– Hậu môn, trực tràng là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, có cửa thông với bên ngoài. Trực tràng sinh ra từ tầng phôi thai trong, ống hậu môn sinh ra từ tầng phôi thai ngoài, chúng được phân tách bởi đường lược.
– Trực tràng trên nằm ở ngang đốt sống cùng thứ III, nối theo với đại tràng; trực tràng dưới nằm ở đỉnh xương cụt, tiếp giáp với ống hậu môn. Trực tràng có độ dài khoảng 12 cm. Vị trí của trực tràng trong khoang chậu có quan hệ mật thiết với bên trong đốt sống cùng, cũng có độ cong giống đốt sống cùng. Trực tràng trên pần nhiều giống với đại tràng sigma, song đoạn dưới phình to tạo thành bóng trực tràng. 1/3 mặt trước trực tràng và hai bên được phủ bởi phúc mạc, bao quanh bàng quang (ở nam) và âm đạo (ở nữ), tạo nên ổ lõm (hay túi cùng) trực tràng. 1/3 mặt dưới trực tràng không được bao phủ bởi phúc mạc. Lớp cơ thành đại tràng giống với cơ vòng nằm ở chỗ nối tiếp hậu môn với trực tràng tạo nên cơ thắt trong hậu môn. Niêm mạc trực tràng khá dày, có 3 nếp nhăn, gọi là các nếp ngang trực tràng, được phân chia thành nếp trên, nếp giữa và nếp dưới.
– Ống hậu môn dài khoảng 3 cm, mép dưới là rìa hậu môn thông với bên ngoài, mép trên là đường lược, nối liền với trực tràng. Y học thường cho rằng, mép trên của ống hậu môn nằm trên đường lược. Xung quanh ống hậu môn được bao bọc bởi cơ thắt trong và cơ thắt ngoài hậu môn. Niêm mạc tại nơi giao nhau giữa da hậu môn và niêm mạc trực tràng có 6-10 nếp dọc gọi là cột hậu môn. Đầu dưới của cột hậu môn được nối với nhau bởi các nếp nhỏ hình van bán nguyệt, gọi là van hậu môn. Niêm mạc thành ruột ở giữa van hậu môn và cột hậu môn hình thành nên các ngách nhỏ hình túi có cửa mở lên trên, gọi là xoang hậu môn, tại đáy của xoang hậu môn có các cửa ống dẫn của tuyến hậu môn. Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu này, giữa da hậu môn và niêm mạc trực tràng hình thành một dải ranh giới hình ranh cưa gọi là đường lược. Đường lược có ý nghĩa quan trọng về mặt giải phẫu.
– Đường lược là nơi nối tiếp giữa tầng phôi trong và tầng phôi ngoài trong thời kỳ phôi thai. Vì thế, cấu tạo trên dưới của đường lược có sự khác biệt rõ rệt. Nằm trên đường lược là trực tràng, bề mặt được phủ bởi niêm mạc là lớp thượng bì hình cột. Dưới đường lược là ống hậu môn, được phủ bởi da.
– Trên đường lược là động mạch trực tràng trên, dưới đường lược là động mạch lỗ hậu môn.
– Tĩnh mạch hồi lưu: trên đường lược, các đám rối tĩnh mạch đổ vào hệ thống tĩnh mạch cửa, qua tĩnh mạch trực tràng trên; dưới đường lược, đám rối tĩnh mạch đổ vào hệ thống tĩnh mạch chủ dưới bởi tĩnh mạch trực tràng dưới.
– Chuỗi hạch hồi lưu: phía trên đường lược đổ về chuỗi hạch thắt lưng và chuỗi hạch chậu trong, phía dưới đường lược đổ vào chuỗi hạch bẹn, hông.
– Thần kinh chi phối: trên đường lược do thần kinh tự chủ (noron tự chủ) chi phối, cảm giác đau không nhạy cảm; dưới đường lược do thần kinh cột sống chi phối, có cảm giác đau nhạy cảm. Do cấu tạo giải phẫu ở phía trên và dưới đường lược không giống nhau nên triệu chứng biểu hiện cũng khác nhau rõ rệt. Hiểu được những đặc điểm giải phẫu này có ý nghĩa quan trọng về mặt lâm sàng.
http://www.duocphamvinhgia.vn
Sưu tầm
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA