Tình trạng kinh nguyệt đến trễ là một trong những hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm kinh ở chị em phụ nữ. Nếu bạn cũng thường gặp tình trạng chậm kinh, xem ngay bài viết dưới đây để biết được 12 nguyên nhân thường gặp nhất nhé!
1. Hiện tượng chậm kinh nguyệt
Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Mặt khác, khi chị em lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh.
2. Tìm hiểu 12 nguyên nhân gây trễ kinh
Có thể nói, hiện tượng kinh nguyệt là “tấm gương” phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Điều đó có nghĩa là, những vấn đề về kinh nguyệt (trong đó có hiện tượng chậm kinh) đều có sự liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ quan sinh sản cũng như toàn bộ cơ thể của chị em. Theo các bác sĩ chậm kinh thường bắt nguồn từ 12 nguyên nhân sau:
2.1. Dấu hiệu mang thai
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng chậm kinh ở chị em phụ nữ đó chính là mang thai. Theo sinh lý bình thường của chị em phụ nữ, nếu cơ thể không xảy ra hiện tượng trứng và tinh trùng gặp nhau thì sẽ tình trạng thu thai sẽ không diễn ra và kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ đến bình thường và “đúng hẹn”.
Ngược lại, khi quá trình thụ thai diễn ra tốt đẹp, quá trình nuôi dưỡng thai nhi sẽ bắt đầu và trong suốt thai kỳ chị em phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt. Hiện tượng chậm kinh chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai.
Xem thêm:
- Bật mí 5 cách phân biệt dấu hiệu trễ kinh và có thai
- Trễ kinh bao lâu thì có thai? Khi nào mới nên thử thai?
2.2. Giảm cân quá mức
Quá trình giảm quá mức ở chị em phụ nữ là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng chậm kinh. Bởi trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ cần sản xuất đủ lượng estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung. Do đó, việc giảm cân quá mức và hạn chế bổ sung calo sẽ khiến ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, nơi điều chỉnh quá trình kinh nguyệt của cơ thể. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp chị em lựa chọn giảm cân cấp tốc dẫn đến tình trạng cơ thể không xuất hiện kinh nguyệt.
2.3. Tăng cân đột ngột
Giảm cân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thì việc tăng cân cũng vậy. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen sẽ khiến lớp nội mạc tử cung dày quá mức và không ổn định. Nếu bạn chị chậm kinh do tăng cân đột ngột thì có thể cân nhắc giảm cân chậm xuống để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường trở lại.
2.4. Vận động quá sức
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến châm kinh đó chính là do việc vận động quá mức. Hiện nay, việc chị em muốn giảm cân nhanh dẫn đến tình trạng lao đầu đi tập gym với cường độ cao dẫn đến tình trạng quá mức. Đương nhiên tập thể dục là một trong những hoạt động tốt cho sức sức khỏe, nhưng nếu tập không đúng cách thì sẽ dẫn đến tác dụng ngược, một trong số đó chính là chậm kinh.
2.5. Căng thẳng, stress thường xuyên
Căng thẳng và stress thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Bởi khu vực tam giác nhạy cảm có liên quan mật thiết đến quá trình tạo ra estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt và có thể bị ảnh hưởng bởi các hormone gây stress. Do đó, khi bạn cảm thấy căng thẳng, mẹ mỏi, có thể sẽ mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến tình trạng chậm kinh.
Xem thêm: Stress có bị trễ kinh không? Nguyên nhân và cách cải thiện
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chậm kinh ở chị em phụ nữ đó chính là do các tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc kê toa, hay thay đổi liều thuốc của các sản phẩm thuốc đang sử dụng thì đó có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Cụ thể hiện nay có một số thuốc có thể gây tác dụng phụ chậm kinh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần kinh, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị.
Xem thêm:
2.7. Sử dụng chất kích thích
Các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… đều có thể gây ảnh hưởng đến hormone sinh sản và dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bởi các chất hóa học có trong đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan vùng chậu, làm giảm sự phân phối oxy đến khu vực xương chậu và ảnh hưởng đến lớp nội mạc tử cung. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn hút thuốc lá lâu ngày còn có thể dẫn đến vô sinh.
2.8. Mãn kinh sớm
Chậm kinh cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng mãn kinh sớm. Thông thường, giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ thường rơi vào khoảng 42 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể sẽ tạo ra ít estrogen và làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trường hợp mãn kinh sớm có thể khiến phụ nữ ngừng kinh nguyệt trước khi 40 tuổi.
2.9. Các bệnh phụ khoa
Nguyên nhân chậm kinh có thể do một số bệnh phụ khoa gây ra như: u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,…. Để nhận biết các bệnh lý này, chị em cần quan sát kỹ cơ thể mình để có thể đi thăm khám khi cần thiết.
2.10. Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh. Bởi bệnh buồng trứng đa nang có thể gây ra rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra. Tình trạng này nếu không được xử lý sớm sẽ dẫn đến mất cân bằng hormone, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
2.11. Vấn đề về tuyến giáp
Lý do trễ kinh ở phụ nữ tiếp theo đó chính là các vấn đề về tuyến giáp. Tuyến giáp là bộ phận giúp cơ thể kiểm soát tình trạng hormone, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với các bộ phận khác để cơ thể hoạt động đúng nhịp. Do đó, khi có bất thường ở tuyến giáp thì sẽ có khả năng gây ra các thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
2.12. Rối loạn nội tiết
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến tình trạng chậm kinh đó chính là do rối loạn nội tiết. Bởi khi nội tiết cân bằng thì cơ thể mới có kinh nguyệt đều đặn. Khi có bất thường khiến khu vực dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch sẽ khiến rối loạn kinh nguyệt.
Để cải thiện tình trạng chậm kinh do nội tiết tố gây ra, chị em phụ nữ có thể tham khảo các sản phẩm sung có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính. Đặc biệt, với các sản phẩm có thành phần EstroG-100 được chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu, cùng các thành phần Glutathione, Collagen, Curcumin, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường nội tiết tố, cải thiện các biểu hiện của suy giảm nội tiết tốt, điều hòa, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, có khả năng giảm lão hóa và giúp da dẻ chị em sáng, căng mịn.
3. Bị trễ kinh nên làm gì để điều hòa kinh nguyệt?
Nếu bạn đã dùng que thử thai trước đó nhưng kết quả âm tính, hãy chờ một vài ngày và kiểm tra lại lần nữa. Khi tình trạng trễ kinh hoàn toàn không do mang thai, hãy đi khám sản phụ khoa sớm để được tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Chậm kinh có sao không? Tùy từng nguyên nhân mà có thể bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện, uống thuốc hoặc đơn giản là thực hiện một lối sống lành mạnh hơn. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn rất quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của người phụ nữ. Vì thế hãy lưu ý những điều sau:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với lượng vừa đủ, sao cho lượng calo tiêu thụ hàng ngày phù hợp với lượng calo mất đi.
- Hạn chế thực phẩm có hại như: thức uống có cồn, thức uống chứa caffeine, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo hay thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.
- Nên tập thể dục thường xuyên, điều độ, không nên tăng giảm tần suất một cách đột ngột.
- Giữ cân nặng ổn định là chìa khóa giúp phụ nữ duy trì vẻ đẹp hình thể cũng như sức khỏe từ bên trong.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, tạo thói quen ngủ trước 11 giờ đêm, không thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
- Thư giãn tinh thần, hạn chế lo âu, căng thẳng quá mức.
Trên đây là 12 nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh phổ biến ở chị em phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này, chị em cần thay lối sống lành mạnh và hạn chế tình trạng căng thẳng và stress do công việc. Bên cạnh đó, chị em cùng đừng quên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh lý và có hướng điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Bị chậm kinh nên ăn gì kiêng gì cho nhanh ra?
- Viêm nhiễm phụ khoa có bị chậm kinh không?
- Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?
- Trễ kinh 2 ngày có thai không? Cần làm gì để cải thiện?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn