Hen suyễn là bệnh đường hô hấp mãn tính nên việc điều trị cần áp dụng đúng cách mới cho hiệu quả cải thiện, kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Có nhiều cách để điều trị bệnh này từ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến các cách dân gian áp dụng từ lâu… Bạn có thể tham khảo, tìm hiểu cách chữa hen suyễn được tổng hợp dưới đây.
1. Cách chữa hen suyễn chuẩn y khoa
Điều trị, cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn bằng thuốc là cách chữa được áp dụng khá phổ biến sau khi bác sĩ đã khám, chẩn đoán tình trạng bệnh bằng thực hiện các xét nghiệm đo mức độ tổn thương của phổi như phép đo xoắn ốc, đo lưu lượng đỉnh, thử nghiệm oxit nitric thở ra kèm với chụp X-quang phổi, chụp CT scanner lồng ngực,… Các thuốc được dùng phổ biến có:
1.1. Thuốc giãn phế quản
Các loại thuốc này giúp thư giãn và nới rộng các cơ bị thít chặt xung quanh khí phế quản. Đây là cách chữa hen suyễn triệt để có tác dụng nhanh chóng giúp người bệnh cắt nhanh cơn khó thở. Thuốc giãn phế quản thường có dạng ống hít hoặc máy phun sương.
1.2. Ống hít kết hợp
Ống hít có chứa Corticosteroid dạng hít kèm theo thuốc chủ vận beta có tác dụng là dịu cơn hen và điều trị bệnh trong thời gian dài.
1.3. Corticoid dạng hít
Đây là cách chữa hen suyễn triệt để và hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Thuốc corticoid dạng hít sẽ giúp dễ chịu bởi tình trạng sưng tấy đường thở được giảm bớt, các chất nhờn trong cũng ít đi. Các loại corticoid dạng hít có Fluticasone, Budesonide, Beclomethasone,…
1.4. Thuốc kháng leukotriene
Thuốc kháng leukotriene là phương pháp thích hợp nhất để điều trị bệnh hen suyễn dài hạn. Thuốc giúp ổn định cơn hen suyễn, ngăn chặn nguy cơ phát cơn. Các chất điều chỉnh Leukotriene cũng là cách chữa hen suyễn triệt để và hiệu quả mà người bệnh cần sử dụng hàng ngày.
1.5. Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch là phân loại thuốc phù hợp được sử dụng kèm với ống hít cứu hộ mỗi khi phát cơn hen suyễn. Sau khi phát bệnh, tùy theo tình trạng bệnh người bệnh hãy duy trì sử dụng steroid đường ống trong thời gian từ 5 ngày tới 2 tuần. Hoặc người bệnh sẽ được chỉ định tiêm steroid vào tĩnh mạch và được sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa với khi bệnh tiến triển nặng.
1.6. Sinh học
Với những người bệnh gặp vấn đề không đáp ứng các đa số các thuốc trên thì có thể tham khảo thuốc sinh học Omalizumab sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch hình thành nên các chất gây viêm. Nếu người bệnh mắc bệnh hen suyễn do các tác nhân gây dị ứng thì thuốc sinh học là cách chữa hen suyễn triệt để.
1.7. Thuốc kiểm soát hen lâu dài
Người bệnh có thể tham khảo phân loại thuốc bao gồm thuốc điều trị sinh học, thuốc chống viêm, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, thuốc kháng cholinergic,… Bởi các triệu chứng tức thời khi khởi phát bệnh là điều mà người bệnh cần lưu tâm bởi các loại thuốc xịt hen suyễn hàng ngày không có tác dụng với trường hợp kể trên.
Ngoài các thuốc này thì phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt cũng là một cách chữa hen suyễn rất tốt làm giảm khó khăn mỗi khi hô hấp của người bệnh hen suyễn bằng cách làm nóng các sóng khí nằm sâu bên trong phổi, làm cơ viêm nhiễm thu bé lại, giúp chúng không co thắt lại. Tuy nhiên phương pháp này chưa được phổ biến và chỉ áp dụng với những ca bệnh hen suyễn nặng.
Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc hen suyễn phổ biến hiện nay
2. Cách chữa hen suyễn tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa hen suyễn tại nhà đơn giản, hiệu quả sau:
2.1. Xông hơi tạo độ ẩm
Xông hơi tạo độ ẩm là cách chữa hen suyễn nhanh chóng dựa vào độ nóng và hơi nước làm thông lỗ chân lông, mở rộng đường thở. Cả hai cách xông hơi khô và xông hơi ướt đều có tác dụng với đường hô hấp nếu được thực hiện đúng cách. Tùy vào điều kiện và sở thích mà người bệnh chọn cách xông hơi phù hợp. Cách này còn giúp thư giãn, giảm stress, đào thải độc tố cơ thể,…
2.2. Sử dụng tinh dầu
Xông tinh dầu nhẹ nhàng có tính chất kháng khuẩn trong không khí và giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn. Người bệnh có thể chọn dùng tinh dầu bạc hà, hương thảo, đinh hương, khuynh diệp,… giúp xông phòng, thông đường thở. Các loại tinh dầu này có khả năng chống viêm, tăng sức đề kháng, kháng khuẩn và làm giảm các cơn đau thắt ngực đồng thời giúp tinh thần thoải mái.
2.3. Uống mật ong
Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và chữa ho hiệu quả. Người hen suyễn có thể uống nước pha với mật ong giúp làm dịu lớp màng nhầy, kháng khuẩn giúp cổ họng trở nên dễ chịu hơn. Người bệnh có thể pha mật ong với chanh, quất, quế,… cách chữa hen suyễn triệt để và hiệu quả từ dân gian.
Xem thêm: 9 cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà đẩy lùi cơn hen cấp tốc
3. Cách chữa hen suyễn theo y học cổ truyền
Áp dụng y học cổ truyền trị hen suyễn sẽ giúp cắt cơn hen nhanh, giảm tình trạng khó thở, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tái phát.
3.1. Sử dụng rau diếp cá
Người bệnh có thể dùng 1 nắm rau diếp cá sạch rồi giã nhuyễn, rắc thêm vài hạt muối trắng. Sau đó thêm 100ml nước ấm vào hỗn hợp, khuấy đều và lọc qua rây để được thành phẩm là nước rau diếp cá. Sử dụng đều đặn 2 lần/ 1 ngày và sau 2 tuần thì người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3.2. Kết hợp giữa thuốc nam với mật ong
Người bệnh có thể kết hợp thuốc nam và mật ong, dùng 100ml nước lọc cùng 50ml mật ong rồi đun sôi. Tiếp đến đập thêm 1 quả trứng gà vào hỗn hợp đang sôi, khuấy đều cho tới khi chín hẳn. Có thể dùng hỗn hợp này hàng ngày cho đến khi đỡ hẳn triệu chứng bệnh.
3.3. Kết hợp nguyên liệu dân gian
Người bệnh đun sôi 200ml nước lọc và 1 thìa bột gừng, 1 thìa mật ong, 1 ít đinh hương và 4 thanh quế vào đun sôi trong 5 phút. Sau đó lọc hỗn hợp qua rây, dùng nước cốt thu được chia thành 3 lần trong ngày. Thực hiện cách này cho đến khi các triệu chứng hen suyễn thuyên giảm.
4. Cách chữa hen suyễn bằng châm cứu
Một cách được áp dụng nhiều để chữa hen suyễn là châm cứu. Hen suyễn xảy ra là do sự suy yếu từ 3 tạng khiến sự chuyển hóa khí và thủy dịch mất cân bằng, dẫn đến các tổn thương từ ống dẫn khí đến phổi. Ba tạng chính gây nên bệnh hen suyễn là tạng Tỳ, tạng Phế và tạng Thận. Chuyên gia sẽ dùng kim chuyên dụng để đâm vào các huyệt vị tác động kích thích huyệt từ đó các kinh lạc được thông suốt, năng lượng trong cơ thể được kết nối giúp phòng ngừa bệnh tật. Châm cứu giúp cải thiện triệu chứng của cơn hen suyễn và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.
Người bệnh có thể chọn hỗ trợ chữa hen suyễn bằng cách dùng thêm sản phẩm xịt rửa mũi hàng ngày. Trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Chữa hen suyễn cần thực hiện kiên trì, đúng cách mới có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh và hạn chế hen suyễn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Bài viết liên quan:
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn