Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1110

Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách để tránh các biến chứng nặng và nhanh chóng hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà.

1. Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết

Hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết để biết cách chăm sóc cho người bệnh tốt nhất
Hiểu rõ về bệnh sốt xuất huyết để biết cách chăm sóc cho người bệnh tốt nhất

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua đường máu thông qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti. Loại muỗi này thường trú ngụ ở những xó xỉnh, nơi ẩm thấp, chúng đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước hoặc tại vũng nước đọng. Khi chúng đốt sẽ truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường tăng mạnh và bùng phát thành dịch vào mùa mưa, cao điểm từ tháng 7 – 10. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sản và phát triển. 

Mọi đối tượng từ trẻ em đến người già đều có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Do vậy, với những trường hợp nhẹ thì người bệnh có thể chăm sóc tại nhà còn với những trường nặng hơn sẽ cần can thiệp y tế để điều trị.

2. Dấu hiệu và biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Trước khi phát bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài trung bình là 4 – 7 ngày từ khi bị muỗi vằn đốt. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Hiểu rõ diễn biến của bệnh sốt xuất huyết để chăm sóc tốt hơn trong từng giai đoạn
Hiểu rõ diễn biến của bệnh sốt xuất huyết để chăm sóc tốt hơn trong từng giai đoạn

2.1. Giai đoạn sốt

Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh và khá giống các triệu chứng của cảm cúm, sốt virus thông thường. Người bệnh có thể bị sốt cao liên tục > 39 độ C trong 2-7 ngày, người lừ đừ mệt mỏi, đau đầu, đau hốc mắt, tứ chi rã rời, buồn nôn, tiêu chảy; da nổi mẩn đỏ. 

2.2. Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn này thường diễn ra vào ngày thứ 3 – 7 sau khi bị sốt. Lúc này người bệnh có thể đã hạ sốt. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn đang hồi phục mà đây là thời điểm nguy hiểm nhất, cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng xuất huyết và làm xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh chuyển nặng như: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam. Xuất hiện các vệt đốm nhỏ hoặc mảng bầm tím ở mặt trước cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi… Những biến chứng nặng hơn có thể gặp như xuất huyết nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não…

2.3. Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm từ 1-2 ngày, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Lúc này, số lượng tiểu cầu tăng dần về trạng thái bình thường. Người bệnh đã hết sốt, bắt đầu thèm ăn uống trở lại, đi tiểu nhiều hơn, sức khỏe dần ổn định.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết có thể gặp là do huyết tương thoát khỏi mạch máu làm máu chảy ồ ạt trong và ngoài cơ thể như chảy máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng đông máu rải rác lòng mạch. Người bệnh có thể suy tạng, suy ấn cấp, suy thận cấp, viêm cơ tim, suy tim, xuất huyết não và nguy hiểm nhất là có thể tử vong.

>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] sốt xuất huyết bao nhiêu ngày thì khỏi?

3. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

3.1. Với bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhẹ

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ
Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ tại nhà bao gồm:

  • Để bệnh nhân được nghỉ ngơi, hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng.
  • Cho người bệnh uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, thuốc thường được sử dụng là Paracetamol. Không tự ý sử dụng Aspirin và Ibuprofen. Bởi chúng làm tăng nguy cơ xuất huyết, gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Vệ sinh mắt, mũi và họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc sử dụng dụng dịch oresol để bù lại lượng nước đã mất. Bởi những loại nước này có chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp thành mạch bền hơn và cải thiện rõ ràng các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
  • Cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ dàng tiêu hóa như: cháo, súp, sữa,…. Đồng thời cần tránh những loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với người bệnh. Tùy vào diễn biến bệnh mà cung cấp chế độ ăn uống phù hợp, nhưng phải đảm bảo:

  • Tăng lượng protein, nhất là những protein có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa,… 
  • Tăng tỷ lệ đường đơn, đường đôi (có trong sữa, nước trái cây) và lipid thực vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe. 
  • Thức ăn nên chế biến ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Người lớn có thể ăn 4 – 6 bữa/ngày, còn trẻ em khoảng 6 – 8 bữa/ngày.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết có tự khỏi không?

3.2. Với bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng
Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Với những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, cần theo dõi sát sao các biểu hiện của người bệnh. Khi đã áp dụng các cách chăm sóc trên nhưng người bệnh có những triệu chứng nặng, nghi bị xuất huyết thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Đặc biệt với trẻ em, nếu bé bắt đầu bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, rối loạn ý thức, lơ mơ, co giật, tím tái người, khó thở,… thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử lý kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết cũng như trang bị thêm cho mình kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà đúng cách, hiệu quả.

>> Xem thêm: Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.