Chóng mặt ngoại biên và trung ương là hiện tượng gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
17 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
17 Tháng mười 2024

Số lần xem:
6

Bạn đã từng trải qua cảm giác mất cân bằng và chóng mặt, tình trạng này sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng và bất an. Hãy cùng khám phá về chóng mặt ngoại biên và trung ương trong bài viết dưới đây để có những kiến thức cần thiết và những thông tin hữu ích nhất để cải thiện tình trạng này thật hiệu quả.

Tìm hiểu chi tiết về chứng chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương
Tìm hiểu chi tiết về chứng chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương

1. Giới thiệu về chóng mặt ngoại biên và trung ương

Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt thường hay gặp nhất, thường kèm theo ù tai hoặc giảm thính lực (hoặc điếc). Sự xáo trộn trong tai nhằm điều chỉnh sự cân bằng cơ thể chính là nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên. Để duy trì sự cân bằng, khi bạn di chuyển đầu, bên trong tai sẽ cho bạn biết vị trí đầu và gửi tín hiệu đến não.

Chóng mặt trung ương là loại chóng mặt gây ra bởi các vấn đề từ não. Tiểu não chính là phần não bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chứng này thường ít khi gây giảm thính lực, nếu có thì có thể dây VIII đã bị tổn thương.

2. Chóng mặt ngoại biên

2.1. Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên

Bị chóng mặt ngoại biên là do đâu?
Bị chóng mặt ngoại biên là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên và việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị thêm hiệu quả. Các nguyên nhân thường gặp có:

  • Do tiền đình ngoại vi
  • Chóng mặt theo tư thế kịch phát lành tính (Benign Paroxysmal Positional Vertigo)
  • Sau khi bị chấn thương đầu mặt
  • Do dây tiền đình bị nhiễm độc hoặc bị tác dụng phụ của thuốc, rượu, ma túy…
  • Do bị phù nội dịch (hội chứng Meniere)
  • Do các bệnh ngoại vi khác gây ra như nhiễm khuẩn tai trong, tế bào lông bị thoái hóa, mê đạo bị dị tật bất thường, viêm dây thần kinh số VIII, thiếu máu não cục bộ…
  • Do vùng cổ bị tổn thương

2.2. Triệu chứng của chóng mặt ngoại biên

Những dấu hiệu nhận biết một người đang bị chóng mặt ngoại biên
Những dấu hiệu nhận biết một người đang bị chóng mặt ngoại biên

Chóng mặt ngoại biên không chỉ gây ra cảm giác chóng mặt và mất cân bằng, mà còn đi kèm với một loạt các triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng thường gặp của chóng mặt ngoại biên có thể bao gồm:

  • Cường độ chóng mặt thường nặng đến rất nặng
  • Thường khởi phát đột ngột
  • Chóng mặt thường xuất hiện theo từng cơn
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn
  • Khi cử động, tình trạng chóng mặt sẽ nặng hơn
  • Thính lực có thể bị ảnh hưởng
  • Các dấu hiệu thần kinh khu trú không xuất hiện
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Rung giật nhãn cầu xoay ngang hoặc xoắn

3. Chóng mặt trung ương

3.1. Nguyên nhân gây chóng mặt trung ương

Bị chóng mặt trung ương là do những yếu tố nào?
Bị chóng mặt trung ương là do những yếu tố nào?

Chóng mặt trung ương có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Thiếu máu não cục bộ
  • Hệ thần kinh trung ương mất myelin
  • U tiểu não, xuất huyết tiểu não, thoái hóa tiểu não,…
  • Thân não bị tổn thương
  • Sau bị tổn thương (u não, tai biến mạch máu não)
  • Những trường hợp bị bệnh động kinh
  • U dây thần kinh VIII
  • Di truyền (thoái hóa gai)

3.2. Triệu chứng của chóng mặt trung ương

Một số đặc điểm dễ nhận thấy ở người bị chóng mặt trung ương
Một số đặc điểm dễ nhận thấy ở người bị chóng mặt trung ương
  • Cường độ chóng mặt ở mức nhẹ đến vừa phải
  • Khởi phát thường từ từ, âm ỉ
  • Hiện tượng chóng mặt xảy ra liên tục
  • Thường không có cảm giác buồn nôn
  • Không có sự thay đổi về thính lực
  • Không xuất hiện triệu chứng mệt mỏi
  • Có thể có dấu hiệu thần kinh khu trú
  • Rung giật nhãn cầu thẳng đứng hoặc khó xác định được

4. Cách điều trị chóng mặt ngoại biên và trung ương

Một số biện pháp nhằm cải thiện chứng chóng mặt ngoại biên và trung ương
Một số biện pháp nhằm cải thiện chứng chóng mặt ngoại biên và trung ương

Hiện nay có 4 phương pháp điều trị chóng mặt ngoại biên và trung ương sau:

  • Sử dụng liệu pháp vật lý: Các bài tập tiền đình (nghiệm pháp Epley,..), các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc thường dùng có thuốc chống nôn, thuốc điều trị chóng mặt, thuốc tăng tuần hoàn tai trong), thuốc an thần.
  • Phẫu thuật: Áp dụng với bệnh nhân bị Meniere kháng trị, thính lực bị thương tổn, thực hiện phẫu thuật u (u dây thần kinh VIII) ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.
  • Sử dụng liệu pháp tâm lý.

5. Câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi thường gặp xoay quanh hiện tượng chóng mặt trung ương và ngoại biên
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh hiện tượng chóng mặt trung ương và ngoại biên

Chóng mặt ngoại biên và trung ương có nguy hiểm không?

Chóng mặt ngoại biên có thể xuất hiện khi chuyển động đột ngột hoặc ở môi trường có ánh sáng yếu. Đây thực sự là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và không nhất thiết phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chóng mặt kéo dài hoặc diễn ra thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó. Chóng mặt trung ương có thể liên quan đến vấn đề về huyết áp, xương cột sống hoặc thậm chí là vấn đề tim mạch. Tình trạng này đôi khi còn được kết hợp với những triệu chứng khác như buồn nôn, hoa mắt, hoặc mất cảm giác. Khi xác định được nguyên nhân gây chóng mặt thì sẽ điều trị kịp thời, đúng cách và sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe. Nếu nguyên nhân gây nên chóng mặt là do chóng mặt kịch phát lành tính (rối loạn tiền đình) thì tình trạng chóng mặt có thể sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần.

Có cách nào để phòng ngừa chóng mặt không?

Bạn có thể áp dụng cách phòng ngừa cảm giác chóng mặt ngoại biên và trung ương bằng việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc tập thể dục đều đặn, ăn uống cân đối và đủ giấc ngủ, có thể giúp giảm thiểu tình trạng chóng mặt. Đồng thời, việc tránh thức ăn có nhiều đường và ăn uống đủ nước cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt và ngăn chặn cảm giác chóng mặt xảy ra.

Tình trạng chóng mặt nói chung hay chóng mặt ngoại biên và trung ương nói riêng là tình trạng ai cũng có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn do đó hãy áp dụng các cách điều trị tại nhà hoặc đi khám để điều trị khỏi hẳn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận