Để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất, điều cần thiết là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ có một chiều cao vượt trội. Vậy chiều cao của trẻ phụ thuộc vào yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Gen di truyền
Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền cha mẹ. Nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội thì có nhiều khả năng con của họ cũng sẽ cao và ngược lại. Theo như tính toán thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng công thức dưới đây để nghiên cứu chiều cao của con mình:
- Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15 cm) + chiều cao bố) / 2)
- Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15 cm) + chiều cao mẹ) / 2)
Ví dụ: Chiều cao của bố 172cm, của mẹ 158cm. Chiều cao con trai sẽ là: ((158+15)+172)/2=172,5cm. Còn chiều cao con gái sẽ là: ((172-15)+158)/2=157,2cm.
Tuy nhiên, tính toán trên chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế có chiều gia đình cha mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng con cái vẫn cao lớn. Điều này có thể giải thích là do trong trong họ hàng vẫn tồn tại gen cao hoặc do cha mẹ biết cách chăm sóc bổ sung dinh dưỡng, môi trường sống, quá trình tập luyện thể thao, sinh hoạt khoa học,…
2. Giới tính
Đa số con trai sẽ cao hơn con gái vài cm. Con gái thường phát triển ngay khi bước vào giai đoạn dậy thì, còn con trai phải đến cuối dậy thì mới thực sự phát triển chiều cao mạnh. Sự phát triển này của con trai, giúp họ có thêm khoảng thời gian 2 năm để tận hưởng hết thời kỳ bình thường của một đứa trẻ khi bước vào giai đoạn phát triển chính thức.
Mặt khác, sự xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt chỉ có ở con gái sẽ làm kìm hãm sự phát triển chiều cao. Khi có kinh nguyệt đồng nghĩa với việc con gái sẽ ngừng cao. Đó là lý do tại sao, khi trưởng thành con trai thường cao hơn con gái khoảng 15cm.
3. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng 32% đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ không được bổ sung dinh đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hạn chế chiều cao của trẻ trong tương lai. Các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ như là Canxi, Vitamin D3, MK7 (Vitamin K2), Kẽm, Magie, DHA,…
Trẻ cần cung cấp dinh dưỡng có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít sẽ suy dinh dưỡng nhưng nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn trẻ cần đủ 4 nhóm chất: chất đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng.
Mẹ cũng nên bổ sung cho con những thực phẩm ít sữa có protein, canxi, magie, photpho; các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu và các loại hạt có chứa nhiều sắt, kẽm và vitamin B. Danh sách các thực phẩm kể trên đều có chứa dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho cơ thể, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
4. Sức khỏe
Trẻ có sức khỏe sẽ có sự phát triển tốt nhất chiều cao, bởi vậy sức khỏe cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao tương lai của trẻ. Nếu trẻ bị bệnh hoặc mắc các bệnh mãn tính sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao.
Những căn bệnh về rối loạn nội tiết như bệnh tuyến giáp, thiếu hormone tăng trưởng; hội chứng Turner (hội chứng loạn cấu tạo buồng trứng) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao bình thường; hội chứng Down ( một dạng chậm phát triển tâm thần khiến cho bệnh nhân trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành của trẻ). Nếu quan sát trong một thời gian dài, sẽ thấy chiều cao của những trẻ bị mắc bệnh sẽ thấp hơn những đứa trẻ có cơ thể bình thường khoảng 10 % trở lên tùy theo độ tuổi.
5. Tập luyện thể thao
Vận động thể dục thể thao ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ. Mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên mỗi buổi sáng hoặc tối. Với những trẻ nhỏ, mẹ có thể tập cho trẻ những động tác đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống…để kích thích sự đàn hồi, co giãn và “lớn lên” của hệ thống xương. Khi hệ xương của trẻ cứng cáp ở độ tuổi 5-6, mẹ mới nên cho trẻ tập những môn thể thao vận động mạnh như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây…để phát triển chiều cao.
Việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và sự phản xạ. Mỗi ngày trẻ nên vận động, tập luyện ít nhất 30 phút.
6. Giấc ngủ đầy đủ
Giấc ngủ có liên quan đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ sâu giấc, cơ thể sản xuất ra hormone tăng trưởng, làm tăng chiều cao. Một giấc ngủ sâu của trẻ nên bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn.
7. Môi trường sống
Ngoài những yếu tố kể trên, môi trường sống cũng ảnh hưởng phát triển chiều cao của trẻ. Môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém trẻ rất dễ bị bệnh và suy dinh dưỡng thấp còi.
Mong muốn của tất cả phụ huynh là làm thế nào để con phát triển chiều cao vượt trội nhất. Bởi một đứa trẻ có chiều cao lý tưởng sẽ đồng nghĩa với lợi thế mọi mặt sau này. Chính vì vậy việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ rất quan trọng, đồng thời với các biện pháp can thiệp an toàn, hiệu quả sẽ giúp trẻ đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.
Bài viết liên quan:
- Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ cần nắm rõ
- Bảng chiều cao cân nặng của bé từ 0-18 tuổi theo chuẩn WHO
- Cách tính chiều cao của bé khi trưởng thành
Nguồn tham khảo
- [1] 7 Factors that Determine How Tall Your Child Will Be. https://thevisualcommunicationguy.com/2021/03/24/7-factors-that-determine-how-tall-your-child-will-be/
- [2] What Are The Factors That Affect A Child’s Height. https://www.euroschoolindia.com/blogs/factors-that-affect-childs-height/
- [3] What factors influence a person’s height? https://www.medicalnewstoday.com/articles/327514
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn