Cấy chỉ chữa hen phế quản là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao và an toàn với người bệnh. Thực hiện cấy chỉ giúp bệnh nhân hết hẳn triệu chứng bệnh mà không cần sử dụng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản.
1. Tại sao cấy chỉ lại được sử dụng trong điều trị hen phế quản?
Cấy chỉ chữa hen phế quản là phương pháp sử dụng chỉ tự tiêu trong phẫu thuật (chỉ catgut) cấy vào một số huyệt đạo có liên quan để điều trị bệnh. Chỉ catgut bản chất là protein tự tiêu, khi cấy vào cơ thể sẽ tạo ra chất kích thích cơ học và tác dụng sinh hóa học lên huyệt đạo, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng hen phế quản như ho, khó thở,… và tăng cường chức năng hô hấp cho những người mắc bệnh.
Cấy chỉ có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị hen phế quản tạm thời hoặc dài hạn, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của bệnh nhân. Khi có triệu chứng bệnh, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
2. Chỉ định
Điều trị bệnh hen suyễn bằng phương pháp cấy chỉ sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn.
- Thời kỳ tiền cơn: giúp bệnh nhân ngăn chặn các cơn hen phế quản gây khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, ho…
- Các cơn hen suyễn đã bắt đầu: giúp bệnh nhân cắt cơn hen nhanh chóng.
- Thời kỳ hòa hoãn (ngoài cơn): tăng cường sức đề kháng, điều hòa khí huyết, góp phần điều trị bệnh căn.
3. Chống chỉ định
Dù phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Người bị sốt cao
- Bệnh nhân tăng huyết áp kịch phát
- Người bị phù phổi cấp, hen tim, tràn khí màng phổi.
- Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai.
- Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.
- Dị ứng với chỉ tự tiêu.
4. Chuẩn bị
Người thực hiện
Người thực hiện cấy chỉ là bác sĩ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề.
Trang thiết bị
- Khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp không mấu, cồn sát trùng, cồn iốt, gạc vô trùng, bông, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ.
- Kim cấy chỉ và chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng.
- Hộp thuốc chống sốc phản vệ.
Người bệnh
- Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Chuẩn bị tinh thần, phối hợp với các bác sĩ.
- Bệnh nhân được đưa vào phòng riêng biệt, nằm trên giường bệnh với tư thế thoải mái, để lộ vùng huyệt.
5. Các bước tiến hành
Quy trình thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa hen suyễn được Bộ Y tế quy định tại các cơ sở y tế gồm các bước:
Các huyệt thường dùng
Bác sĩ sẽ đưa chỉ catgut vào trong các huyệt đạo sau: Định suyễn, Khí xá, Thiên đột, Chiên trung, Trung phủ, Hợp cốc, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Khúc trì, Liêm tuyền.
Ngoài ra, trong quá trình cấy chỉ bác sĩ có thể bổ sung thêm một số huyệt đạo khác để nâng cao hiệu quả.
Thủ thuật
Các bước cấy chỉ được tiến hành như sau:
- Bác sĩ cắt chỉ tự tiêu thành từng đoạn khoảng 0,5cm – 1cm.
- Luồn chỉ vào nòng kim.
- Xác định huyệt và sát trùng vùng huyệt cấy chỉ.
- Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.
- Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ.
Liệu trình điều trị
Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 7 – 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.
6. Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ trong điều trị hen phế quản
Phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp điều trị khác như:
- Cấy chỉ là phương pháp được chứng minh an toàn, ít phản ứng phụ. Không cần sử dụng thuốc, không xâm lấn sâu, không gây đau đớn, hiệu quả tích cực ngay từ lần cấy chỉ đầu tiên.
- Thủ thuật đơn giản, thời gian ngắn, mỗi lần điều trị khoảng 45 – 60 phút tùy vào số huyệt đạo cần cấy chỉ.
- Bệnh nhân không cần phải nhập viện, sau khi thực hiện cấy chỉ có thể đi lại bình thường, nghỉ ngơi tại chỗ 15 phút là có thể xuất viện.
- Chi phí điều trị bệnh thấp hơn nhiều so với phẫu thuật ngoại khoa, không có nhiều phát sinh sau điều trị.
- Cải thiện rõ rệt triệu chứng bệnh, đồng thời giúp cơ thể hồi phục, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị.
Bên cạnh đó, người bị hen suyễn có thể phòng tránh, ngăn ngừa cơn hen bằng cách giữ thông thoáng đường thở. Người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Trẻ em bị hen suyễn nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, từ đó ngăn cơ hen tái phát. Phụ huynh có thể cho bé dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết phòng tránh các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.
Trên đây là thông tin về phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản. Phương pháp này thường được sử dụng như một cách điều trị tạm thời hoặc dài hạn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Tuy nhiên, trước khi cấy chỉ, bạn cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng hen phế quản của mình để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.
Bài viết liên quan:
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn