Chữa hen phế quản bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả không? Vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Hiệu quả chữa hen phế quản bằng lá tía tô
Lá tía tô còn được gọi qua rất nhiều cái tên khác như cây tô diệp hay cây tử tô. Đây là loại cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau cảm cúm, ho, hen suyễn, tiêu đờm và chống tê thấp,… Sở dĩ có thể chữa hen phế quản bằng lá tía tô đồng thời phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm dị ứng khác bởi các tác dụng:
Chống oxy hóa:
Lá tía tô chứa các hoạt chất quý như quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla,… có tác dụng chống oxy hóa và làm giảm tổn thương các tế bào do các gốc tự do gây ra trong quá trình bệnh sinh hen phế quản.
Giảm các triệu chứng dị ứng:
Tía tô rất hữu ích trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các cơn hen phế quản do các thành phần lá tía tô chứa hoạt luteolin có hoạt tính của natri cromoglycate hoặc prednisone – một loại thuốc kháng histamine dị ứng mạnh.
Chống viêm:
Ngoài nguyên nhân liên quan đến dị ứng, thì các phản ứng viêm cũng là một vấn đề tiềm ẩn làm khởi phát triệu chứng hen phế quản.
Theo các nghiên cứu, hoạt chất Luteolin trong lá tía tô có tác dụng ức chế các chất gây viêm mạnh như TNF-a và axit arachidonic. Từ đó, giúp ức chế tình trạng viêm, dị ứng và phù nề trong bệnh hen phế quản.
Như vậy, nhờ tác dụng chống dị ứng, giảm viêm, chống oxy hóa, lá tía tô giúp kiểm soát một số triệu chứng khó chịu do hen phế quản như ho, đờm, khó thở,…
2. Liều dùng an toàn của tía tô
Tuy lá tía tô là thảo dược rất an toàn nhưng không thể sử dụng một cách tùy tiện. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu muốn áp dụng bài thuốc này thì cần phải có chỉ định của bác sĩ. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn liều lượng và cách sử dụng lá tía tô điều trị hen suyễn hiệu quả nhất.
Liều điều trị được khuyên dùng phổ biến nhất là 4-10g lá tía tô và hoặc 3 – 4 ml chiết xuất lá tía tô nguyên chất mỗi ngày.
3. Cách sử dụng lá tía tô chữa hen phế quản
Cách điều trị hen phế quản bằng lá tía tô có thể được thực hiện theo một số cách sau:
3.1. Nước lá tía tô
Nguyên liệu:
- Lá tía tô
- Chanh tươi
- Nước lọc
Cách làm:
- Rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, rồi để ráo nước.
- Đun sôi khoảng 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào, đun thêm 3-5 phút sau đó tắt bếp.
- Lọc lấy nước, thêm mấy lát chanh vào.
- Chia nước tía tô để uống làm nhiều lần trong ngày.
3.2. Rượu lá tía tô
Ngoài việc uống nước lá tía tô, bạn cũng có thể sử dụng tía tô ngâm rượu. Đây cũng là một cách sử dụng lá tía tô để chữa hen phế quản mang lại hiệu quả cao.
Chuẩn bị:
- 90g lá tía tô
- 1 lít rượu gạo
- Bình thủy tinh
Cách làm:
- Lá tía tô đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi mang đi sao vàng.
- Nghiền nát lá tía tô rồi ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày.
- Lọc bỏ bã, uống rượu tía tô khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 ml.
4. Nguy hại nếu lạm dụng lá tía tô trong điều trị hen suyễn
Mặc dù là thảo dược lành tính, thế nhưng không phải ai cũng có thể tùy ý sử dụng lá tía tô để điều trị hen phế quản. Việc lạm dụng lá tía tô sẽ gây một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như:
- Sử dụng tía tô lâu ngày sẽ khiến bạn bị mệt mỏi, choáng váng, chán ăn, táo bón, tiểu tiện đỏ, thở nông, tăng huyết áp…
- Nếu bạn là người đổ nhiều mô hôi, khi sử dụng lá tía tô sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của bạn.
- Không được sử dụng lá tía tô khi bạn bị cảm nóng.
- Chú ý dùng từng chút nước tía tô một để xem phản ứng của cơ thể, bởi nếu bạn bị dị ứng với thành phần trong lá tía tô, có thể gặp các triệu chứng như ngứa, phát ban, sưng cổ họng,…
- Phụ nữ có thai muốn dùng lá tía tô thì cần có sự giám sát chặt chẽ bởi chuyên gia. Bởi lẽ không thể loại trừ nguy cơ lá tía tô làm thay đổi tình trạng miễn dịch và gây hại cho thai nhi.
Bên cạnh đó, người bị hen suyễn có thể phòng tránh, ngăn ngừa cơn hen bằng cách giữ thông thoáng đường thở. Người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Trẻ em bị hen suyễn nên giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, từ đó ngăn cơ hen tái phát. Phụ huynh có thể cho bé dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết phòng tránh các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.
Chữa hen phế quản bằng lá tía tô là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này có thể khác nhau đối với từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên tự ý ngừng thuốc điều trị chính. Kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng hen phế quản.
Bài viết liên quan: Mẹo dân gian chữa bệnh hen phế quản hiệu quả nhất
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn