Cảm cúm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
14 Tháng Mười Hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1380

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu do virus cúm influenza gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, đặc biệt khi người đó hắt hơi. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chứng bệnh cảm cúm và cách phòng ngừa để có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Những điều cần biết về hiện tượng cảm cúm
Những điều cần biết về hiện tượng cảm cúm

1. Bệnh cảm cúm là gì?

Bệnh cúm là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus influenza gây ra. Đây được coi là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân. Virus influenza chia thành ba loại chính là: A, B và C, trong đó loại A và B thường gây ra các đợt cúm mùa.

Thời gian để hồi phục hoàn toàn sau cúm có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu, loại virus gây nhiễm và cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường kéo dài 7 đến 10 ngày, sau đó, hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

>> Xem thêm: Nguyên nhân cảm cúm kéo dài và cách trị dứt điểm

2. Triệu chứng cảm cúm

Bị cảm cúm thường có những biểu hiện nào dễ thấy
Bị cảm cúm thường có những biểu hiện nào dễ thấy

Triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm:

  • Sốt cao (40°C);
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Hắt hơi;
  • Sổ mũi;
  • Đau họng;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);
  • Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm

Bị cảm cúm là do đâu?
Bị cảm cúm là do đâu?

Bệnh cúm bắt nguồn từ virus cúm (Influenza virus). Virus cúm tồn tại trong không khí và có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc các biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Cúm theo mùa có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, sử dụng lâu dài steroid, ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
  • Bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính, bao gồm các bệnh về phổi như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh hoặc rối loạn phát triển thần kinh, bất thường ở đường thở, bệnh thận, gan hoặc máu, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng mắc các biến chứng cúm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Phụ nữ hai tuần sau sinh cũng có nhiều khả năng bị biến chứng liên quan đến cúm.
  • Béo phì: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên cũng có nguy cơ mắc biến chứng cúm.

>> Xem thêm: Bị cảm cúm khi mang thai – Mẹ bầu cần phải làm gì?

4. Con đường lây truyền bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm lây nhiễm như thế nào?
Bệnh cảm cúm lây nhiễm như thế nào?

Virus cúm thường lây lan qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Những người bị nhiễm virus có khả năng truyền nhiễm từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.

5. Những ai dễ mắc bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm không chừa một ai
Bệnh cảm cúm không chừa một ai

Theo thống kê của WHO hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, có khoảng nửa triệu người tử vong do những vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 1-1.8 triệu người mắc cúm mùa. Cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh hay mùa đông xuân nhưng hiện nay cúm có thể xuất hiện quanh năm và có thể gây thành dịch rải rác tại các địa phương. Các đối tượng dễ mắc cúm có:

  • Trẻ dưới 5 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Người bị béo phì nặng
  • Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường.

Ngoài ra có 1 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lý này và lây truyền cao đó là những người làm ở môi trường đông người như bệnh viện, trường học, công sở.

6. Biến chứng bệnh cảm cúm

Người bệnh cảm cúm có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm
Người bệnh cảm cúm có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Ở người trẻ tuổi và người có nền tảng sức khỏe tốt, bệnh cúm thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau nhiều nhất 2 tuần mà không để lại tác động lâu dài.

Thế nhưng ở đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi hay người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi do cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm cơ hay hủy cơ vân, tổn thương đa cơ quan như thận hay suy hô hấp và làm trầm trọng thêm tình trạng các bệnh mãn tính như suy tim sung huyết, hen suyễn hoặc đái tháo đường. Trong đó viêm phổi là một trong những vấn đề nặng nề nhất. Với người lớn tuổi và người bị bệnh mãn tính, viêm phổi do cúm có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

>> Xem thêm: Cảm cúm đau nhức cơ thể do đâu? Biểu hiện và điều trị

7. Cách chẩn đoán bệnh cảm cúm

Biện pháp chẩn đoán bệnh cảm cúm
Biện pháp chẩn đoán bệnh cảm cúm

Trước khi có thể áp dụng những cách chữa cảm cúm, bác sĩ cần phải chẩn đoán chính xác căn bệnh này.

Thông thường, bác sĩ chỉ cần dựa trên triệu chứng để chẩn đoán, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Vào các thời điểm khác của năm, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị biến chứng viêm phổi không.

8. Cách điều trị bệnh cảm cúm

Tổng hợp các biện pháp điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả
Tổng hợp các biện pháp điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả

8.1. Điều trị tại nhà

Thông thường bệnh cúm có thể tự khỏi sau thời gian ngắn, người bệnh có thể điều trị tại nhà như:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tiếp tục nghỉ ngơi 2-3 ngày sau khi khỏi bệnh.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày) để làm loãng đờm nhầy từ phổi.
  • Không nên hút thuốc lá hoặc uống rượu trong thời gian này; cũng nên hạn chế trà, cà phê, các đồ uống có chất kích thích,… để tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi.
  • Về dinh dưỡng, người bệnh cúm nên tăng cường, bổ sung các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng để nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

>> Xem thêm: [Góc thắc mắc] bị cảm cúm có nên tắm không?

8.2. Dùng thuốc giảm đau

Cúm chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh dứt điểm, mà chỉ có thuốc làm giảm các triệu chứng. Một số loại phổ biến được bác sĩ sử dụng như sau:

  • Paracetamol dùng để hạ sốt, được xem là an toàn ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ.
  • Thuốc, nước muối dùng để xịt mũi, rửa mũi, được sử dụng để giảm nghẹt mũi.
  • Chlopheniramin cũng có thể được dùng trong thai kỳ để chống dị ứng, làm giảm hắt hơi, sổ mũi.
Sử dụng các loại thuốc để điều trị cảm cúm
Sử dụng các loại thuốc để điều trị cảm cúm

8.3. Dùng thuốc kháng vi rút

Với người bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, sử dụng thuốc kháng vi rút để giúp giảm mức độ các triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Đây cũng là cách ngăn ngừa các biến chứng cúm tiến triển – nhất là ở người lớn tuổi hoặc người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

Hiện có 3 loại thuốc kháng vi rút được khuyên dùng trong điều trị cúm bao gồm: oseltamivir (Tamiflu®), zanamivir (Relenza®) và peramivir (Rapivab®). Các thuốc này hoạt động dựa theo nguyên tắc làm gián đoạn chức năng men neuraminidase trên bề mặt vi rút và ngăn chặn sự giải phóng các phần tử virus từ các tế bào vật chủ bị nhiễm bệnh.

Các thuốc kháng vi rút này có thể sử dụng cho các trường hợp mắc cúm A và B và có tác động tốt nhất trong vòng 48 tiếng sau khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng cúm. Vì thế việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Dùng thuốc kháng vi rút có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói ở một số người. Người bệnh nên dùng thuốc trong khi ăn để có thể giảm bớt các tác dụng phụ này.

8.4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong các điều trị bệnh cúm vì không thể tiêu diệt được vi rút gây bệnh.

Tuy nhiên cúm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác do vi khuẩn nên trong trường hợp nhận thấy tình trạng cúm quay trở lại sau khi đã thuyên giảm, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Lúc này thuốc kháng sinh có thể sẽ cần dùng đến để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

9. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cảm cúm?

Nên phòng ngừa cảm cúm như thế nào mới tốt?
Nên phòng ngừa cảm cúm như thế nào mới tốt?

Bệnh cảm cúm có thể lây nhiễm cho người khác. Do đó, khi mắc bệnh, bạn nên có các biện pháp để tránh lây lan virus cho người khác, chẳng hạn như:

  • Cách ly với gia đình, người thân, đồng nghiệp và có thể xin nghỉ làm vài ngày đầu tiên khi bị cảm cúm. Đeo khẩu trang khi cần thiết giao tiếp với người khác.
  • Tránh gần gũi, tiếp xúc với người bệnh cúm và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng, đặc biệt là sau khi ho và hắt hơi.
  • Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc cúm.
  • Sử dụng khăn giấy để che khi bạn ho và hắt hơi.
  • Tránh đến những nơi đông người trong mùa dịch để không lây lan virus.
  • Tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm.
  • Ăn những thực phẩm được nấu sôi, chín kĩ, trái cây có chống oxy hóa giúp tăng đề kháng.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được cảm cúm là bệnh gì một cách chính xác nhất. Cùng với đó biết được các thói quen sinh hoạt, cách sống để phòng ngừa cảm cúm tốt nhất.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.