Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị theo triệu chứng. Dưới đây là các thuốc thường được dùng và thuốc tuyệt đối không được sử dụng để an toàn cho người bệnh giúp mau hồi phục.
Các thuốc thường được dùng trong điều trị sốt xuất huyết
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết nên chủ yếu dùng thuốc điều trị các triệu chứng là chính. Các thuốc thường được dùng có:
Thuốc hạ sốt
Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt rất cao nên cần điều trị hạ sốt. Khi sốt trên 38 độ C thì có thể dùng khăn ấm chườm vùng nách, bẹn, trán và mặc quần áo rộng, thoáng mát, kết hợp dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 -15mg/kg cân nặng. Lưu ý tuyệt đối không được dùng Ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì sẽ làm tình trạng sốt xuất huyết thêm nặng.
Thuốc hạ sốt Paracetamol khá phổ biến nhưng nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc, hoại tử gan cấp và các biến chứng nguy hiểm khác nên nếu người bệnh sốt xuất huyết không hạ sốt sau khi đã dùng thuốc hoặc sốt lại liên tục sau khi đã dùng đến liều thuốc tối đa cho phép thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.
Đối với trẻ em, có thể chọn các dạng bào chế khác nhau của Paracetamol như thuốc viên, siro, thuốc bột pha uống và viên đạn đặt hậu môn…. Khi cần thiết phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau như dùng thuốc hạ sốt dạng bột hoặc siro khi trẻ thức kèm viên đặt hậu môn khi trẻ ngủ … Cần lưu ý tổng liều thuốc trong ngày không được vượt quá liều tối đa cho phép nhằm tránh ngộ độc do quá liều. Cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.
Thời gian dùng thuốc hạ sốt sẽ từ khoảng 4 – 6 giờ mới được dùng một liều tiếp theo, tuyệt đối không được dùng với khoảng cách ngắn hơn hay tăng liều vì nghĩ rằng sẽ mau chóng giảm sốt.
Bù nước
Khi người bệnh sốt xuất huyết sốt cao thì cùng với việc uống thuốc hạ sốt cũng cần bổ sung chất điện giải và bù nước do sốt cao gây ra. Có thể dùng oresol hoặc hydrit để bù nước và điện giải. Chú ý nên pha oresol đúng tỷ lệ và pha bằng nước đun sôi để nguội. Người bệnh cũng có thể uống nước dừa, nước trái cây để bù nước. Nếu trường hợp không uống được bù nước và điện giải thì có thể truyền dung dịch Nacl 0,9%.
Thuốc không được dùng trong sốt xuất huyết
Aspirin
Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau mức độ vừa và nhẹ nhưng không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Aspirin còn là thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông và được dùng trong dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Do đó nếu dùng Aspirin với người bệnh sốt xuất huyết sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da…
Aspirin cũng không nên dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc phải hoặc đang hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, cúm mùa … , các bệnh có biểu hiện rất dễ nhầm với bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể… Trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan nếu dùng Aspirin không đúng chỉ định có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.
Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác
Ngoài Aspirin thì thuốc Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết do tăng nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen là các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids – NSAIDs như diclofenac, meloxicam … cũng không được dùng. Nguyên nhân là do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.
Cùng với điều trị đúng cách trên đây thì người bệnh sốt xuất huyết có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả, giảm nhanh lượng virus trong cơ thể. Sản phẩm này có chứa các thảo dược nên an toàn cho người bệnh như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Đông trùng hạ thảo… Khi sử dụng sẽ cho cồn dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng hiệp đồng giúp ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN – nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban… sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus, nên có thể dùng trong điều trị và phòng bệnh do virus gây ra, trong đó có bệnh sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết cần uống đúng thuốc chỉ dẫn và tuyệt đối tránh các thuốc không được dùng, kết hợp với chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi sẽ giúp nhanh hồi phục.