“Khỏi ngay” cảm lạnh đau bụng đi ngoài khi biết rõ nguyên nhân

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng Ba 2024

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Ba 2024

Số lần xem:
8340

Cảm lạnh đau bụng đi ngoài là bệnh lý thường gặp, khiến cho người bệnh có thể gây mất nước, mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để có được những thông tin cần thiết giúp bệnh nhanh khỏi khi biết rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Những điều cần biết về chứng cảm lạnh đau bụng đi ngoài
Những điều cần biết về chứng cảm lạnh đau bụng đi ngoài

1. Những nguyên nhân gây cảm lạnh đau bụng đi ngoài

Chúng ta dễ bị mắc phải cảm lạnh đau bụng đi ngoài khi thời tiết thay đổi, những ngày trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Khi đó sức đề kháng cơ thể yếu và dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh virus gây lạnh chân tay, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

Một số trường hợp cũng rất dễ bị cảm đau bụng đi ngoài như người mới ốm, bị suy nhược cơ thể, trẻ em đề kháng kém, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

2. Điều trị cảm lạnh đau bụng đi ngoài tại nhà

Biết rõ nguyên nhân cảm lạnh đau bụng đi ngoài chữa trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cách xử lý nhanh khi có những triệu chứng của bệnh là xoa dầu gió vào bụng, xoa vào 2 bên thái dương và quanh vùng rốn.

Cần làm gì để khắc phục cảm lạnh đau bụng kèm tiêu chảy?
Cần làm gì để khắc phục cảm lạnh đau bụng kèm tiêu chảy?

Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh đau bụng đi ngoài rất hiệu quả đơn giản có thể thực hiện tại nhà:

  • Bài thuốc 1: Dùng ngải cứu và muối, sao vàng nóng 2 thứ này với nhau. Sau đó cho hỗn hợp vào túi chườm lên vùng bụng bị đau, hoặc chườm lên trán giúp giải cảm.
  • Bài thuốc 2: Dùng trà gừng hoặc củ gừng tươi giã ra pha với nước sôi để uống nóng, cách này cũng đem lại hiệu quả cao cho người bị cảm lạnh đau bụng.
  • Bài thuốc 3: Kết hợp sả và tía tô cùng với một lá gừng cho vào nồi đổ đầy nước đun sôi cho tới khi còn vơi nửa phần nước. Sau đó chắt ra cốc và uống ngày 2 lần trước bữa ăn.

Cảm lạnh đau bụng đi ngoài do sức đề kháng yếu, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng tăng cường đề kháng được bày bán trên thị trường. Một sản phẩm thảo dược do các chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần 100% thảo dược của Việt Nam.

Thành phần nổi bật của sản phẩm là phức hệ XTDcomplex Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Trong đó, phức hệ XTDcomplex được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus cảm lạnh, virus cúm, virus bại liệt; kháng virus viêm gan, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao; kháng vi trùng sốt rét; điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể. Sự kết hợp với các thảo tự nhiên trên đã mang lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là RNA như: cảm lạnh, cảm cúm, sởi, zona, thủy đậu, sốt xuất huyết, coronavirus… Bên cạnh đó, còn giảm nhanh các triệu chứng, ngăn các biến chứng của các bệnh do virus, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

3. Một số món ăn tốt cho người bị cảm lạnh đau bụng

Điều trị cảm lạnh đau bụng kết hợp với chế độ ăn sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, nhanh chóng hồi phục. Người bị cảm lạnh đau bụng nên ăn các món ăn sau để tăng hiệu quả điều trị:

3.1. Canh ngải cứu thịt thăn

Canh ngải cứu thịt bằm rất tốt cho chứng cảm lạnh kèm đau bụng tiêu chảy
Canh ngải cứu thịt bằm rất tốt cho chứng cảm lạnh kèm đau bụng tiêu chảy
  • Chuẩn bị: 100g ngải cứu tươi, 100g thịt thăn lợn.
  • Cách làm: Rửa sạch băm nhỏ, xào qua, rồi đổ 1 bát nước đun sôi thì cho rau ngải cứu vào đun sôi là bắc xuống.
  • Ăn cùng với cơm, ngày 2 – 3 lần trong 2 – 3 ngày liên tiếp, đồng thời kết hợp sao ngải cứu chườm bụng.

3.2. Canh thịt bò riềng

  • Chuẩn bị: 750g thịt bò, 30g củ riềng, 30g gừng khô, muối vừa đủ.
  • Cách làm: Thịt rửa sạch, lọc bỏ gân, thái nhỏ, củ riềng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm chín kỹ, nêm gia vị là được.
  • Ăn kèm trong bữa.

3.3. Canh cá diếc nấu gừng, vỏ quýt

  • Chuẩn bị 1 con cá diếc 300g, 30 gừng tươi, 10g vỏ quýt, hạt tiêu, bột gia vị vừa đủ.
  • Cách làm: Cá làm sạch, bỏ ruột, gừng, vỏ quýt rửa sạch thái nhỏ, cho vào bụng cá, đổ nước vừa đủ, ninh chín, nên gia vị là được.
  • Ăn cá, uống canh lúc bụng đói.
Cải thiện cảm lạnh với đau bụng đi ngoài bằng canh cá diếc nấu gừng, vỏ quýt
Cải thiện cảm lạnh với đau bụng đi ngoài bằng canh cá diếc nấu gừng, vỏ quýt

3.4. Canh gà nấu đảng sâm trần bì thảo quả

  • Chuẩn bị: 1 con gà trống, 5g quế, 10g gừng khô, 30g đẳng sâm, 8g thảo quả, 5g trần bì, hạt tiêu, xì dầu, muối vừa đủ.
  • Cách làm: Gà làm sạch cho vào nồi cùng các gia vị, đổ nước vừa đủ ninh kỹ, lọc lấy nước.
  • Ăn thịt, uống canh.

3.5. Canh cật dê

  • Chuẩn bị: 4 cái cật dê, 50g nhục thung dung, 10 thảo quả, 10g hạt tiêu, mì sợi đủ dùng, xì dầu hành, bột gia vị vừa đủ.
  • Cách làm: Cật dê rửa sạch bóc màng mỡ, thái mỏng. Nhục thung dung, thảo quả, hạt tiêu cho vào túi vải cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, đun kỹ, cho cật dê vào, khi cật chín cho gia vị, mì sợi nấu chín.
  • Ăn trong ngày.

3.6. Cháo thịt chó, chao đậu

  • Chuẩn bị: 250g thịt chó, 250g chao đậu, 100g gạo lứt, muối vừa đủ.
  • Cách làm: Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ cho vào nồi, cho gạo vo sạch, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín, cho chao đậu và muối, đun sôi một lúc là được.
  • Ngày ăn 2 lần.

4. Một số điều cần lưu ý để phòng tránh cảm lạnh đau bụng

Cần lưu ý gì để phòng ngừa cảm lạnh đau bụng được tốt hơn?
Cần lưu ý gì để phòng ngừa cảm lạnh đau bụng được tốt hơn?

Để phòng tránh cảm lạnh nói chung và cảm lạnh đau bụng nói riêng, nên giữ ấm toàn cơ thể nhất là vùng đầu, cổ, chân. Trong nhà luôn trữ dầu gió, gừng và tỏi tươi/khô để sử dụng khi đau bụng đột ngột.

Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng cơ thể. Trong ăn uống cần tránh ăn thức ăn để trong tủ lạnh chưa được hâm nóng, tránh uống nước lạnh vì lạnh sẽ dẫn đến đầy bụng, ăn uống không tiêu, đại tiện lỏng, khiến cho bệnh tiêu hóa nặng hơn.

Trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh, cha mẹ cần chú ý vùng rốn của trẻ rất nhạy cảm dễ bị cảm lạnh nên cho trẻ quần cạp cao để không bị hở bụng khi chơi. Khi ngủ, trẻ thường hay đạp chăn khỏi người nên cần kiểm tra thường xuyên để trẻ không bị lạnh.

Một số người hay đau bụng khi trở trời nên trước khi đi ngủ thoa dầu vào vùng bụng và vùng phía trên thắt lưng để tránh bị nhiễm lạnh.

Tóm lại, khi bị mắc chứng cảm lạnh đau bụng kèm đi ngoài cũng đừng nên chủ quan mà cần can thiệp kịp thời tránh một số biến chứng không mong muốn. Nếu tình trạng trở nặng hơn cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Causes of abdominal pain and chills. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324116
  • [2] You Have a Cold. Why Does Your Stomach Hurt? https://www.everydayhealth.com/digestive-health/what-a-cold-does-to-your-stomach.aspx
  • [3] What’s Causing My Abdominal Pain and Chills? https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-chills

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.