Chóng mặt ở giai đoạn tiền mãn kinh là do đâu? Cách xử lý

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
16 Tháng bảy 2024

Lần cập nhật cuối:
16 Tháng bảy 2024

Số lần xem:
1310

Tiền mãn kinh là hiện tượng tự nhiên, xảy ra ở nữ giới độ tuổi 45 – 55. Hiện tượng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh là một triệu chứng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em không nên chủ quan mà cần theo dõi, điều trị kịp thời, tránh gây ra những bệnh lý khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của chóng mặt trong thời kỳ tiền mãn kinh là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây chóng mặt ở giai đoạn tiền mãn kinh

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị chóng mặt tuổi tiền mãn kinh
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị chóng mặt tuổi tiền mãn kinh

Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh là gì? Dưới đây là những lý do phổ biến nhất dẫn tới triệu chứng chóng mặt ở phụ nữ tiền mãn kinh mà bạn cần biết:

1.1. Đường huyết

Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Đường có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, nếu bị hạ đường huyết, cơ thể sẽ bị mệt mỏi đi kèm những triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, chân tay run, cảm thấy đói, thở dốc,… Đặc biệt, khi đường huyết bị giảm mạnh và đột ngột sẽ rất nguy hiểm, gây ngất xỉu, động kinh nặng thậm chí là hôn mê.

1.2. Rối loạn nội tiết tố

Chóng mặt ở tuổi tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố
Chóng mặt ở tuổi tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ bị suy giảm Estrogen mạnh, khiến nội tiết tố bị rối loạn trong thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng tiền mãn, trong đó có chóng mặt. Nồng độ nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tai trong và sự cân bằng của thần kinh. Vì thế, khi bị rối loạn nội tiết tố, chức năng của các cơ quan này cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm mất cân bằng của cơ thể, gây chóng mặt.

1.3. Rối loạn giấc ngủ kéo dài

Rối loạn nội tiết tố nữ còn khiến chị em bị bốc hỏa, mất ngủ, ngủ không sâu giấc trong thời gian dài. Bên cạnh đó, những yếu tố căng thẳng từ công việc, cuộc sống hàng ngày cũng sẽ tác động khiến người phụ nữ bị stress, lo lắng. Tất cả sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn giấc ngủ, dễ bị chóng mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy.

1.4. Thoái hóa cột sống cổ

Chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh hay bị chóng mặt do thoái hóa cột sống cổ
Chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh hay bị chóng mặt do thoái hóa cột sống cổ

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường dễ tăng cân, thoái hóa xương khớp, loãng xương, thoái hóa đốt sống,… Trong đó, có những trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ nặng sẽ khiến mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép. Từ đó, dẫn tới tình trạng tai trong không có đủ lượng máu, gây tình trạng tiền đình, chóng mặt.

1.5. Thoái hóa tai trong

Tai trong là một bộ phận góp phần điều chỉnh thăng bằng của cơ thể. Tình trạng thoái hóa tai trong sẽ tạo ra những mảng bám, sỏi kênh thính giác, tác động vào ống bán khuyên và gây chóng mặt.

1.6. Migraine

Migraine là hiện tượng gây chóng mặt ở phụ nữ tiền mãn kinh
Migraine là hiện tượng gây chóng mặt ở phụ nữ tiền mãn kinh

Migraine là thuật ngữ chỉ hiện tượng đau nửa đầu. Tình trạng này thường xuất hiện thành đợt, kéo dài từ 4 – 72 giờ, đau một bên kiểu mạnh đập và có thể đi kèm các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với mùi hôi, âm thanh, ánh sáng. Theo thống kê, có khoảng 30 – 50% phụ nữ đau nửa đầu giai đoạn tiền mãn kinh sẽ xuất hiện thêm triệu chứng chóng mặt.

1.7. Tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý thần kinh, tim mạch

Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh còn có thể do những bệnh lý về tim mạch, thần kinh gây nên. Nữ giới ở độ tuổi này phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý mạch máu não, thậm chí là u não.

2. Biểu hiện của chóng mặt trong thời kỳ tiền mãn kinh

Chóng mặt trong thời kỳ tiền mãn kinh có những dấu hiệu nhận biết nào?
Chóng mặt trong thời kỳ tiền mãn kinh có những dấu hiệu nhận biết nào?

Chóng mặt tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng không hiếm gặp. Tuy nhiên, càng cao tuổi, đặc biệt phụ nữ từ 40 tuổi trở ra sẽ càng có nguy cơ bị chóng mặt nhiều với mức độ nặng hơn. Biểu hiện của hiện tượng chóng mặt thời kỳ tiền mãn kinh trong thời gian đầu đó là cảm giác mất thăng bằng, xuất hiện thoáng qua với tần suất không nhiều và chỉ cần nghỉ ngơi là hết.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, càng về sau sẽ diễn biến nặng với tần suất nhiều hơn. Bạn có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, vừa thức giấc và ngồi dậy thì cảm giác đầu óc quay cuồng, nhà cửa và đồ đạc xung đảo tròn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.

3. Chóng mặt tiền mãn kinh nguy hiểm như thế nào?

Chóng mặt tiền mãn kinh nếu để lâu sẽ gây nhiều hậu quả nguy hiểm
Chóng mặt tiền mãn kinh nếu để lâu sẽ gây nhiều hậu quả nguy hiểm

Thông thường, chóng mặt tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng chóng mặt lành tính, không quá nguy hiểm. Song, điều đó không đồng nghĩa bạn được chủ quan. Bởi hiện tượng chóng mặt giai đoạn tiền mãn kinh do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới những hậu quả nguy hiểm như:

  • Không thể đi lại vì chóng mặt mức độ nặng.
  • Nôn mửa thường xuyên, không ăn uống được.
  • Đau tai, giảm, thính lực.
  • Đau đầu.
  • Đau ngực, tim đập nhanh
  • Các bệnh lý về thần kinh: tê chân tay, khó nói, mất định hướng thời gian và không gian,…
  • Ngất xỉu.

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Chị em tuổi tiền mãn kinh nên đi khám nếu bị chóng mặt thường xuyên, liên tục
Chị em tuổi tiền mãn kinh nên đi khám nếu bị chóng mặt thường xuyên, liên tục

Khi có hiện tượng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh, các chị em cần lưu ý và theo dõi thường xuyên. Nếu thấy tình trạng này xuất hiện với tần suất liên tục, kèm các triệu chứng như: rối loạn vận động/ngôn ngữ, thị giác hoặc thính giác bị suy giảm, tức ngực, khó thở, co giật, sốt, chân tay tê bì,… thì cần đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị.

Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa hiện tượng chóng mặt giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách:

  • Uống đủ nước.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá mặn, ngọt, cay, nhiều dầu mỡ, đồ có cồn
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Tránh vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung Estrogen có nguồn gốc thảo dược an toàn, lành tính với thành phần như: EstroG-100 (hỗn hợp thảo dược đương qui, tục đoạn, cách sơn tiêu), Gama-Oryzanol, Glutathione, Curcumin, Cao củ sắn dây,… Loại sản phẩm này có tác dụng bổ sung Estrogen đồng thời giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như: chóng mặt, bốc hỏa, mất ngủ,… hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ điều hòa nội tiết tố, mang lại làn da trẻ khỏe cho các chị em.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã nhận thấy rõ mức độ nguy hiểm của hiện tượng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh, cũng như những nguyên nhân, triệu chứng gây ra tình trạng này. Từ đó, hãy chủ động có các biện pháp phòng ngừa triệu chứng tiền mãn kinh, bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Nguồn tham khảo

  • [1] Dizziness and the menopause. https://www.balance-menopause.com/menopause-library/dizziness-and-the-menopause/
  • [2] Does menopause cause dizziness? https://www.medicalnewstoday.com/articles/319860
  • [3] Is Dizziness a Symptom of Menopause? https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-dizziness

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.