicalpractice.com/hanoi/en/news/treating-flu-during-pregnancy
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn