Đột quỵ là tình trạng vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề sau khi đột quỵ, hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó những bệnh nhân đột quỵ sẽ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt và thuận tiện để họ có thể sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
1. Các biến chứng mà người đột quỵ dễ mắc phải
Tùy theo mức độ bệnh cũng như cách điều trị trong quá trình phục hồi sau đột quỵ mà người bệnh có thể cải thiện các biến chứng theo thời gian. Thông thường, khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ cần đối mặt với một số biến chứng như:
- Rối loạn vận động: cơ thể vận động kém, có thể bị liệt một bộ phận, nửa người hoặc cả người.
- Rối loạn nhận thức, giảm trí nhớ, tư duy sẽ dần kém đi.
- Rối loạn cơ tròn: người bệnh sẽ không tự chủ được khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện.
- Rối loạn ngôn ngữ: người bệnh sẽ có các biểu hiện như nói lắp, giọng điệu bị thay đổi, không diễn đạt được mong muốn của mình bằng lời.
- Rối loạn thị giác
- Rối loạn cảm giác: người bệnh sẽ luôn có cảm giác đau, tê, ngứa và nóng rát, có những lúc, người bệnh sẽ không cảm nhận được một phần của cơ thể.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
- Thường xuyên mệt mỏi và rối loạn thăng bằng.
- Khó nuốt thức ăn và trong một số trường hợp, thức ăn có thể đi vào phổi dẫn đến viêm phổi.
- Có thể bị lở loét da ở các bộ phận do nằm lâu ngày.
- Các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng.
2. Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân đột quỵ mà bạn nên nhớ
Giai đoạn chăm sóc và phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến quá trình điều trị. Do đó, khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, người chăm sóc cần lưu ý một số điều dưới đây:
2.1. Phòng ngừa các biến chứng thuộc chức năng hô hấp
Một trong những nguyên tắc đầu tiên trong quá trình chăm sóc và phục hồi sau đột quỵ đó chính là hạn chế các biến chứng thuộc chức năng hô hấp:
- Hỗ trợ bệnh nhân lăn/trở mình thường xuyên.
- Chú ý các tư thế khi trị liệu để đảm bảo sự lưu thông không khí.
- Thường xuyên để bệnh nhân luyện tập các bài tập hít thở sâu.
- Khi người bệnh đã ổn định nội khoa thì có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các vận động di chuyển.
2.2. Đảm bảo giữ tư thế trị liệu đúng
Giữ bệnh nhân luôn trong tình trạng đúng tư thế là một trong những yêu cầu quan trọng người chăm sóc cần lưu ý. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tối ưu khả năng phục hồi của người bệnh. Một số việc mà người chăm sóc có thể làm đó là:
- Hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát lực.
- Tăng nhận biết về không gian xung quanh.
- Thay đổi tư thế cho bệnh nhân để tránh tình trạng loét thịt.
2.3. Tăng cường vận động cho bệnh nhân
Nguyên tắc tiếp theo mà người nhà cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ đó chính là tạo điều kiện để người bệnh được vận động càng nhiều càng tốt sau khi đã kiểm soát tốt các yếu tố về nội khoa. Cụ thể một số vận động mà người bệnh có thể tập đó là:
- Lăn trở trên giường
- Kết hợp ngồi dậy trên giường
- Tập di chuyển từ tư thế nằm sang ngồi và thòng chân ở mép giường.
- Chuyển sang tư thế ngồi bên ngoài giường
- Và cuối cùng là tập đứng lên và đi.
2.4. Xử lý biến chứng liệt nửa người trong giai đoạn đầu
Để xử lý được biến chứng liệt nửa người trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cần thực hiện các động tác dưới đây:
- Bắt đầu với các vận động đúng tư thế để giảm các biến chứng co rút cơ, chấn thương bên liệt và giúp trương lực có thể bình thường trở lại.
- Sử dụng bên tay lành để tập vận động cho bên tay bị liệt.
- Khuyến khích bệnh nhân luyện tập bằng các động tác đơn giản hàng ngày như: vươn qua lấy cốc, buộc tóc,…
2.5. Tạo thuận chức năng của chi trên
Một lưu ý nữa để cổ vũ người bệnh luyện tập và nhanh chóng hồi phục, thì người chăm sóc cần tạo thuận chức năng của chi trên. Cụ thể:
- Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập động tác tay ở thế ngồi hoặc đứng.
- Đến các cơ sở y tế để thực hiện kích thích điện thần kinh cơ.
- Tập các bài tập thực tế ảo cho bàn tay và cánh tay bên bị liệt để giúp chúng chúng nhanh chóng phục hồi.
Nhờ sự hỗ trợ của robot tác động lên vai và khuỷu tay bên bị liệt.
2.6. Làm mạnh cơ
Để làm mạnh cơ của người bệnh, người chăm sóc cần lưu ý thực hiện một số điều sau:
- Tăng tần suất các vận động chịu được sức nặng.
- Thực hiện luyện tập với tạ nhẹ.
- Tập đạp xe tại chỗ hay các bài tập để hỗ trợ tăng đề kháng.
- Tập mạnh các cơ chi bị liệt hoặc cả 2 chân để tăng sức cản vận động và tăng sức mạnh của các cơ.
2.7. Cải thiện dáng đi và sự thăng bằng
Trong quá trình phục hồi sau đột quỵ, người bệnh cũng cần được khuyến khích để cải thiện dáng đi và giữ thăng bằng khi di chuyển. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều về mặt tâm lý cũng như khiến bệnh nhân có động lực hơn trong quá trình phục hồi. Cụ thể:
- Tập cho người bệnh giữ thăng bằng.
- Điều chỉnh dáng đi cho cân đối.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để cải thiện dáng đi và sự thăng bằng khi di chuyển.
- Hướng dẫn người bệnh đi lên/xuống cầu thang theo từng bước và trên nhiều bề mặt khác nhau để quen địa hình.
- Tập nâng trọng lượng của cơ thể bằng máy đi bộ.
- Nhờ robot hỗ trợ để cải thiện dáng đi.
Đột quỵ là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể mang đến nhiều biến chứng cho bệnh nhân. Vậy nên, việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ trong quá trình điều trị phục hồi, cả người bệnh và gia đình đều cần kiên nhẫn để thực hiện tốt các lưu ý trên để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả.
>> Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để biết cách phòng ngừa hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn