Mối liên quan giữa chóng mặt và cao huyết áp

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
30 Tháng mười 2024

Số lần xem:
63

Chóng mặt và cao huyết áp thường liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt khi huyết áp tăng đột ngột khiến máu không được lưu thông tốt đến não. Tình trạng này có thể gây cảm giác mất thăng bằng, mệt mỏi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị để đảm bảo an toàn.

Nhiều người chưa biết về mối liên quan giữa hiện tượng chóng mặt và cao huyết áp
Nhiều người chưa biết về mối liên quan giữa hiện tượng chóng mặt và cao huyết áp

1. Thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp là áp lực đẩy tạo ra do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu, đây được coi là một trong những dấu hiệu chính cho biết một cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại áp lực tâm thu tới cực tiểu áp lực tâm trương theo từng nhịp. Huyết áp trung bình gây ra bởi sức bơm của tim và sức cản ở mạch máu, do đó khi máu theo động mạch đi càng xa khỏi tim thì huyết áp càng giảm dần. Huyết áp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhịp thở, trạng hẹp tắc động mạch, chức năng co bóp của tim, nội tiết, vận động… Thông thường huyết áp được đo ở cánh tay, tại mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ động mạch cánh tay. Huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương). Chỉ số huyết áp biểu thị là một phân số, trong đó tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị đo là milimet thủy ngân (mmHg).

Mức huyết áp từ 149/90 mmHg trở lên thì được gọi là cao huyết áp. Nếu mức huyết áp của bạn từ 120/80 mmHg đến 139/89 mmHg thì gọi là tiền tăng huyết áp (có nguy cơ cao huyết áp). Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, người béo phì hay người mắc bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu cao hoặc bị huyết áp cao do di truyền. Huyết áp tăng khi lực tác động lên thành động mạch của máu tăng lên, áp lực của máu quá cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có đủ lượng máu cần cung cấp và bơm đi khắp cơ thể. Huyết áp cao có thể gây cứng và dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.

2. Mối liên quan giữa chóng mặt và cao huyết áp

Giải mã chi tiết hiện tượng chóng mặt có liên quan gì đến cao huyết áp
Giải mã chi tiết hiện tượng chóng mặt có liên quan gì đến cao huyết áp

Huyết áp được coi là một trong những chỉ số giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cụ thể hơn là sức khỏe và tình trạng hoạt động của bộ phận tim mạch. Do đó nếu huyết áp của bạn bình thường là rất tốt. Nếu huyết áp cao hay huyết áp thấp đều không tốt cho sức khỏe và đều có thể gây chóng mặt. Tuy nhiên chỉ một số người bị chóng mặt là do tăng huyết áp hay hạ huyết áp, phần lớn là do nguyên nhân khác. Cụ thể là:

2.1. Chóng mặt và huyết áp thấp

Huyết áp thấp là khi chỉ số là dưới 100 mmHg và có thể bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, bạn cần sự thăm khám của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Nếu mức huyết áp thường xuyên thấp tức là dù có chóng mặt hay không đều có mức huyết áp bị như vậy thì tình trạng chóng mặt của bạn không liên quan gì đến huyết áp. Một số loại thuốc dùng để kiểm soát huyết áp như thuốc chẹn Alpha (kiểm soát dòng máu khi căng thẳng có thể khiến hạ huyết áp tư thế đứng khi ra khỏi giường hoặc tăng lên từ tư thế ngồi). Do tác dụng hạ huyết áp tạm thời của thuốc nên tình trạng chóng mặt xảy ra.

2.2. Chóng mặt và huyết áp cao

Huyết áp cao có thể gây ra một số bệnh lý như các bệnh về tim mạch, tiền đình ốc tai,..và có thể bạn sẽ thấy chóng mặt. Ngoài ra người bệnh bị đột quỵ do cao huyết áp cũng sẽ có triệu chứng chóng mặt. Chóng mặt kèm theo tăng huyết áp là một dấu hiệu của các vấn đề ở cột sống cổ, hậu quả của các động mạch bị chèn ép và liên quan đến việc cung cấp máu cho não bị suy giảm. Lúc này bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn chóng mặt của bạn kéo dài hoặc tái phát trở lại. Ngoài ra nếu bạn thấy chóng mặt kèm theo buồn nôn, cảm giác sợ hãi, sốt kèm theo ớn lạnh, đổ mồ hôi, đánh trống ngực… dấu hiệu huyết áp tăng quá cao và trong nhiều trường hợp, tình trạng này dấu hiệu báo trước của đột quỵ.

Đừng để chóng mặt và cao huyết áp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi lối sống và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận