5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tốt nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng chín 2024

Số lần xem:
49

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện và rất an toàn. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, đặc tính sát trùng và chống viêm mạnh mẽ của lá trầu không mang lại những tác dụng hữu ích trong điều trị viêm phế quản. Để hiểu rõ hơn về cách chữa này, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Lá trầu không và công dụng chữa viêm phế quản

Tác dụng của lá trầu không trong việc cải thiện viêm phế quản
Tác dụng của lá trầu không trong việc cải thiện viêm phế quản

Lá trầu không là một loại cây thân leo được trồng phổ biến ở nước ta. Loại lá này thường được sử dụng trong tục lệ têm trầu, ăn cùng với quả cau và vôi tôi. Tuy nhiên, ít người biết rằng, lá trầu không còn là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh lý hô hấp, trong đó có viêm phế quản mãn tính.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm và quy vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng khu phong tán hàn, hành khí, chỉ thống, hóa đàm, giảm mụn nhọt, ngứa rát. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn mạnh.

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, lá trầu không có chứa 0,8-2,4% tinh dầu thơm, bao gồm chavicol, betel-phenol và nhiều loại hợp chất phenolic khác. Đây là các chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, subtilis và một số loại virus gây bệnh đường hô hấp.

Xem thêm: 5 cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

2. Gợi ý một số bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không rất đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Người bệnh có thể tham khảo 5 bài thuốc từ lá trầu không dưới đây để giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh.

2.1. Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong
Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong

Mật ong nổi tiếng với khả năng chống viêm, sát khuẩn và cũng là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa các bệnh đường hô hấp. Khi kết hợp với lá trầu không vừa giúp trung hòa vị cay nồng vừa phát huy tác dụng giảm tiêu sưng, giảm ho, long đờm, đau họng,… khi bị viêm phế quản.

Nguyên liệu:

  • 10-12 lá trầu không
  • 3-4 thìa mật ong nguyên chất
  • 1 bát nước sôi

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra và để thật ráo nước.
  • Vò nát lá trầu, thu lấy phần nước cốt. Thêm nước nóng và mật ong đã chuẩn bị vào phần nước cốt, khuấy đều.
  • Đem hỗn hợp cách thủy liu riu khoảng 10 phút rồi dùng khi còn ấm.
  • Dùng mỗi ngày 1-2 lần, kiên trì tối thiểu 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý, tuyệt đối không áp dụng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi. Do thành phần trong mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ, có thể thay mật ong bằng đường phèn nếu muốn dùng cho trẻ.

2.2. Bài thuốc chữa viêm phế quản từ gừng tươi và lá trầu không

Lá trầu không và gừng tươi chữa viêm phế quản cực hiệu quả
Lá trầu không và gừng tươi chữa viêm phế quản cực hiệu quả

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh lý đường tiêu hóa và hô hấp. Khi kết hợp gừng với lá trầu không sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm phế quản.

Nguyên liệu:

  • 10-12 lá trầu không
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 1 bát nước sôi

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra để thật ráo nước. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Giã nát lá trầu không, ngâm vào nước sôi khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước cốt.
  • Đun phần nước sôi lên rồi tắt bếp, thả lát gừng vào.
  • Uống khi còn ấm để duy trì hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn khoảng 20 phút.

2.3. Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất

Chữa trị viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất
Chữa trị viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất

Sử dụng lá trầu không nguyên chất là phương pháp rất tiện lợi, không cần chế biến cầu kỳ nhưng vẫn mang lại tác dụng chữa viêm phế quản.

Nguyên liệu:

  • Khoảng 10-15 lá trầu không (chọn loại lá tươi bản to, không héo úa)
  • 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không nhiều lần với nước, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để thật ráo nước.
  • Dùng máy xay hoặc giã nát lá trầu không rồi lọc lấy phần nước cốt.
  • Uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị.

2.4. Lá trầu kết hợp với củ nén chữa viêm phế quản

Lá trầu kết hợp với củ nén điều trị viêm phế quản
Lá trầu kết hợp với củ nén điều trị viêm phế quản

Củ nén (củ hành tăm) được trồng phổ biến ở miền Trung nước ta. Loại củ này có tác dụng long đờm, tiêu độc, giảm ho, kháng khuẩn nên khi kết hợp với lá trầu không sẽ mang lại tác dụng tích cực trong điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

Nguyên liệu:

  • 10-12 lá trầu không
  • 10 củ nén
  • 1 bát nước sôi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không nhiều lần, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, để thật ráo nước.
  • Củ nén bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước.
  • Giã nhuyễn lá trầu không và củ nén, để riêng từng loại.
  • Ngâm lần lượt từng vị thuốc với nước sôi trong 20 phút, sau đó chắt lấy nước cốt.
  • Ngày uống 2 lần, sau ăn 15-20 phút. Kiên trì sử dụng trong tối thiểu 4-5 ngày để thấy hiệu quả.

2.5. Kết hợp lá trầu với nhục đậu khấu và đinh hương trị viêm phế quản

Kết hợp lá trầu với nhục đậu khấu và đinh hương khắc phục viêm phế quản
Kết hợp lá trầu với nhục đậu khấu và đinh hương khắc phục viêm phế quản

Các vị thuốc trên đều chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp giảm nhiễm trùng, giảm ho, tiêu đờm, giảm phù nề rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 5g nụ đinh hương
  • 5g nhục đậu khấu
  • 300ml nước lọc

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu, để ráo nước.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi trong 10 phút, chắt lấy phần nước.
  • Chia lượng thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này tối thiểu trong vòng 10 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.

3. Lưu ý gì khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không?

Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa viêm phế quản
Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa viêm phế quản

Khi áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn lá trầu không già, màu xanh đậm hơn sẽ chứa hàm lượng tinh dầu nhiều hơn. Đây cũng là thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, giảm ho, long đờm, có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản.
  • Những người có tiền sử đau dạ dày không nên áp dụng phương pháp chữa viêm phế quản bằng lá trầu không thường xuyên.
  • Nên kiên trì áp dụng phương pháp này thường để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Nếu sử dụng các bài thuốc trên mà các triệu chứng ho, đờm, sốt của viêm phế quản không đỡ bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và sử dụng phác đồ hợp lý tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Trên đây là 5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không vừa đơn giản, có thể làm tại nhà. Hãy bỏ túi ngay những mẹo chữa bệnh đơn giản này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời