Ở trẻ nhỏ, tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên hơn và cũng trở thành nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Bởi khi con không đi vệ sinh được sẽ dẫn đến chướng bụng, biếng ăn và nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn. Vậy đâu là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ? Cách trị táo bón cho trẻ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ em
Để biết trẻ có đang gặp phải chứng táo bón hay không, ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Tần suất đi ngoài ít hơn bình thường: Ngoài trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài từ 2-3 lần mỗi ngày. Thì với trẻ lớn hơn, khi bị táo bón, số lần đại tiện của bé giảm hẳn, 2-3 ngày mới đi 1 lần và dưới 3 lần/tuần.
- Bụng căng chướng, khó tiêu: Bụng của bé có dấu hiệu chướng lên, cứng và cảm giác đầy hơi. Khi xì hơi có mùi đậm và khó chịu hơn bình thường.
- Đại tiện khó khăn, mỗi lần đi đại tiện bé sẽ phải dùng sức để “rặn” khiến hậu môn đau rát. Thời gian đi đại tiện lâu nhưng lượng phân ra ít. Phân khô cứng, hoặc lởm chởm như phân dê, phát hiện máu trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, không ham nô đùa như bình thường.
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Táo bón ở trẻ là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên hoặc đi ngoài đau rát, gây khó khăn cho trẻ và căng thẳng cho các vị phụ huynh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng táo bón ở trẻ? Thực chất, trẻ nhỏ bị táo bón đến từ các lý do sau đây:
- Chế độ ăn ít chất xơ: Bé lười ăn rau, bố mẹ chỉ chăm bổ sung các loại thịt, cá để con mau lớn mà quên mất các loại rau, củ… dẫn đến thiếu hụt chất xơ cần thiết cho hoạt động tiêu hóa của trẻ, gây nên bệnh táo bón.
- Uống nước ít: Trẻ lười uống nước, ít uống nước cũng khiến phân khô cứng lại và dễ gây táo bón.
- Trẻ dùng sữa công thức: Sữa công thức là thực phẩm dinh dưỡng rất giàu đạm, phospho, canxi, sắt… Khi mẹ không đủ sữa khiến trẻ buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ thường dễ bị táo bón kèm theo một số vấn đề tiêu hóa khác.
- Tác dụng phụ của thuốc: Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên khi bé phải sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nào đó sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến táo bón, khó tiêu.
- Do phản xạ ức chế, tâm lý: Nhiều trẻ có tâm lý sợ hãi, không thoải khi đi học vô tình khiến việc đi đại tiện gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, bé sợ phải rặn, sợ đau khi đi tiêu khiến cho tình trạng táo bón càng nặng nề hơn.
- Thói quen xấu trong sinh hoạt: Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ do quá mải mê xem tv, điện thoại, ipad… nên cố nhịn và quên mất việc đi vệ sinh. Ngoài ra, việc ngồi một chỗ quá lâu làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, khiến phân khó đào thải ra ngoài.
- Do hậu quả của một số bệnh: Ngoài nguyên nhân trên, bệnh táo bón ở trẻ còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, loạn khuẩn đường ruột, hội chứng ruột kích thích…
Xem thêm những hậu quả táo bón ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả với sự tư vấn của thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Chuyên gia chia sẻ những hậu quả của táo bón ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả
3. Cách chữa táo bón cho trẻ
Dưới đây là gợi ý các mẹo trị táo bón cho trẻ theo dân gian đơn giản, hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà:
3.1. Chữa táo bón ở trẻ em bằng mật ong
Cách chữa táo bón cho trẻ bằng mật ong rất đơn giản. Mẹ chỉ cần nhúng một đầu tăm bông vào mật ong nguyên chất rồi ngoáy đều vào bên trong hậu môn của bé một cách nhẹ nhàng. Mật ong có tác dụng kháng viêm, giúp bôi trơn các cơ vòng hậu môn khiến phân được đẩy ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng cách này trong tình huống khẩn cấp và không nên sử dụng thường xuyên sẽ khiến bé mất đi phản ứng của cơ thể.
Lưu ý, với trẻ nhỏ, hậu môn của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và dễ bị rách. Do đó, mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, tuyệt đối không được dùng ngón tay để đưa vào hậu môn của trẻ.
3.2. Trị táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau lành tính, rất giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng để chế biến các món ăn hàng ngày. Theo y học cổ truyền, rau mồng tơi còn có tính hàn, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, chỉ lỵ và nhuận tràng rất tốt. Bên cạnh đó, loại rau này còn có hàm lượng lớn chất nhầy pectin giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Vì thế, khi bé khó đi đại tiện, mẹ hãy chế biến rau mồng tơi thành các món ăn để giúp con đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Ngoài ra, với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, có thể lấy một cuống mồng tơi đem rửa sạch. Tước vỏ ngoài rồi ngoáy hậu môn cho trẻ. Lưu ý, nên chọn những cọng rau xanh non nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng để có thể đi sâu vào hậu môn của bé. Thực hiện từ 2-3 lần sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
3.3. Bồ kết trị táo bón ở trẻ sinh
Sử dụng bồ kết là bài thuốc dân gian trị táo bón cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Cách thực hiện như sau:
- Mẹ lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi đun sôi với 500ml nước, để nguội.
- Khi nước nguội thì dùng xi lanh sạch, bỏ đầu kim nhọn và bơn nước bồ kết vào hậu môn của con.
- Nước bồ kết sẽ bôi trơn và làm giãn cơ hậu môn, nhờ đó, trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng và ít đau đớn.
3.4. Mẹo trị táo bón ở trẻ em bằng nước ép mận khô
Mơ, mận khô rất giàu chất xơ, vitamin A, C, K và các chất dinh dưỡng khác giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ dễ dàng hơn. Mẹ hãy pha loãng nước mận khô và cho bé uống hàng ngày, việc đi tiêu của bé sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
3.5. Mẹo chữa táo bón ở trẻ bằng nước ép bưởi
Các loại quả mọng có múi như bưởi, cam… rất giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa nên rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón. Mẹ chỉ cần cho bé ăn trực tiếp các trái cây này hoặc ép lấy nước cho con uống sẽ giúp phân bé mềm hơn và dễ đi đại tiện hơn.
3.6. Điều trị táo bón ở trẻ bằng chuối chín
Chuối chín là loại quả chữa táo bón rất hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, một quả chuối chín chứa tới 3g chất xơ, vitamin B6, kali, chất pectin… rất tốt đối với đường ruột của trẻ. Cho bé ăn một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón, khó đi tiêu rất hiệu quả.
3.7. Chữa táo bón cho trẻ bằng nước ép lê
Lê cũng là loại quả chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào. Bên cạnh đó, lê còn chứa 2 loại đường là fructose và sorbitol đặc biệt cao. Hai loại chất này có tác dụng giữ nước trong lòng mạch để làm mềm phân tự nhiên, từ đó giúp phân di chuyển và đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc ép nước lê cho bé uống để ngăn ngừa táo bón.
3.8. Cải thiện táo bón cho trẻ bằng quả mâm xôi
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn 50g quả mâm xôi mỗi ngày sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện các vấn đề đường ruột hiệu quả. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp quả mâm xôi chín, trộn salad hoặc xay sinh tố cũng đều phù hợp.
3.9. Sử dụng thuốc làm mềm phân
Nếu áp dụng các cách chữa táo bón cho trẻ trên mà tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm thì mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc trị táo bón cho trẻ. Một số loại thuốc giúp bé cải thiện nhanh chứng táo bón như: Sorbitol, Duphalac, Citrucel, Norgalax, Bisacodyl, Forlax, Rectiofar… Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện vấn đề tiêu hóa và giảm các tác dụng khi sử dụng kháng sinh.
4. Cách phòng bệnh táo bón ở trẻ em
Táo bón có thể gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, để giúp bé yêu phòng ngừa triệu chứng khó chịu này, mẹ hãy thực hiện các cách sau:
4.1. Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Thiếu nước sẽ khiến các cơ quan bị đình trệ, tăng Trẻ cần được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể chuẩn bị cho bé những cốc nước ép trái cây, canh rau củ quả vừa giúp bổ sung được thêm các vitamin tốt hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
4.2. Bổ sung chất xơ
Chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, làm mềm phân, tăng khối lượng phân để giúp chúng dễ dàng bị đào thải ra bên ngoài. Bên cạnh đó, chất xơ còn là nguồn “thức ăn” của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này phát triển có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày cho bé từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
4.3. Tăng cường lợi khuẩn
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân gây táo bón và một số vấn đề tiêu hóa khác ở trẻ. Chính vì thế, mẹ hãy bổ sung lại nguồn lợi khuẩn này cho con từ các thực phẩm như phô mai, sữa chua… để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, giải pháp giúp tăng lợi khuẩn hiệu quả hơn đó là sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt như men vi sinh trị táo bón. Đây là một dạng chế phẩm sinh học vừa giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, vừa chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả hơn.
Các vi khuẩn có lợi khi vào cơ thể sẽ ức chế hại khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, chúng còn làm tăng nồng độ enzyme, khiến thức ăn tiêu hóa triệt để hơn. Lợi khuẩn bám vào khuôn phân làm tăng độ nhớt cho phân, giúp phân xốp và mềm mịn hơn. Nhờ đó, phân dễ bị đẩy ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, với những trẻ hay bị đầy bụng, khó tiêu, kén ăn, chậm hấp thu… khi sử dụng men vi sinh sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn.
Để lựa chọn sản phẩm tốt và sử dụng lâu dài cho bé, mẹ nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như kim chi Hàn Quốc. Đồng thời phải chứa đủ 2 thành phần là Probiotics (vi khuẩn có lợi) và chất xơ hòa tan (Prebiotics), được bào chế bằng công nghệ LAB2PRO giúp bảo vệ lợi khuẩn sống sót khi tới ruột. Xem sản phẩm tại đây.
4.4. Cho trẻ vận động nhiều hơn
Như đã phân tích ở trên, trẻ ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ khiến nhu động ruột giảm và rất dễ mắc bệnh táo bón. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích bé hoạt động thể chất như vui chơi, tập thể dục, chơi thể thao… để kích thích co bóp ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và cải thiện táo bón hiệu quả.
4.5. Đi vệ sinh đúng giờ
Mẹ nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào khung giờ cố định. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để giúp các chức năng đường ruột hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ bị táo bón và các bệnh đường ruột khác.
4.6. Mát-xa bụng cho bé
Mát-xa bụng trị táo bón cho bé cũng là biện pháp giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng phân bị tồn đọng quá lâu trong đường ruột.
Để thực hiện biện pháp này, trước tiên mẹ hãy để bé nằm trên giường rồi đặt ngón tay trỏ đặt dưới rốn của trẻ, xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện động tác này khoảng 50 vòng để kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động ổn định, muốn xì hơi và đi cầu.
Tuy nhiên, mẹ không nên áp dụng phương pháp này khi bé vừa ăn no xong để tránh gây đau, tức hoặc nôn trớ.
4.7. Hạn chế các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa
Đồ ăn nhanh, thức ăn vặt chứa nhiều gia vị cay, món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, hoa quả nhiều đường, bánh kẹo… là những thực phẩm mà mẹ nên loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của bé, bởi chúng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên cho con ăn các món thanh đạm, bổ sung thêm trái cây bổ dưỡng để cải thiện tình trạng táo bón.
Hầu như trẻ nào cũng bị táo bón vài lần, vì thế ba mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng những chia sẻ về cách chữa táo bón cho trẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc bé.
Bài viết liên quan: Top 10 siro trị táo bón cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn