Cảm lạnh thường diễn ra vào mùa đông, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách chữa trị cũng như biện pháp phòng tránh cảm lạnh mùa đông như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết ngay dưới đây.
1. Nguyên nhân gây cảm lạnh vào mùa đông?
Mùa đông ở nước ta, không khí lúc ẩm, lúc lại hanh khô. Sự thay đổi độ ẩm thất thường chính là điều kiện lý tưởng để các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Thêm vào đó, nền nhiệt thấp làm cho sức đề kháng bị yếu đi, cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại sự xâm nhập của virus. Điều này khiến nhiều người bị cảm lạnh mùa đông. Đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém.
2. Các cách chữa cảm lạnh vào mùa đông
- Dùng hoa cúc tần: Cúc tần có vị đắng, cay, thơm và tính ấm, giúp hạ nhiệt, giảm đau, rất có hiệu quả trong việc chữa cảm lạnh vào mùa đông
- Dùng cây tía tô: Có thể đun nước tía tô hoặc nấu cùng với cháo ăn và nghỉ ngơi cho ra mồ hôi. Sử dụng lá tía tô giúp chữa cảm lạnh rất tốt, hạn chế việc dùng thuốc tây
- Dùng vỏ và lá bưởi: Tinh dầu trong vỏ bưởi có vị cay, ngọt, đắng giúp chữa ho và giải cảm rất hữu hiệu. Xông hơi lá bưởi tươi, lá chanh, lá sả và hương nhu sẽ mang lại hiệu quả giải cảm tốt
- Dùng tỏi tía: Tỏi có vị cay, tính ôn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng là phương pháp trị cảm lạnh trong mùa đông được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, theo y học hiện đại, tỏi cũng chứa chất oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt virus, kháng khuẩn nên trị cảm lạnh rất tốt
- Súc miệng nước muối: Súc miệng nước muối hằng ngày sẽ giúp sát khuẩn vùng miệng, họng làm giảm các cơn ho rõ rệt
3. Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông
Một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện để phòng ngừa cảm lạnh ngay trong mùa đông như:
3.1. Giữ ấm cơ thể
Nên mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt lưu ý làm ấm hai bộ phận quan trọng đó là cổ và tai, để phòng tránh cảm lạnh. Nhiệt độ ngoài trời vào lúc sáng sớm và về đêm thường thấp nhất trong ngày, vì vậy nên giữ ấm cơ thể cẩn thận. Để tránh cảm lạnh mùa đông, bạn cũng có thể ngâm chân vào nước ấm nóng hoặc massage chân để giúp lưu thông huyệt đạo, tăng cường hệ miễn dịch
3.2. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Để có một sức đề kháng khỏe, cần có một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày. Về thực đơn dinh dưỡng, nên cung cấp cho cơ thể nhiều loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin, khoáng chất. Đồng thời hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích…Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, có thể uống thêm 1 ly nước cam để bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng phòng chống cảm lạnh vào mùa đông.
3.3. Rửa tay bằng xà phòng
Tay là bộ phận có nhiều vi khuẩn, do thường xuyên tiếp xúc với nhiều bề mặt và vật dụng như bàn ghế, đồ dùng, những nơi công cộng… Do đó, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.
3.4. Bỏ thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá là thói quen xấu có hại cho hệ hô hấp. Người hút thuốc lá có đường hô hấp nhạy cảm hơn đối với các các chủng virus, và nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cũng cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, để đẩy lùi bệnh cảm lạnh ở mùa đông thì nên cố gắng hạn chế thói quen này đến mức tối đa
3.5. Giữ cho sức khỏe tinh thần luôn ổn định
Hệ miễn dịch cũng có thể bị suy giảm, nếu như bạn có tâm trạng lo lắng, căng thẳng trong một thời gian dài. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh trong mùa giá rét hơn. Thay vào đó hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động cùng bạn bè để giải tỏa tâm lý, giữ một tinh thần luôn ổn định, thoải mái
3.6. Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Bổ sung các sản phẩm thảo dược vào mùa đông giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ bên trong, được xem là biện pháp hai trong một, vừa giúp phòng ngừa lại vừa có tác dụng điều trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng yếu, thường xuyên bị cảm lạnh mùa đông.
Các thành phần thảo dược đảm bảo lành tính, an toàn, giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể tiêu diệt virus, ngăn ngừa sự nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, nếu bị cảm lạnh, các sản phẩm này sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, từ đó bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
Cảm lạnh mùa đông là căn bệnh phổ biến mà nhiều người dễ mặc phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chúng bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà. Và quan trọng nhất, đó là luôn phải chú trọng nâng cao sức đề kháng cơ thể vào mùa đông, để có thể chống tại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, bảo vệ được sức khỏe của bạn được tốt nhất.
Bài viết liên quan: Cảm lạnh mùa hè phải điều trị và phòng ngừa ra sao?
Nguồn tham khảo
- [1] Winter Illness Guide. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/winter-illness-guide
- [2] Scientists finally know why people get more colds and flu in winter. https://edition.cnn.com/2022/12/06/health/why-winter-colds-flu-wellness/index.html
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn