Cắt trĩ xong đi ngoài ra máu không phải là chuyện hiếm gặp. Vì sao người bệnh gặp phải tình trạng này và cần làm gì để cải thiện sẽ có trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân sau cắt trĩ đi ngoài ra máu
1.1. Cắt trĩ đi ngoài ra máu do điều trị bệnh không triệt để
Phẫu thuật loại bỏ trĩ cần phải được chữa trị tại một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Nếu người bệnh chọn cơ sở y tế kém chất lượng, các búi trĩ có thể không được loại bỏ hoàn toàn, các khe hở vẫn còn tồn tại cộng với vết mổ mới khiến người bệnh cắt trĩ xong đi ngoài ra máu. Điều trị không dứt điểm không những khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy, khiến vùng hậu môn chịu những thương tổn nặng nề.
1.2. Cắt trĩ đi ngoài ra máu do táo bón
Sau mổ trĩ nhiều người bệnh nghĩ không cần phải kiêng khem gì nữa, ăn các món không tốt cho người bệnh trĩ và đây là nguyên nhân khiến thiếu hụt các chất xơ hòa tan và chất lỏng, phân thải ra cứng hơn hoặc tồi tệ hơn là chứng táo bón kéo dài. Sau phẫu thuật người bệnh sợ đau và nhiễm trùng vết mổ mà có thể nhịn đi đại tiện, điều này cũng là nguyên nhân khiến đại tiện trở nên khó khăn. Phần da hậu môn và niêm mạc cần thời gian để phục hồi, dễ dàng bị tổn thương do bất cứ áp lực nào nên người bệnh bị táo bón sẽ phải dùng sức để rặn khi đại tiện. Phân cọ xát với vết mổ trĩ sẽ làm xuất hiện tình trạng cắt trĩ xong đi cầu ra máu.
1.3. Cắt trĩ đi ngoài ra máu do mắc các bệnh mạn tính
Một số bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu… làm suy giảm khả năng đông máu. Do đó nếu người bệnh có bệnh lý vừa kể thì sẽ khiến vết mổ lâu lành kéo từ đó là có thể gặp phải tình trạng cắt trĩ xong đại tiện ra máu.
1.4. Cắt trĩ đi ngoài ra máu do bệnh tái phát
Người bệnh sau phẫu thuật có thể bị tái phát ngay nên gặp tình trạng cắt trĩ xong đi ngoài ra máu.
1.5. Do vận động mạnh sau phẫu thuật
Nếu sau phẫu thuật mà người bệnh không tránh vận động hoặc mang vác vật nặng thì có thể ảnh hưởng đến vết khâu, làm bung chỉ khiến gặp tình trạng đi ngoài ra máu sau khi cắt trĩ.
2. Sau phẫu thuật cắt trĩ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Tình trạng đi cầu ra máu sau mổ trĩ có nguy hiểm hay không thì cần đánh giá dựa vào thời gian ra máu và số lượng máu mỗi lần. Ngoài việc khiến người bệnh lo lắng, khó chịu vùng hậu môn thì theo các chuyên gia y tế đây là tình trạng dễ gặp và người bệnh có thể thấy ít máu dính ở quần lót, trên bồn cầu, đặc biệt khi đi đại tiện trong khoảng thời gian từ 48 – 72 giờ sau khi mổ trĩ. Đây là hiện tượng bình thường và người bệnh có thể yên tâm là sẽ thuyên giảm dần và chấm dứt trong thời gian ngắn.
Nhưng nếu tình trạng chảy máu diễn ra lâu dài (trên 7 ngày) và với số lượng cùng tần suất dày đặc thì người bệnh cần phải báo ngay với bác sĩ để được cải thiện sớm nhất vì tình trạng này có thể là biến chứng xuất huyết sau phẫu thuật loại bỏ búi trĩ. Tình trạng chảy máu kéo dài không được kiểm soát sẽ dẫn đến mất nhiều máu và nhiễm trùng vết mổ. Việc nhiễm trùng tại hậu môn cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm khác, đặc biệt là nguy cơ tái phát hoặc bệnh tiến triển nặng trở lại. Nhiều trường hợp bệnh trĩ tái phát có thể khiến hoại tử hậu môn, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh buộc phải lắp hậu môn giả.
3. Cần làm gì khi bị đi ngoài ra máu sau cắt trĩ?
3.1. Tìm nguyên nhân gây chảy máu
Người bệnh khi thấy mổ trĩ xong vẫn đi cầu ra máu thì nên đến gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị theo những về việc dùng thuốc cũng như liều lượng và thời gian sử dụng. Nếu thấy có bất cứ phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp phù hợp.
3.2. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần cải thiện tình trạng này. Người bệnh cần ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây để bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất giúp làm mềm phân. Hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, các loại đồ ăn cay nóng hoặc có nhiều dầu mỡ, các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích…
3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh chú ý vệ sinh hậu môn thường xuyên và đúng cách như nên rửa bằng nước muối ấm hoặc những loại nước lá có tác dụng diệt khuẩn như lá trầu không, chè xanh, rau diếp cá…
Chú ý không làm việc nặng, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu trong thời gian dài. Sau phẫu thuật người bệnh nên nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để tránh gây áp lực cho cơ hậu môn, giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và vừa sức,… và không nên chơi các môn thể thao nặng như chạy bộ đường dài, bóng đá… sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ khiến bệnh lâu lành.
3.4. Đi khám bác sĩ
Sau khi áp dụng các cách trên mà không cải thiện tình trạng này thì người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay tránh để kéo dài khiến điều trị thêm khó khăn, phục hồi mất thời gian và có nguy cơ gặp phải các biến chứng.
Ngoài ra người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm giúp cải thiện bệnh trĩ, táo bón hiệu quả. Sản phẩm có chứa Rutin, Đương quy, Magie. Trong đó Rutin có chứa vitamin P có tác dụng làm bền thành mạch, tăng sự bền vững ở hồng cầu, chống co thắt, giảm lực cơ trơn. Rutin còn giúp nhuận tràng, điều trị giãn tĩnh mạch. Đương quy và Magie cũng tăng cường khả năng giúp làm giảm đau, hoạt huyết, nhuận tràng, thông đại tiện, hạn chế tình trạng táo bón.
Nếu thấy cắt trĩ xong đi ngoài ra máu người bệnh nào cũng sẽ lo lắng, bất an. Hãy đi khám lại ngay để được bác sĩ chỉ dẫn cách kiểm soát tình trạng này nhé.
>> Xem thêm: Đi ngoài ra máu có mùi tanh là cảnh báo của bệnh gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA