Người bệnh quan tâm: Đo loãng xương bao nhiêu tiền?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
14 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
14 Tháng ba 2024

Số lần xem:
2630

Loãng xương là căn bệnh cực kỳ phổ biến ngày nay khi mà sự trẻ hóa của tình trạng này càng trở nên rõ rệt. Đo loãng xương là cách tốt nhất giúp phát hiện bệnh loãng xương để kịp thời theo dõi và điều trị. Đo loãng xương bao nhiêu tiền được nhiều người bệnh quan tâm sẽ được trả lời trong nội dung dưới đây.

Rất nhiều người còn đang băn khoăn về các khoản phí khi đo loãng xương
Rất nhiều người còn đang băn khoăn về các khoản phí khi đo loãng xương

1. Đo loãng xương là gì?

Đo loãng xương là đo mật độ chất khoáng có trong xương, chủ yếu là Canxi. Mật độ xương đạt đỉnh ở độ tuổi trưởng thành, tức là hệ xương chắc khỏe, dày, dẻo dai, vận động linh hoạt. Xương sẽ dần mỏng đi khi tuổi càng cao, khối lượng xương giảm, suy yếu. Nếu không biết và có giải pháp thì có thể dẫn đến loãng xương. Do đó việc đo loãng xương sẽ giúp “đón đầu” quá trình mất khoáng do tuổi tác hoặc do các bệnh lý, lao động vất vả, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, từ đó có những giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.

Xem thêm: Tìm hiểu về các cách đo mật độ xương

2. Chi phí đo loãng xương tại một số bệnh viện, phòng khám

Quá trình loãng xương không giống nhau ở tất cả các vùng xương trên cơ thể, do đó chi phí đo loãng xương ở mỗi vị trí khác nhau.

  • Nếu đo ở gót chân thù chi phí khoảng 100 – 120 nghìn đồng/bên. Nếu đo cả hai bên thì chi phí khoảng 180-200 nghìn đồng tuỳ thuộc vào cơ sở y tế bạn chọn.
  • Nếu đo loãng xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi thì chi phí khoảng 270-300 nghìn đồng.
  • Nếu đo loãng xương ở 5 vị trí cùng lúc thì chi phí khoảng 450-500 nghìn đồng tuỷ cơ sở y tế bạn chọn.
  • Việc đo loãng xương cần thực hiện định kỳ 1-2 lần/năm để phát hiện sớm mức độ loãng xương và tốc độ phát triển của bệnh nếu đang trong thời gian theo dõi, điều trị.
Cần nắm rõ về các chi phí khi đo loãng xương
Cần nắm rõ về các chi phí khi đo loãng xương

3. Có những phương pháp đo loãng xương nào?

Hiện nay có 3 phương pháp đo mật độ xương phổ biến là:

  • Đo mật độ xương theo tiêu chuẩn WHO là đo mật độ dựa trên chỉ T – score của WHO.
  • Đo mật độ xương bằng siêu âm: Là sử dụng chùm tia siêu âm chiếu qua vùng xương được đo để xác định mật độ xương.
  • Đo mật độ xương theo phương pháp DEXA: Là sử dụng tia X có nguồn năng lượng thấp an toàn với người đo để chiếu xuyên qua xương, áp dụng chủ yếu ở háng và cột sống.

4. Cách tiết kiệm chi phí khi đo và điều trị bệnh loãng xương

Để có thể tiết kiệm chi phí khi đo và điều trị loãng xương, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn đúng cơ sở Y tế có uy tín trong khám và điều trị bệnh loãng xương, có đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm… để việc khám và điều trị theo đúng quy trình, thích hợp.

Tuy nhiên điều trị loãng xương không thể khỏi ngay mà cần kiên trì và nếu chi phí có cao hơn ở những cơ sở y tế có thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc đo loãng xương thì cũng là hợp lý, bạn nên đặt hiệu quả điều trị lên hàng đầu.

5. Làm gì để phòng tránh loãng xương?

Ngoài các chi phí đo loãng xương ra thì bạn cũng nên hiểu về cách phòng ngừa
Ngoài các chi phí đo loãng xương ra thì bạn cũng nên hiểu về cách phòng ngừa

Đo mật độ xương giúp mọi người phát hiện và kiểm soát những nguy cơ bệnh thường xảy ra đối với hệ Cơ xương khớp. Ngoài ra, đo mật độ xương có lợi trong việc kiểm tra sức khỏe đối với những đối tượng như phụ nữ trung niên hay những người từng bị gãy tay, gãy chân, người có tiền sử mắc bệnh về Cơ xương khớp, viêm khớp…

Bên cạnh việc kiểm soát các bệnh về xương bằng cách đo loãng xương, mọi người có thể tham khảo những điều sau đây để phòng chống các bệnh về xương:

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhất là đối với người lớn tuổi. Một số môn phù hợp cho người già là tập dưỡng sinh, đạp xe,… Mặt khác, người trẻ làm việc ở văn phòng cũng nên thường xuyên di chuyển,vận động, tránh ngồi quá lâu có thể gây thoát vị đĩa đệm.

Bổ sung vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời, cung cấp cho cơ thể đủ canxi và protein từ các loại thực phẩm như hải sản, trứng, đậu, rau, củ, quả,… Lưu ý đối với người bị gút cần bổ sung chất theo chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng chứ không ăn bừa, dễ làm bệnh phát triển nặng hơn.

Bên cạnh đó có thể phòng loãng xương bằng cách sử dụng thêm viên uống có chứa Canxi nano, vitamin D3, MK7, Mangan, Magie, Silic, BoronCanxi nano sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu cơ thể cần nhờ dạng nano nên tăng khả năng hấp thu lên đến 200 lần, Vitamin D3 sẽ đem thức ăn từ ruột đưa vào máu và MK7 sẽ đem canxi này đặt vào tận trong xương, nhờ đó giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Bone Mineral Density Tests: What the Numbers Mean. https://www.niams.nih.gov/health-topics/bone-mineral-density-tests-what-numbers-mean
  • [2] Bone density test. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/bone-density-test/about/pac-20385273
  • [3] Bone Density. https://medlineplus.gov/bonedensity.html

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.