Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian là biện pháp an toàn được nhiều người sử dụng bởi độ hiệu quả mà chúng mang lại cho người dùng cao, lành tính, tốn ít chi phí. Dưới đây là 10+ hướng dẫn chi tiết giúp bạn dễ dàng thực hiện ngay tại nhà từ những nguyên liệu sẵn có ngay trong nhà bếp.
1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Thời điểm tháng 3 đến tháng 5 là lúc mà bệnh viêm mũi dị ứng phát triển mạnh mẽ nhất. Đặc biệt là dị ứng phấn hoa, khói bụi hoặc các mùi hương khác khiến tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, đau nhức khoang mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng histamin, kết hợp với thuốc xịt, nhỏ mũi. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ, tránh bị nhờn thuốc. Ngoài việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, người bệnh còn có thể áp dụng các bài thuốc nam an toàn, lành tính để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.
Việc dùng thảo dược, các vị thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng trở nên phổ biến nhờ những lợi ích mà chúng mang lại như:
- An toàn, lành tính đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
- Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam đi sâu vào căn nguyên của bệnh, ít khả năng tái phát.
- Không sợ tình trạng nhờn thuốc như sử dụng thuốc Tây y.
- Thường các loại thuốc tân dược chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhất thời, dễ tái đi tái lại, để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì các bài thuốc nam cũng có hạn chế như cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả. Những trường hợp bệnh chuyển mãn tính thì phương pháp này khó điều trị hơn và thường không mang lại kết quả.
Xem thêm: TOP 10+ thuốc chữa viêm mũi dị ứng được chuyên gia khuyên dùng
2. Một số cây thuốc nam chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Cây thuốc nam có tác dụng điều trị tại chỗ, làm giảm tình trạng hắt hơi nhiều, ngứa ngáy, chảy nhiều dịch, tắc nghẽn mũi… Đây cũng là thảo dược tương thích nhất với cơ địa người Việt. Dưới đây là 12 cây thuốc nam quý chữa viêm mũi dị ứng nên tham khảo:
2.1. Cây hoa ngũ sắc
Nghiên cứu cho biết thấy trong cây hoa ngũ sắc có chứa tới 0.16% tinh dầu đặc, chúng có mùi thơm, màu vàng nhạt đặc biệt là nhiều hoạt chất chữa bệnh. Các thành phần trong cây bao gồm: Geratocromen, demetoxygeratocromen, cadinen, caryophyllen… các vitamin và khoáng chất giúp tiêu viêm, chống dị ứng, làm thông thoáng khoang mũi, giảm triệu chứng đau nhức, ngứa mũi, hắt hơi ở người bệnh.
Cách 1: Xông hơi hoa ngũ sắc
- Lấy một nắm hoa ngũ sắc, rửa sạch sau đó để ráo lá và đem thái thành từng khúc ngắn và cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Khi nước sôi thì dùng một tờ giấy cuộn thành một ống nhỏ.
- Tiếp đó người bệnh đưa đầu to vào vào miệng ống nước và đầu còn lại đặt vào mũi.
- Dùng tay bịt một bên mũi và hít hơi nước ấm vào.
- Sau khi thực hiện một bên, các bạn đổi bên và lặp lại thao tác tương tự từ 5-10 phút và kiên trì sử dụng 10-15 ngày.
Lưu ý: Trong quá trình xông hơi mũi, nên chờ nước nguội bớt, vì hơi nước nóng có thể sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, khiến tình trạng bệnh trở lên tồi tệ thêm.
Cách 2: Thoa trực tiếp nước cốt cây ngũ sắc lên mũi bị viêm
- Sử dụng hoa ngũ sắc, rửa sạch, để ráo và giã nhuyễn.
- Lấy nước cốt cây hoa ngũ sắc và dùng một chiếc tăm bông thấm lấy dịch nước thoa lên vùng mũi bị viêm.
- Sau 5-10 phút thì tháo bông ra và hỉ mũi cho dịch nhầy thoát ra ngoài.
2.2. Ké đầu ngựa
Nhắc đến các loại cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng, chúng ta không thể không nhắc đến ké đầu ngựa. Loại cây này thường mọc hoang ở nhiều vùng ruộng, đồng, khu đất bỏ hoang ở vùng quê Việt Nam. Theo Đông y, ké đầu ngựa còn được gọi bằng nhiều tên khác như xương nhĩ, thương nhĩ tử, phắc ma. Công dụng phổ biến của loại thảo mộc này đó là kháng khuẩn, tán phong, lưu thông khí huyết, giảm ho, chống dị ứng… Do đó, người bệnh viêm mũi dị ứng có thể áp dụng bài thuốc từ ké đầu ngựa để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Cách thực hiện:
- Ké đầu ngựa đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho vào chảo, sao lên cho đến khi ngả sang màu xám thì tán thành bột mịn.
- Dùng bột này pha cùng với nước để uống, mỗi lần dùng khoảng 4g. Nên ăn 3 lần mỗi ngày để thấy được tác dụng tốt.
- Sau khi sử dụng ngày đầu tiên, ngưng khoảng vài ngày rồi thực hiện thêm khoảng 1 – 2 liệu trình nữa là được.
2.3. Lá ngải cứu
Ngải cứu là cây thuốc nam rất quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang, điều hoà kinh nguyệt, chữa đau xương khớp,… Theo các nghiên cứu, lá ngải cứu chứa nhiều hoạt chất tricosanol, tetradecatrilin, cineol, dehydro matricaria este… có tác dụng làm giảm cơn đau thần kinh. Ngoài ra lượng tinh dầu còn có tác dụng khắc phục những triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, ho,…
Cách làm:
- Lá ngải cứu rửa sạch sẽ và để ráo nước.
- Đun một nồi nước sôi và thả ngải cứu vào sau đó để tinh dầu tiết ra.
- Dùng nước lá ngải cứu xông mũi trong khoảng 15 phút.
- Mỗi ngày người bệnh nên xông mũi 1 lần.
2.4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá húng chanh
Lá húng chanh vừa là một gia vị vừa có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Trong tinh dầu của húng chanh có chứa đến 65,2% các hợp chất phenolic như salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol. Những hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh, trừ đờm, thông thoáng mũi nên làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 60g lá tươi rửa sạch và để ráo nước.
- Sắc cùng với 300ml nước cho đến khi cạn còn 200ml thì đem uống ấm.
- Mỗi ngày có thể uống 2 lần để mũi được thông thoáng.
2.5. Sử dụng lá kinh giới
Không chỉ được dùng như một loại rau ăn kèm, kinh giới còn được biết đến là loại cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng khá hiệu quả. Có được khả năng này là do trong dịch tiết của nụ hoa kinh giới chứa những chất có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ. Cũng chính vì thế mà ngoài viêm mũi dị ứng, kinh giới còn được sử dụng để điều trị phong hàn, viêm xoang…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị cây kinh giới tươi, đem rửa sạch, cho vào ấm rồi đun sôi lên với nước với lượng vừa phải.
- Dùng nước này uống 2-3 lần/ngày.
Ngoài ra, nên cho lá kinh giới vào món cháo hoặc các món ăn khác để dùng thường xuyên, nó cũng sẽ mang đến hiệu quả làm giảm được chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng.
2.6. Lá lốt có thể chữa viêm mũi dị ứng
Lá lốt là một trong những thảo dược chứa hàm lượng tinh dầu cao và sở hữu các hoạt chất có tính chống viêm, giảm đau, diệt khuẩn nổi trội như ancaloit, flavonoid, piperine, piperidine. Tinh dầu lá lốt không những làm loãng dịch nhầy giúp đào thải dịch dễ dàng, khai thông mũi mà còn ngăn ngừa viêm mũi dị ứng diễn tiến thành viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch và để thật ráo.
- Giã nát hay xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt nhỏ vào mũi.
- Để yên trong khoảng 3-5 phút để mũi kích thích xuất tiết dịch.
- Sau đó xì mũi nhẹ nhàng để dịch được đào thải hoàn toàn.
- Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần, nên dùng vào buổi sáng và buổi tối.
2.7. Dùng lá tầm ma
Lá tầm ma có chứa các hoạt chất chống lại chất histamin – chất tồn tại sẵn trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh một số phản ứng của cơ thể như dị ứng, hắt hơi, sổ mũi. Nhờ đó giúp kháng sưng, tiêu viêm, làm thông thoáng hệ hô hấp giúp bạn không còn cảm thấy khó chịu mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc hít phải quá nhiều khói bụi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá tầm khô sau đó cho vào 200 ml nước sôi hãm trong vòng 15 phút.
- Lọc bỏ bã lá cây tầm khô, chắt lấy nước và cho vào một chút mật ong cho dễ uống.
- Thực hiện uống 2 chén nước lá tầm khô mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
2.8. Lá bạc hà giảm viêm, tiêu sưng
Bạc hà là một trong những thần dược tự nhiên có đặc tính kháng sinh mạnh. Theo Đông y, lá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, sát trùng bệnh ngoài da, thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng. Trong điều trị viêm mũi dị ứng, bạc hà thường được điều chế thành tinh dầu để xông, kích thích xuất tiết đào thải dịch và làm thông thoáng mũi.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm bạc hà tươi đem rửa sạch và để ráo nước.
- Đun một nồi nước sôi và thả lá bạc hà vào để tinh dầu được giải phóng.
- Dùng nước lá trầu không xông mũi trong khoảng 15 phút.
- Mỗi ngày thực hiện đều đặn 1 lần để mũi được thông thoáng.
Lưu ý: Không dùng lá bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì tinh dầu bạc hà có thể dẫn đến hiện tượng ngừng thở hoàn toàn.
2.9. Sử dụng cây xuyến chi
Cây hoa xuyến chi chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như acetone, methanol, magie, sắt, kẽm, mangan… Y học cổ truyền xếp loại cây này vào trong nhóm thuốc có vị đắng, tính hàn, giúp sát khuẩn, giải độc cho cơ thể.
Để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hoa xuyến chi, bạn thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá hoa xuyến chi, rửa sạch với nước muối
- Giã lá lấy nước cốt
- Dùng bông gòn thấm nước cốt lá xuyến chi thấm vào hai bên lỗ mũi
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
2.10. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cỏ hôi
Cỏ hôi còn gọi là hoa cứt lợn, có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ Cúc. Đây là một loại dược liệu thường được dùng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng.
Theo các nghiên cứu hiện đại, tinh dầu cây cỏ hôi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, phù nề như: geratocromen, caryophyllene, cadinen, demetoxygeratocromen… cùng một số thành phần hóa học khác. Vì thế, cây cổ hôi được sử dụng để trị bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt.
Cách sử dụng:
- Hái một nắm lá hoa ngũ sắc rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau 20 phút vớt ra, để ráo nước.
- Say nhuyễn lá và lọc lấy nước cốt cho vào một lọ thuốc nhỏ mũi đã sử dụng hết.
- Dùng nước này nhỏ mũi liên tục ngày 4 – 5 lần để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
3. Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam
Một số lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc nam, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Những bài thuốc nam trên chỉ áp dụng cho các đối tượng bị viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ và trung bình. Mức độ nặng hay nghiêm trọng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
- Điều trị bệnh bằng thuốc nam cần điều trị trong thời gian dài, thuốc mới thấm vào cơ thể, và mới phát huy hết tác dụng của nó. Người bệnh cần kiên trì khi đã lựa chọn phương pháp này để điều trị viêm mũi dị ứng.
- Các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong mỗi bài thuốc không được sử dụng phương pháp này.
- Sau khi thực hiện biện pháp xông hơi, người bệnh cần đào thải dịch nhẹ nhàng, tránh lan dịch sang tai. Sau khi loại bỏ dịch, hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lại mũi.
- Cần bảo vệ xoang mũi bằng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế để tránh khói bụi khi đi ra ngoài.
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối và tăm bông sạch.
- Người bệnh không lạm dụng các bài thuốc trên để thay thế biện pháp chăm sóc y tế mà chỉ sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam an toàn tại nhà. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Bài viết liên quan:
- Các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
- TOP siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hiệu quả
- Bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh chóng
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn