Cách chăm sóc bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
17 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
17 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
5693

Một trong những triệu chứng của bệnh cảm cúm là người bệnh có thể sốt cao và nếu tình trạng này xảy ra với bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 thì khá nguy hiểm vì sẽ tăng nguy cơ sinh non, sớm hơn dự sinh. Cách chăm sóc bà bầu bị cảm cúm sẽ được chia sẻ dưới đây.

Mẹ bầu không nên chủ quan khi bị cảm cúm tháng thứ 8
Mẹ bầu không nên chủ quan khi bị cảm cúm tháng thứ 8

1. Nguyên nhân bà bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm

Theo kết quả thống kê, bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 thường là do nhiễm độc do bệnh cảm cúm gây ra. Nếu ở mức cấp tính thì bà bầu sẽ có triệu chứng nặng hơn so bình thường và dễ lây nhiễm hơn. Bà bầu sẽ sốt cao, có thể sốt từ 38 – 39ºC và sốt kéo dài liên tục từ 3 đến 4 ngày, tình trạng ho cũng nghiêm trọng hơn và thấy đau đầu, nhức mỏi cơ, cảm thấy mất hết sức lực. Những triệu chứng này xuất hiện ngay khi vừa phát bệnh và có thể kéo dài dai dẳng trong 2 – 3 tuần.

2. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

Do bà bầu có thể sốt cao và sốt trong nhiều ngày nên rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Tình trạng sốt cao ở bà bầu kết hợp với độc tính của virus có thể dẫn đến biến chứng sảy thai, sinh non do tử cung co bóp.

Thai nhi cũng có khả năng mắc phải một số dị tật bất thường bẩm sinh về giác quan và tim nếu bà bầu bị cúm nặng trong giai đoạn này. Cũng theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ gặp biến chứng thai kỳ khi bị cảm cúm ở bà bầu bị cảm cúm sẽ cao gấp 2 lần so với bà bầu khỏe mạnh. Nên dù ở tháng thứ 8 của thai kỳ, dù thai nhi đã phát triển toàn diện thì bà bầu cũng không nên chủ quan khi bị cảm cúm, nên đi khám ngay để được khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.

3. Cách chăm sóc và điều trị bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8

Mẹ bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm cần được chăm sóc và điều trị như thế nào?
Mẹ bầu tháng thứ 8 bị cảm cúm cần được chăm sóc và điều trị như thế nào?

Cách chăm sóc và điều trị tốt nhất với bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 là đến gặp bác sĩ ngay. Vì chỉ bác sĩ mới có khả năng chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi rồi mới có chỉ định điều trị chính xác nhất.

Nếu bà bầu sốt cao có thể nằm nghỉ ngơi, chườm để giảm sốt và chỉ dùng thuốc hạ sốt sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Để bà bầu có đủ chất cho cơ thể và cung cấp cho thai nhi, nên cho bà bầu ăn các món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như súp, cháo, món hầm… và tăng cường ăn rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để bù nước do sốt cao, có thể uống nước hoa quả có nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng và nhanh chóng khỏi cảm cúm.

Nhiều người bị cảm cúm thường có thói quen xông để chóng khỏi, tuy nhiên cách này không thích hợp để bà bầu áp dụng. Xông hơi có thể làm nhiệt độ của nước ối tăng cao, dẫn đến hiện tượng phá hủy tế bào và làm gián đoạn quá trình hấp thụ oxy của thai nhi. Thai nhi cũng có thể bị mất nước và khuyết tật ống thần kinh nếu cơ thể bà bầu nóng hơn 38 độ C. Hơi nóng và áp lực của hơi nóng có thể còn làm bà bầu ngạt thở, hạ đường huyết, giảm số lượng máu vận chuyển đến thai nhi.

4. Cẩm nang phòng cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 8

Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 như thế nào mới tốt?
Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 như thế nào mới tốt?

Có thể phòng cảm cúm cho bà bầu tháng thứ 8 nhờ các chú ý trong cẩm nang này:

  • Trước khi có thai ít nhất là 3 tháng, bà bầu nên đi tiêm vacxin cúm để có thể phòng cúm hiệu quả nhất.
  • Bà bầu có thể tăng sức đề kháng bằng các thực phẩm ăn hàng ngày như thực phẩm giàu kẽm có trong các loại đậu, hải sản, thịt nạc hay vitamin C trong các loại hoa quả đặc biệt là quả nhiều múi như cam, chanh, bưởi…
  • Hàng ngày bà bầu nên uống đủ nước, từ 2 – 3l nước sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Nên rửa mũi và súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh và phòng cúm.
  • Hàng ngày, bà bầu nên sắp xếp thời gian để vận động hay tập các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga và ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 tiếng/ngày.
  • Để tránh lây nhiễm cảm cúm bà bầu nên tránh, hạn chế đến nơi đông người và nên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay để hạn chế lây nhiễm cúm do tiếp xúc.

Ngoài cách tăng sức đề kháng bằng thực phẩm thì trước khi có thai, bà bầu cũng có thể tăng sức đề kháng từ các thảo dược tự nhiên có trong 1 viên uống. Viên uống này có Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Khi sử dụng viên uống sẽ giúp bà bầu tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban… nên sẽ hạn chế bị mắc cúm khi mang thai.

Xem thêm: Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.