Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6 có thể mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về những rủi ro tiềm ẩn cũng như các biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con trong suốt giai đoạn quan trọng này.
1. Bị cúm khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?
Cảm cúm là bệnh khá phổ biến, ai cũng có thể mắc cúm từ trẻ con đến người già và bà bầu cũng là đối tượng dễ mắc cúm. Nguyên nhân gây cúm có thể là do thay đổi thời tiết, do giao mùa, do sức đề kháng kém và thay đổi nội tiết tố, do hệ miễn dịch suy giảm đối với bà bầu.
Bệnh thường bắt đầu và khỏi hẳn trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày. Người bệnh thường chỉ cần nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe là có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên nếu bà bầu thấy các triệu chứng của bệnh cúm và sau vài ngày không thuyên giảm như đau nhức người, đau đầu, sốt… thì nên đi khám bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí là viêm màng não, viêm não, hen suyễn, gây dị tật thai nhi và sinh non.
2. Cách điều trị và chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 6
Khi thấy các dấu hiệu cảm cúm, bà bầu nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị từ bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bà bầu sử dụng thuốc ho, hạ sốt… mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bà bầu có thể chăm sóc sức khỏe bằng các thói quen này:
- Uống nước: Khi bị cảm cúm bà bầu nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và giúp tăng cường lưu thông máu. Ngoài nước lọc có thể uống thêm nước hoa quả, nước ép trái cây…
- Nên chọn ăn thức ăn mềm như súp, canh hầm, cháo… để dễ tiêu hóa, hấp thu và bổ dưỡng.
- Nên nằm nghỉ ngơi nhiều để chóng khỏe, tránh ra gió hay ngoài trời nắng to.
- Nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
3. Cần lưu ý gì khi trị cảm cúm cho mẹ mang thai tháng thứ 6?
Ở tháng thứ 6, thai nhi đã ổn định nên bà bầu cảm cúm cũng không đáng lo như giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên bà bầu cũng không nên chủ quan, nên đi khám bác sĩ để được chỉ dẫn cách chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc như thuốc kháng virus cúm Tamiflu, Flumadine… có khả năng gây ra khuyết tật bẩm sinh, thuốc Aspirin gây chảy máu thai nhi hay thuốc tiêu đờm Guaifenesin và giảm ho Dextromethorphan thường chứa trong các loại siro ho cúm, có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai, sảy thai,… Không áp dụng một số phương pháp dân gian giúp giải cảm như xông hơi… vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Biện pháp phòng ngừa cúm ở bà bầu
Biện pháp phòng ngừa cúm ở bà bầu hiệu quả nhất là tiêm vacxin cúm trước khi định có thai 3 tháng. Hoặc chị em cũng có thể chọn cách bổ sung dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng, hạn chế tác hại của virus, vi khuẩn nhờ viên uống thảo dược. Các thảo dược có trong viên uống gồm có Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Viên uống này sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.
Ngoài ra bà bầu không nên đến nơi đông người, tránh lây nhiễm cảm cúm. Nên thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc, sau khi về nhà và giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối, tránh ra ngoài khi trời quá nắng hay mưa, giữ ấm cơ thể… để có thể phòng tránh mắc cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6.
Bài viết liên quan: Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn