Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng này thì bạn nhất định không được chủ quan và nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh các thay đổi sức khỏe không mong muốn.
1. Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì?
Bạn đang gặp phải tình trạng táo bón nếu số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, kèm theo đó là các dấu hiệu như đi ngoài khó khăn do phân khô, cứng hơn bình thường. Nếu bị táo bón nặng thì tần suất đi ngoài có thể ít hơn 3 lần/tuần, thậm chí cả tuần mới đi được, phân rất khô cứng, mỗi khi đi ngoài cực kỳ khó khăn, đau rát hậu môn. Ngoài ra thì còn có một số dấu hiệu táo bón nặng như:
- Phân khô, cứng và có lẫn máu
- Bạn luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần lại đi được rất ít
- Có thể rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hay són phân
- Hay bị đau bụng
- Phần bụng dưới chướng to, hay có cảm giác đầy hơi
- Hậu môn rạn, rách, đau rát
- Táo bón nặng gây trĩ
- Sa trực tràng
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Thậm chí sốt nhẹ
Táo bón nặng khiến phân tích tụ lâu ngày không thải được sẽ có thể gây nhiễm trùng, viêm ruột, ảnh hưởng tới chức năng của ruột do chất độc tích tụ. Không được cải thiện sẽ làm bạn thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, xanh xao, sụt cân…
2. Táo bón nặng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp táo bón nặng, trong đó điển hình nhất là tình trạng ăn ít chất xơ, uống ít nước và có chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài… Do không để ý và có cách cải thiện kịp thời nên tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng, việc đi ngoài khó khăn và có thể gặp biến chứng.
Táo bón không chỉ do các nguyên nhân kể trên mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý:
- Bệnh lý gây tắc nghẽn đường ruột như ung thư đại trực tràng, u vùng bụng chèn ép đường ruột…
- Các bệnh lý về thần kinh sẽ khiến cho các cơ ở đại tràng và trực tràng kém hoạt động, giảm tốc độ đẩy phân ra ngoài. Các bệnh này có thể là bệnh thần kinh tự trị, bệnh Hirschsprung, chứng đa xơ cứng, bệnh Parkinson, chấn thương tủy sống, đột quỵ
- Cơ vùng chậu suy yếu hoặc rối loạn hoạt động, rối loạn hormon trong các bệnh cường cận giáp, tiểu đường, suy giáp, phụ nữ mang thai có thể là nguyên nhân bạn gặp các vấn đề về tống xuất phân.
- Hoặc việc dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau opioid, thuốc bổ sung sắt, thuốc chẹn canxi, thuốc chống loạn thần, clonidine và thuốc lợi tiểu cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón nặng.
3. Điều trị táo bón nặng như thế nào?
Bạn có thể điều trị táo bón tại nhà bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục… nhưng nếu tình trạng táo bón chuyển sang táo bón nặng với các triệu chứng dưới đây thì bạn cần đi khám bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời:
- Đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen
- Đau bụng dữ dội
- Sốt
- Buồn nôn
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng bạn đã gặp phải trước đó cũng như các loại thuốc bạn đang dùng và cũng có thể kiểm tra trực tràng cùng với một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu để xác định hoặc loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm, xem xét những vấn đề toàn thân như suy giáp, đường huyết, các chất điện giải.
- Xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc CT để xem ruột có thể bị tắc nghẽn, phì đại hoặc có bất kỳ bất thường nào hay không
- Nội soi đại tràng để kiểm tra các bất thường và phát hiện khối u
- Xét nghiệm chức năng ruột để kiểm tra trương lực cơ của trực tràng và chức năng thần kinh của ruột.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ có những điều trị thích hợp và sử dụng thuốc:
- Thuốc nhuận tràng (thuốc xổ)
- Thụt tháo phân
Nếu bị tắc ruột nặng, có viêm và hoại tử ruột, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ vùng ruột bị ảnh hưởng. Phẫu thuật này cũng được chỉ định trong trường hợp ruột có cấu trúc bất thường như thoát vị ruột.
Bạn cũng có thể chọn cách hỗ trợ cải thiện táo bón nhanh bằng cách cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hấp thu dưỡng chất, tránh được các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và viên uống an toàn, hiệu quả hỗ trợ trong điều trị táo bón, trĩ… Lợi khuẩn bạn cần có trong men vi sinh có chứa Probiotics và Prebiotics, được sản xuất bởi công nghệ bao kép Lab2Pro thích hợp để sử dụng hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón. (Chi tiết ở đây). Viên uống bạn cần có chứa Cao Diếp Cá, Cao Đương Quy, Rutin, Curcuma… sẽ hỗ trợ giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp giảm táo bón và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Táo bón nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó bạn cần chú ý đến các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng để điều trị kịp thời. Để tránh bị táo bón nặng bạn nên chú ý duy trì chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón, uống nhiều nước và tập thể dục, vận động thường xuyên.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn