Khi nhắc đến cắt trĩ, bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, không biết sau khi mổ có đau không, việc vệ sinh ra sao, mất bao lâu để phục hồi sức khỏe như bình thường. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp cắt trĩ được cải tiến ít xâm lấn hơn, ít gây đau đớn và an toàn hơn… giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe vốn có.
1. Khi nào cần cắt trĩ?
Theo các bác sĩ, không phải trường hợp nào cũng cần cắt bỏ búi trĩ. Người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh cụ thể, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, cắt trĩ được chỉ định với những bệnh nhân ở cấp độ 3 trở lên như trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4, có hiện tượng búi trĩ huyết khối, búi trĩ quá to, trĩ ngoại, gây chảy máu và đau đớn nhiều.
Cắt trĩ được coi là lựa chọn cuối cùng để chữa bệnh trĩ, khi mà các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không có tác dụng hoặc không đáp ứng được phác đồ điều trị.
2. Cắt búi trĩ có đau hay không?
Khi tiến hành cắt búi trĩ, người bệnh sẽ được tiêm các loại thuốc tê, thuốc giảm đau để hạn chế tối đa cảm giác đau đớn. Đồng thời, việc áp dụng các phương pháp phẫu thuật hạn chế xâm lấn, và thực hiện trong thời gian ngắn, sẽ khiến người bệnh ít cảm thấy đau đớn khi mổ.
Hậu phẫu thuật, khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức ở vết khâu hậu môn, việc đi lại cũng khó khăn hơn. Sau một vài ngày thì những cơn đau sẽ giảm dần và hết hẳn.
3. Cắt trĩ có ảnh hưởng gì không?
Sau phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:
- Xuất huyết sau cắt trĩ. Biến chứng này khá phổ biến, người bệnh có thể báo với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn vệ sinh và cầm máu kịp thời
- Nhiễm trùng vết thương, do chăm sóc vết thương chưa đúng cách
- Phù nề vết mổ khiến vùng quanh hậu môn bị sưng
- Hẹp lỗ hậu môn sau phẫu thuật
- Bí tiểu sau cắt trĩ
- Đại tiện không tự chủ, biến chứng này rất hiếm gặp, chỉ dưới 10%
- Có da thừa tại hậu môn
- Nứt kẽ hậu môn
Trong quá trình hồi phục vết thương, nếu phát hiện triệu chứng nào bất thường, thì hãy báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
4. Các phương pháp cắt và loại bỏ búi trĩ phổ biến hiện nay
Căn cứ vào việc thăm khám, xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp cắt mổ trĩ phù hợp.
4.1. Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống – Laser
Phương pháp cắt trĩ này sẽ chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp các tia Laser đã được bức xạ tới vị trí trĩ muốn cắt bỏ.
Phẫu thuật bằng Laser có ưu điểm là thời gian thực hiện ngắn, ít xâm lấn, không gây nhiều đau đớn, vết thương hồi phục nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này lại không có hiệu quả cao với trường hợp sa trĩ nặng. Người bệnh có thẻ gặp phải một số biến chứng sau điều trị như: chảy máu kéo dài, nhiễm khuẩn, đau hậu môn.
4.2. Phương pháp cắt trĩ kinh điển – Longo
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng súng khâu tự động, cắt nguồn máu chảy vào nuôi dưỡng búi trĩ vòng, khiến búi trĩ dần bị teo và rụng. Kỹ thuật này cũng thường được chỉ định với những bệnh nhân trĩ nội độ 3, độ 4 và trĩ hỗn hợp.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo được áp dụng rộng rãi, do có hiệu quả cao, xử lý được nhiều loại trĩ như trĩ ngoại, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp….Đặc biệt là không gây đau đớn, do vị trí phẫu thuật nằm ở vùng vô cảm của ống hậu môn, tổn thương ít, thời gian nằm viện ngắn và hồi phục sức khỏe nhanh. Chỉ mất 30 – 45 phút cho một ca phẫu thuật và thực hiện được cho cả người huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng….
4.3. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Với phương pháp này, các thao tác cắt búi trĩ được tiến nhành nhanh chóng và tự động bằng máu khâu nối HYG-34. Phương pháp PPH giúp bệnh nhân loại bỏ trĩ nhanh, ít gây đau, hồi phục nhanh, tỷ lệ tái phát thấp, ít làm tổn hại đến cơ vòng hậu môn, có tính thẩm mĩ cao và phù hợp với đa số các trường hợp cần loại bỏ trĩ như trĩ nội, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng.
>> Xem thêm: Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là gì? Giá bao nhiêu tiền?
4.4. Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Đây là phương pháp được đánh giá là hiện đại nhất hiện nay. Sử dụng sóng cao tần để sản sinh nhiệt, tác động lên thành mạch trĩ, giúp làm đông máu tại búi trĩ để cố định vị trí búi trĩ cần cắt. Sau đó dùng dao tĩnh điện để cắt bỏ búi trĩ sa trễ ra ngoài hậu môn.
Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT thực hiện xâm lấn tối thiểu, độ chính xác và an toàn cao, ít gây tổn thương và đau đớn, các biến chứng sau phẫu thuật rất thấp, gần như là không có. Thời gian tiến hành phẫu thuật cũng chỉ kéo dài từ 20 – 30 phút. Tuy vậy, phương pháp này sẽ hiệu quả hơn trong điều trị cắt trĩ ngoại.
4.5. Phương pháp Milimorn Morgan
Phương pháp này thường được chỉ định với người bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4 hoặc người bị trĩ ở cấp độ 2 nhưng chảy máu thường xuyên.
Đặc trưng của kỹ thuật này là tiến hành cắt riêng từng búi trĩ nhưng vẫn giữ nguyên các mảnh da ở giữa, sau đó được bác sĩ khâu lại, làm giảm tổn thương trên bề mặt ống hậu môn.
Áp dụng phương pháp Milimorn Morgan được cho cả trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, hiệu quả cao, tỉ lệ tái phát thấp khoảng 5 – 7%. Ngược lại, nhược điểm của phương pháp này là thời gian phẫu thật dài, gây đau đớn cho người bệnh, mất máu nhiều, tính thẩm mỹ không cao, đòi hỏi bác sĩ có khả năng chuyên môn cao vì có thể dẫn đến nguy cơ hẹp hậu môn.
4.6. Triệt mạch bằng siêu âm Doppler – THD
Phương pháp cắt trĩ sẽ sử dụng chùm siêu âm Doppler để xác định các động mạch trĩ chính. Từ đó tiến hành khâu thắt mạch để ngăn máu lưu thông vào nuôi các búi trĩ. Các búi trĩ sẽ bị teo nhỏ và rụng đi do không có máu nuôi dưỡng.
Phương pháp này áp dụng được cho nhiều cấp độ bệnh, kể cả cấp độ nặng như cấp 3,4. Mặt khác, thời gian tiến hành phẫu thuật khâu triệt mạch khá lâu, có nguy cơ xảy ra biến chứng và tỉ lệ tái phát bệnh cao.
4.7. Phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ khoanh cắt niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống và tiến hành khâu liền với vùng da hậu môn.
Phương pháp này ít được lựa chọn cho người bệnh, do gây đau đớn trong khi phẫu thuật và hậu phẫu thuật, tỉ lệ tái phát bệnh cao khoảng 10%, có thể gây ra các biến chứng sau phẫu thuật như: đại tiện mất tự chủ, rò hậu môn, hẹp lỗ hậu môn.
5. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩ cho người bệnh
- Vệ sinh sạch sẽ vết mổ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng ấm. Rửa nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vết mổ.
- Sau khi vệ sinh, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vết thương. Có thể sát khuẩn lại vết thương bằng dung dịch betadine 10% (hỏi trước ý kiến bác sĩ điều trị).
- Nghỉ ngơi 1 – 2 ngày sau khi cắt trĩ.
- Chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh làm vết thương rỉ máu.
- Tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi thấy các dấu hiệu bất thường như: đau, chảy máu kéo dài, không thể đi đại tiện, đại tiện lắt nhắt, xuất hiện dịch lạ….cần báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều chất xơ, rau xanh, các loại hoa quả tươi, protein từ thịt, cá, thịt bò, lợn…giúp tăng sức để kháng và nhanh chóng hồi phục. Hạn chế đồ ăn, gia vị cay nóng.
>>Xem thêm: Mổ trĩ xong nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục?
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh việc cắt trĩ, cũng như hiểu biết thêm về các phương pháp loại bỏ trĩ hiện đại. Hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo việc điều trị mang lại an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có hiệu quả không?
- Phương pháp thắt búi trĩ có đau không, có khỏi bệnh không?
- [Giải đáp] Bệnh trĩ có trị dứt điểm được không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA