Tỏi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có việc chữa bệnh trĩ. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường tuần hoàn máu, tỏi không chỉ giúp giảm đau và sưng tấy ở vùng hậu môn mà còn mang lại hiệu quả đáng kể cho người mắc bệnh trĩ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết chữa bệnh trĩ bằng tỏi như thế nào, áp dụng ra sao mới tốt.
1. Công dụng chữa bệnh trĩ của tỏi
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc và thường có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình, được dùng làm gia vị trong chế biến nhiều món ăn. Không chỉ thế tòi còn được dùng như một loại dược liệu tự nhiên để điều trị nhiều loại bệnh và mang lại hiệu quả khá tốt, trong đó có bệnh trĩ.
Tỏi có vị cay nồng và có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe như như vitamin, polisaccarit, allicin, inulin, khoáng chất… Trong đó hàm lượng allicin dồi dào được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn rất mạnh mẽ nên sẽ giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong cơ thể, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm và ngăn chặn hình thành nên các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư.
Cụ thể tỏi có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ như sau:
- Tỏi sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm ở hậu môn do búi trĩ gây ra, từ đó cơn đau sẽ được đẩy lùi một cách hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Khả năng kháng khuẩn mạnh giúp ức chế hoạt động và dần loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong búi trĩ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng..
- Nhờ thành phần khoáng chất và vitamin có trong tỏi nên khi sử dụng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
- Do tỏi có tính hàn nên sẽ giúp làm hạ huyết áp giúp giảm bớt lượng máu lưu thông đến các búi trĩ, ngăn ngừa gây áp lực lên thành trực tràng. Điều này sẽ giúp hạn chế máu tồn đại ở các búi trĩ, giúp thu nhỏ chúng một cách hiệu quả.
- Tỏi sẽ giúp củng cố thành mạch máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành nên các búi trĩ. Thành phần chất chống oxy hóa dồi dào trong tỏi còn giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, bảo vệ thành hậu môn và dần loại bỏ các gốc tự do gây hại có tồn tại ở hậu môn.
2. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi
2.1. Thêm tỏi vào chế độ ăn
Cách đơn giản nhất khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi là thêm vào bữa ăn hàng ngày để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ từ bên trong. Người bệnh có thể nhai sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày, giã tỏi thêm vào nước chấm hay dùng tỏi ướp món ăn hoặc dùng tỏi phi để nấu món ăn. Ngoài tỏi tươi thì người bệnh có thể dùng bột tỏi để chế biến, tuy nhiên tỏi tươi vẫn tốt nhất.
2.2. Sử dụng rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Một trong những cách chữa trị bệnh trĩ bằng tỏi là dùng rượu tỏi. Nhờ đặc tính sát khuẩn mạnh nên tỏi có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm ở búi trĩ, giúp người bệnh bớt đau đớn.
Người bệnh cần chuẩn bị:
- 500g tỏi tươi
- 200ml rượu trắng ngon
Thực hiện:
Bóc vỏ từng tép tỏi, rửa sạch và để ráo. Tiếp đến thái thành những lát nhỏ hoặc giã nát, rồi cho vào lọ thủy tinh ngâm tỏi với rượu khoảng 2 tuần, đậy nắp kín và sau đó mới dùng để uống (5 – 10ml / lần) hoặc bôi tại chỗ để điều trị bệnh trĩ, mỗi ngày bôi 2 – 3 lần bằng cách dùng bông thấm rượu tỏi thoa hậu môn đã được rửa, vệ sinh sạch sẽ. Nên để 20 phút rồi mới rửa lại và lau khô hậu môn.
2.3. Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng
Dùng tỏi nướng để chữa bệnh trĩ cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Tỏi sau khi nướng chín sẽ giảm bớt mùi hăng nên người bệnh sẽ không không lo mùi tỏi nếu không thích mùi này lưu ở hậu môn.
Người bệnh cần chuẩn bị: 1 củ tỏi tươi
Thực hiện:
Để tỏi cả vỏ đem nướng trên bếp đến khi lớp vỏ ngoài hơi cháy xém và tép tỏi chuyển sang màu vàng. Sau đó lột bỏ vỏ cho tỏi vào cối giã nát. Tiếp đến cho tỏi đã giã vào túi vải nhỏ và đắp lên hậu môn trong thời gian 30 phút.
2.4. Chữa bệnh trĩ bằng nước cốt tỏi tươi
Người bệnh có thể uống hoặc bôi nước cốt tỏi để điều trị bệnh trĩ. Với cách uống nước tỏi, người bệnh cần 4 – 5 tép tỏi tươi đã bỏ vỏ, rửa sạch và đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó lấy tỏi này cho vào cốc nước ấm, nguấy đều rồi lọc bã lấy nước uống. Với cách dùng nước tỏi thoa thì cũng bóc 1/2 củ tỏi, rửa sạch rồi giã nát. Đem phần tỏi này đun với chút nước lấy nước cốt để thoa vào hậu môn trong 30 phút.
2.5. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi tươi và hoàng liên
Hoàng liên có tính hàn nên có thể giúp tiêu độc, kháng viêm, làm nhanh lành các mô bị tổn thương ở hậu môn.
Người bệnh cần các nguyên liệu:
- 2 củ tỏi tươi
- 15 gram hoàng liên
Thực hiện:
Tỏi đem nướng chín, lột sạch vỏ rồi nghiền nát, hoàng liên tán bột mịn và trộn đều với nhau trước khi vê thành những viên nhỏ. Cất trong lọ thủy tinh để ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày uống 5 viên sau bữa ăn. Người bệnh cũng có thể dùng viên này hòa nước và thoa lên vùng hậu môn.
2.6. Thuốc đạn chữa bệnh trĩ từ tỏi
Để áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi này người bệnh cần:
- Tỏi tươi
- Dầu dừa hoặc dầu ô liu
Thực hiện:
Bóc vỏ tỏi, rửa sạch, tiếp đến nhúng tép tỏi vào dầu ô liu hay dầu dừa. Cách này giúp tỏi được bôi trơn sẽ dễ dàng nhét sâu vào hậu môn. Thực hiện bài thuốc này 3 lần/tuần trước khi đi ngủ và để nguyên tỏi trong hậu môn k cần lấy ra vì tép tỏi sẽ ra ngoài khi người bệnh đại tiện.
2.7. Kết hợp tỏi với bạch chỉ và tiêu đen chữa bệnh trĩ
Bạch chỉ sẽ hỗ trợ giảm viêm hậu môn, chống sưng, thu nhỏ búi trĩ. Hạt tiêu đen sẽ như một loại thuốc sát trùng, giúp chống oxy hóa, bảo vệ các mô và thành mạch ở hậu môn khỏi bị tổn thương.
Bài thuốc cần các nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 3 tép
- Bạch chỉ: 4g
- Tiêu đen: 1 muỗng
Thực hiện:
Cho các nguyên liệu vào cối giã nhỏ rồi sao vàng sau đó bỏ vào miếng vải sạch đắp hậu môn trong 20 phút. Khi đắp nếu thấy nguội có thể làm nóng hỗn hợp này.
3. Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ
Tỏi tuy quen thuộc với mọi gia đình nhưng không nên áp dụng tuyệt đối, không dùng tỏi nếu người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu. Do trong tỏi có nhiều hoạt chất làm cản trở quá trình đông máu, gây tác hại đến sức khỏe người bệnh. Hay những người có bệnh về mắt, gan không nên ăn tỏi trực tiếp vì đặc tính kích thích cực mạnh của tỏi sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận này.
Các cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi chỉ thích hợp với tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ và mang tính hỗ trợ điều trị thêm hiệu quả. Người bệnh vẫn nên đi khám để được điều trị kịp thời và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả. Tránh ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Hàng ngày nên uống đủ nước từ 2 lít – 3 lít để cung cấp đủ nước cho đường tiêu hóa, tránh tình trạng thiếu nước phân sẽ khô gây táo bón.
Thường xuyên vận động để tăng sức đề kháng, chống bệnh trĩ.
Nên có thói quen đi đại tiện vào giờ cố định trong ngày, không nên nhịn đại tiện. Để quá trình điều trị hiệu quả hơn và chấm dứt hẳn tình trạng bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm viên uống giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa táo bón, giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Đồng thời phòng bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như chảy máu, đau rát, ngứa, sa búi trĩ… Sản phẩm này có các thành phần như cao Diếp cá, cao Đương quy, Magie, Rutin, Meriva rất an toàn cho người bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một lựa chọn an toàn và hiệu quả nếu áp dụng đúng cách. Hãy kiên nhẫn thực hiện và đừng quên duy trì lối sống lành mạnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Các cách trị bệnh trĩ dân gian vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng
- Top 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi đơn giản ngay tại nhà
Nguồn tham khảo
- [1] Home Remedies for Hemorrhoids: 7 Natural Options. https://www.tuasaude.com/en/home-remedies-for-hemorrhoids/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA