Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản thường gặp mỗi khi thời tiết giao mùa. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, dễ dẫn đến những biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm màng phổi,… Vậy làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản đúng cách? Xem ngay các cách hữu ích, đơn giản trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đảm bảo giấc ngủ
Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của người bị viêm phế quản đó chính là mệt mỏi. Bởi người bệnh bị viêm phế quản do nhiễm trùng kèm ho dai dẳng. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, người bị viêm phế quản nếu được ngủ đủ và có giấc ngủ chất lượng thì có thể tăng cường miễn dịch hiệu quả và dễ dàng phục hồi sau nhiễm trùng.
Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sửa chữa được các mô bị tổn thương, tái tạo mô mới và giải phóng hormon quan trọng cũng như nạp năng lượng mới. Lưu ý, khi đi ngủ, người bệnh cần kê cao gối đầu để dễ thở hơn và không bị ứ đọng đờm trong cổ họng. Về giấc ngủ, người lớn cần ngủ đủ 7-8h và trẻ con khoảng 10-22h mỗi ngày.
2. Uống đủ nước
Người bị viêm phế quản rất dễ bị mấy nước do sốt, nước mũi chảy, nôn mửa và tiêu chảy. Tình trạng mất nước sẽ gây ra sự khó chịu cũng ở miệng, cổ họng và dễ dẫn đến chóng mặt.
Do đó, khi bị viêm phế quản, người bệnh cần uống đầy đủ nước để hạn chế tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, khi uống đủ nước, đờm cũng sẽ loãng hơn, dịch tiết lỏng nên người bệnh sẽ dễ khạc ra hơn. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước khoáng, nước trái cây, nước canh, trà… đều được.
3. Sử dụng máy làm ẩm
Một nguyên nhân gây ra tăng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp đó chính là độ ẩm thấp và nhiệt độ lạnh. Do đó, người bệnh có thể sử dụng thêm máy làm ẩm không khí để khiến không khí ẩm và nóng hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng máy làm ẩm, người bệnh cần đảm bảo sử dụng đúng cách. Chất làm ẩm cần được đảm bảo vệ sinh để không gây ra nấm mốc hay vi khuẩn. Nếu bạn không có máy làm ẩm, thì có thể sử bình nước đun sôi, đun trên bếp trong 5 phút mỗi giờ. Và có thể xông mũi họng và nhỏ thêm vào giọt tinh dầu bạc hà hoặc chanh bạch đàn vào cốc nước sôi trong vài phút để giảm triệu chứng.
4. Tránh khói thuốc lá
Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm phế quản mãn tính đó chính là hút thuốc lá. Người bệnh ngửi phải khói thuốc lá của người hút cũng sẽ khiến bệnh viêm phế quản trở nên nặng hơn.
Do đó, để bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng, người bệnh nên tránh xa khói thuốc lá cũng như các chất kích thích như: bụi, hóa chất và các khu vực bị ô nhiễm không khí.
5. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ tăng cường sức đề kháng và khiến cho cơ thể người bị viêm phế quản hồi phục nhanh hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh là bạn sẽ cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm: trái cây, rau quả, ngũ cốc, thịt cá, đậu, trứng và các loại hạt. Cùng với đó là các sản phẩm sữa, bơ không có chất béo hoặc ít chất béo.
Xem thêm: Người bệnh viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?
6. Điều trị giảm đau
Khi bị viêm phế quản, người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như: acetaminophen, hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu khi sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không sử dụng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên trừ khi có sử chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như aspirin và ibuprofen, có thể gây nguy hiểm cho người hen suyễn và nên tránh.
7. Hạn chế các loại thuốc giảm ho không cần kê toa
Thông thường, bệnh nhân bị viêm phế quản thường dễ có xu hướng lạm dụng các loại thuốc ho do tình trạng ho lâu không thuyên giảm. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng mà cần dùng kết hợp các phương pháp dân gian như mật ong, trà chanh. Các loại đồ uống này cũng có công dụng như thuốc giảm ho nhưng hạn chế không gây tác dụng phụ.
8. Áp dụng bài tập thở
Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính có hơi thở nhanh và nông. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ không đẩy hết luồng khí thở ra và gây tình trạng ứ khí thũng. Khi lượng khí này bị hít quay trở lại trong phổi sẽ pha trộn làm cho nồng độ oxy trong ở phế nang giảm đi, hiệu quả trao đổi oxy giữa không khí và máu mao mạch ở phế nang cũng giảm đi rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị khó thở.
Chính vì thế, bệnh nhân viêm phế quản có thể áp dụng phương pháp thở mím môi, thở bụng để đường dẫn khí luôn mở thông và khí thở có thể được thoát hết ra ngoài, đồng thời giúp làm chậm tốc độ hô hấp và kiểm soát hơi thở.
9. Làm dịu cơn đau họng
Một triệu chứng phổ biến khác của viêm phế quản là đau rát họng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện đơn giản như súc họng bằng nước muối sinh lý, uống nước ấm, ăn thức ăn mát và mềm, ngậm chanh ngâm mật ong, hoặc sử dụng viên ngậm làm dịu họng để giảm bớt khó chịu.
10. Cảnh báo của chuyên gia
Bệnh viêm phế quản cấp tính thường được chỉ định điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp chăm sóc riêng. Hầu hết các trường hợp cấp tính kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài trong vài tuần, ngay cả sau khi nhiễm trùng đã biến mất.
Tuy nhiên, nên quay lại khám khi có các dấu hiệu sau: ho nặng và kéo dài hơn 3 tuần, dịch đờm lẫn máu, thở gấp, tức ngực, sốt cao,…
Cùng với các biện pháp chăm sóc trên, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm xịt họng để hỗ trợ làm dịu cổ họng và hạn chế đờm ứ đọng. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ có chứa thành phần lành tính như: Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hoè, Sài hồ, Cam thảo… Đây đều là những thành phần có công dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng, giảm ho mà người bị bệnh viêm phế quản có thể sử dụng.
Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà mà bạn có thể áp dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Thông thường triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn nếu tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và các phương pháp chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh kéo dài dai dẳng, người bệnh cần nhanh chóng tái khám để có phương án điều trị tốt hơn.
Bài viết liên quan: Bật mí 11 cách chữa viêm phế quản tại nhà hiệu quả
Nguồn tham khảo
- [1] Bronchitis: Nursing Diagnoses, Care Plans, Assessment & Interventions. https://www.nursetogether.com/bronchitis-nursing-diagnosis-care-plan/
- [2] 10 Home Remedies for Bronchitis. https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-bronchitis
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn