Mất ngủ chán ăn là tình trạng mà có thể bạn sẽ gặp trong đời. Biết nguyên nhân gây mất ngủ chán ăn để có cách điều trị hiệu quả là mong muốn của người bệnh.
1. Tình trạng mất ngủ chán ăn biểu hiện như thế nào?
Chứng chán ăn mất ngủ thường không có các biểu hiện đặc trưng rõ ràng nên rất dễ nhầm chứng bệnh này với các dấu hiệu mệt mỏi khác của cơ thể. Người bệnh cần chú ý theo dõi các thay đổi qua chất lượng giấc ngủ và chế độ ăn uống hàng ngày để sớm nhận biết các bất thường. Một số biểu hiện phổ biến khi người bệnh mất ngủ chán ăn là:
- Giấc ngủ không liền mạch, khó đi vào giấc ngủ và thức giấc nhiều lần trong đêm mà không rõ lý do.
- Thời gian ngủ một ngày giảm, người bệnh chỉ ngủ được khoảng 4 – 5 tiếng/ngày, thức dậy từ rất sớm và khó ngủ lại sau đó.
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Mất tập trung trong học tập và công việc hàng ngày.
- Ăn uống kém và không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
- Người bệnh hay bị nôn hoặc buồn nôn vào sáng sớm và sau khi ăn.
- Cảm thấy đau đầu hoặc đau nửa đầu kéo dài, kèm theo đó là tính trạng ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
- Hệ tiêu hóa cũng suy giảm, người bệnh dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.
2. Nguyên nhân chán ăn mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ chán ăn, cụ thể là:
- Cơ thể suy nhược: Ăn ngủ kém, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhức mỏi cơ xương, phản ứng kém… đều là những dấu hiệu cơ bản cảnh báo tình trạng suy nhược cơ thể ở người bệnh.
- Rối loạn tâm lý: Áp lực tâm lý do căng thẳng, stress trong cuộc sống hay công việc đều khiến người bệnh mất tập trung, dễ nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ, chán ăn. Tình trạng stress kéo dài còn là nguyên nhân gây đau đầu, suy nhược thần kinh hay thậm chí là bệnh trầm cảm.
- Tuổi tác: Tuổi tác ngày một cao đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể bị suy yếu, lão hóa dần nên sẽ không thể đảm bảo các chức năng vận hành, dễ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Trong đó tình trạng thiếu máu lên não chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ chán ăn ở người cao tuổi.
- Yếu tố bệnh lý: Một số bệnh lý liên quan tới rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, bệnh về huyết áp, suy thận… có dấu hiệu cảnh báo sớm là tình trạng mất ngủ chán ăn.
- Các tác nhân bên ngoài: Các tác nhân như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường sống hay môi trường làm việc, ô nhiễm tiếng ồn… cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể không kịp thích ứng, gây mất ngủ, chán ăn.
3. Chán ăn mất ngủ là dấu hiệu của những bệnh lý gì?
3.1. Chán ăn mất ngủ là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa
Chán ăn có thể là triệu chứng đầu tiên của các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy không muốn ăn, khó ăn hoặc không cảm thấy ngon miệng khi ăn… Các bệnh lý về tiêu hóa người bệnh thường gặp phải khi có triệu chứng mất ngủ chán ăn đó là trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày.
3.2. Bệnh thần kinh
Thông thường, tình trạng mất ngủ thường chỉ xảy ra ở đối tượng người cao tuổi. Nhưng cũng có không ít trường hợp người trẻ cũng mắc chứng bệnh này với các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon miệng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chứng bệnh còn có thể xảy ra do tác động từ tâm lý dẫn đến việc người bệnh lo âu quá mức – cảnh báo sớm cho nhiều vấn đề nghiêm trọng như:
- Suy nhược thần kinh: Tình trạng này xuất hiện khi não bộ phải hoạt động quá mức trong thời gian dài. Người bệnh mắc bệnh lý này thường có dấu hiệu chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu thường xuyên.
- Rối loạn lo âu: Thường xuất hiện có kèm theo các triệu chứng lo lắng và sợ hãi, khiến người bệnh trở nên chán ăn, khó ngủ, hoảng loạn tinh thần.
- Rối loạn tâm trạng: Những rối loạn này thường biểu hiện qua rối loạn khí sắc, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm…
3.3. Mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ chán ăn kéo dài. Thông thường, nó sẽ đi kèm với một số triệu chứng biểu hiệu ở các cơ quan khác nhau như: tiêu hóa, thần kinh cơ, hô hấp, tiết niệu… Người bệnh còn có thể có dấu hiệu như:
- Đau đầu thường xuyên, sốt nhẹ
- Khó tập trung vào công việc
- Đau họng kéo dài kèm nổi hạch ở cổ
- Đau tức ngực, đau cơ, khớp
- Tim đập nhanh, dễ đổ mồ hôi vào ban đêm
3.4. Suy tuyến thượng thận
Những tổn thương ở thận có thể làm suy giảm chức năng sản sinh ra cortisol và đây là một trong những nguyên nhân làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể với các dấu hiệu ban đầu là mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Tình trạng này có thể thấy các dấu hiệu kèm theo:
- Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống
- Xuất hiện cảm giác chán ăn, khó ngủ và khó duy trì ngủ
- Nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường, huyết áp xuống thấp
- Sốt cao, cơ thể cảm thấy lạnh nhưng lại đổ mồ hôi
- Thường xuyên xuất hiệu các cơn đau ở chân và vùng lưng
3.5. Cao huyết áp
Huyết áp cao cũng gây khó ngủ, mất ngủ… Tăng huyết áp thường gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó chịu khiến người bệnh khó vào giấc, trằn trọc trong đêm và hậu quả là thiếu ngủ, mất ngủ. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể không được nghỉ ngơi lại làm cho huyết áp tăng lên “chóng mặt” và rồi lại mất ngủ. Càng không ngủ được, huyết áp càng tăng cao, hoạt động của tim vì thế cũng ảnh hưởng nhiều. Do đó sẽ tạo thành 1 vòng luẩn quẩn nếu không điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ lên nhiều lần.
3.6. Chán ăn mất ngủ có thể gây ra là biểu hiện của bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp là một dạng rối loạn nội tiết do tuyến giáp không sản sinh đủ lượng hormone cần thiết phục vụ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, khó ngủ, sức khỏe suy giảm và dễ bị kiệt sức. Triệu chứng điển hình của bệnh suy giáp đó là:
- Ăn không có cảm giác ngon miệng, thường xuyên bị táo bón
- Trí nhớ suy giảm trầm trọng
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ thường không ngon giấc
- Làn da bị khô, tái xanh và kém sức sống
- Xuất hiện tình trạng đau cơ và đau khớp
- Nhịp tim thay đổi liên tục
4. Cách điều trị triệu chứng chán ăn buồn nôn mất ngủ
4.1. Điều trị theo Tây y
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh mất ngủ chán ăn là bệnh lý nên để điều trị có thể bác sĩ sẽ khám rồi chỉ định một số loại thuốc:
- Thuốc bình thần: Thường là Zolpidem, Clonazepam, Bromazepam,… Các loại thuốc có tác dụng kích thích sản sinh chất truyền gây buồn ngủ, rút ngắn thời gian để đi vào giấc ngủ sâu.
- Thuốc an thần: Thường là Olanzapine và Mirtazapine. Các loại thuốc này thường được kê đơn cho người bị mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài và khó khăn trong điều trị do thường xuyên bị stress, căng thẳng.
- Thuốc kháng histamin: Thường là Clorpheniramin và Dimedrol. Các loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh mất ngủ, buồn nôn, chán ăn do dị ứng và các bệnh ngoài da.
4.2. Điều trị theo Đông y
Bên cạnh điều trị mất ngủ chán ăn bằng tây y thì các phương pháp đông y cũng được áp dụng. Theo Đông y, chứng bệnh chán ăn mất ngủ xảy ra khi tạng phủ bị rối loạn sinh ra chán ăn, nhiễu loạn thần trí sinh ra suy giảm chất lượng giấc ngủ. Để điều trị bệnh, cần loại bỏ từ gốc, đồng thời kết hợp bồi bổ thể trạng để tránh bệnh tái phát. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Có tác dụng chữa các chứng mất ngủ, táo bón, thiếu máu, hay quên, có thể áp dụng với cả trẻ em biếng ăn khó ngủ.
- Nguyên liệu: Đảng sâm, huyền sâm, đơn sâm, kiết cánh, viễn chí, thiên môn, mạch môn và mật ong.
- Cách thực hiện: Tán nhuyễn các vị thuốc và trộn với mật ong lượng vừa đủ để nặn viên hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày dùng 2 lần để đạt hiệu quả.
Bài thuốc 2: Giúp đặc trị các chứng mất ngủ, mệt mỏi, ăn ít, hay quên.
- Nguyên liệu: Đảng sâm, đương quy, long nhãn, phục linh, hoàng kỳ, táo nhân, viễn chí, đại táo, gừng tươi.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch và sắc uống 1 thang chia làm 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
4.3. Bài thuốc dân gian
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả sau:
- Hạt sen: Sử dụng các món ăn từ hạt sen, tâm sen có tác dụng bồi bổ sức khỏe và cải thiện giấc ngủ rõ ràng. Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày với các món như chè sen, cháo sen, gà hầm sen, trà tâm sen,…
- Lạc tiên: Các món như canh lá và ngọn lạc tiên, trà lạc tiên cũng được xem như một bài thuốc hỗ trợ an thần, trị mất ngủ, kén ăn.
- Đậu xanh: Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, thải độc tố và an thần nên trị chứng khó ngủ buồn nôn rất tốt. Người bệnh mất ngủ chán ăn nên ăn nhiều món từ đậu xanh nguyên vỏ như cháo đậu xanh, đậu xanh hầm thịt gà, đậu xanh hầm thịt chim, đậu xanh bí đỏ,…
- Cây xấu hổ (cây trinh nữ): Cây có tính hàn, công dụng giảm đau, giải nhiệt, lợi tiểu và xoa dịu căng thẳng thần kinh, rất tốt cho người biếng ăn, khó ngủ. Người bệnh chỉ cần phơi khô thân và lá cây xấu hổ để hãm trà uống hàng ngày là có thể nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
- Cây đinh lăng: Cây đinh lăng có tác dụng tăng sức đề kháng và giảm triệu chứng gián đoạn giấc ngủ nửa đêm, khó ngủ buồn nôn, chán ăn. Người bệnh có thể trị bệnh bằng cách ăn sống lá đinh lăng hoặc phơi khô để hãm trà.
- Cây xạ đen: Được dùng để cải thiện giấc ngủ, bồi bổ cơ thể, từ đó kích thích cảm giác thèm ăn nhờ cách phơi khô hãm trà. Trà này còn giúp giảm đau đầu, chóng mặt và giải độc cơ thể.
Người bệnh có thể chọn cải thiện nhanh tình trạng mất ngủ trước bằng thảo dược đã được dân gian áp dụng từ nhiều đời nay như Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Các thảo dược này được bào chế thành viên uống rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Người bệnh có thể chọn dùng viên uống này để dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ. Tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ. Phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.
5. Làm thế nào để phòng tránh chán ăn mất ngủ
Có thể phòng tránh chán ăn mất ngủ nhờ các biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây:
- Bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh áp lực, căng thẳng.
- Không nên thức quá khuya, nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và thức dậy sớm để ổn định chu kỳ sinh học của cơ thể.
- Chú trọng vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi và thể trạng giúp cơ thể thêm dẻo dai, minh mẫn và làm chậm quá trình lão hóa các cơ quan.
- Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin để kích thích vị giác, khắc phục chứng chán ăn và mất ngủ. Đồng thời nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có cồn hay cafein, chất kích thích xung thần kinh, đặc biệt là vào buổi tối.
- Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước để cung cấp nước cho cơ thể từ nước lọc, nước trái cây… để đảm bảo sự trao đổi chất, đào thải độc tố và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Chú ý không nên uống nhiều nước vào buổi tối, trước giờ đi ngủ vì sẽ gây áp lực lên thận, gây khó ngủ hoặc phải dậy đi vệ sinh.
- Nên uống trà thảo dược như trà hoa nhài, trà hoa cúc, trà gừng,… để giảm áp lực thần kinh, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.
Mất ngủ chán ăn thường xuyên không nên coi thường mà cần được khám và điều trị ngay. Đồng thời bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày góp phần giúp cải thiện nhanh tình trạng mất ngủ.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn