Chướng bụng đầy hơi khó thở: Người bệnh cần làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
17 Tháng Hai 2024

Lần cập nhật cuối:
17 Tháng Hai 2024

Số lần xem:
19051

Thực tế đã chứng minh có nhiều triệu chứng vốn rất quen thuộc nhưng lại là khởi nguồn của nhiều bệnh khó lường khác. Chướng bụng đầy hơi khó thở là một ví dụ điển hình. Chính vì thế chúng ta không nên chủ quan với chứng bệnh này, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cần thiết giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này.

Giải mã hiện tượng chướng bụng đầy hơi kèm khó thở
Giải mã hiện tượng chướng bụng đầy hơi kèm khó thở

1. Hiện tượng bị chướng bụng đầy hơi khó thở là gì?

Có thể nói, chướng bụng đầy hơi khó thở là triệu chứng khá phổ biến, trẻ nhỏ và người trưởng thành đều có nguy cơ gặp phải tình trạng trên. Lúc này hơi trong ống tiêu hóa xuất hiện nhiều hơn so với bình thường. Đây là nguyên nhân khiến lợi khuẩn gặp khó khăn, quá trình chuyển hóa thức ăn bị gián đoạn. Lợi khuẩn bắt đầu tích tụ lại ở ống tiêu hóa, hơi sản sinh ra nhiều gây hiện tượng đầy hơi, kèm với đó là khó thở, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nhìn chung, triệu chứng đầy hơi, khó thở không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, song chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Bởi vì người bệnh còn phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng đi kèm, ví dụ như: ợ chua, ợ hơi hoặc buồn nôn,… Một số bệnh nhân phải đối mặt với cảm giác tức ngực, đau bụng âm ỉ, cơ thể mệt mỏi uể oải.

Thông thường, hiện tượng đầy hơi khó thở sẽ kéo dài 1 – 3 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi họ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên xảy ra trong nhiều ngày liên tiếp, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần theo dõi, đi kiểm tra tại các cơ sở y tế. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tiêu hóa và cần được điều trị kịp thời.

2. Các triệu chứng đầy hơi khó thở thường gặp

Biểu hiện thường thấy ở người bị đầy hơi chướng bụng và khó thở
Biểu hiện thường thấy ở người bị đầy hơi chướng bụng và khó thở

Ngoài triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó thở, người bệnh sẽ thường có những biểu hiện chung như:

  • Tức ngực, khó thở
  • Cảm giác chướng bụng, khi vỗ nghe có tiếng bộp bộp, kèm theo ợ hơi, ợ chua. Đây là biểu hiện phổ biến và ở mức độ nhẹ nhất. Phần hơi được sản sinh trong đường ruột, không được đào thải ra ngoài, sẽ tạo áp lực khiến cơ thắt thực quản bị giãn và có xu hướng đẩy ngược chúng lên đường miệng, tạo nên hiện tượng ợ chua, ợ hơi.
  • Bụng đầy hơi khó chịu, ậm ạch, buồn nôn: Bụng luôn có cảm giác bị căng tức, ậm ạch vùng thượng vị ngay cả lúc đói. Người cảm thấy nôn nao, buồn nôn nhưng không nôn được, nôn khan…
  • Nhiều lúc đau bụng âm ỉ, đại tiện có lúc phân lỏng, có lúc táo bón. Triệu chứng này thường xảy ra với những người mắc các bệnh lý khác về đường ruột.

3. “Thủ phạm” gây ra chướng bụng đầy hơi khó thở

Nguyên nhân gây ra chứng chướng bụng đầy hơi khó thở cũng rất đa dạng., trong đó có thể kể đến như:

3.1. Các vấn đề về hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa xảy ra vấn đề khiến bạn dễ bị chướng bụng kèm theo đầy hơi và khó thở
Hệ tiêu hóa xảy ra vấn đề khiến bạn dễ bị chướng bụng kèm theo đầy hơi và khó thở

Chứng đầy hơi chướng bụng có thể được bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn đang gặp phải như:

Đầy hơi khó thở do các bệnh dạ dày

Khi gặp các bệnh về dạ dày chắc chắn bạn sẽ gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa. Thức ăn đi vào cơ thể không được tiêu hóa ngay mà tích tụ lại và sinh hơi. Một phần hơi được thải ra ngoài khi trung tiện, phần còn lại sẽ đẩy ngược lên miệng. Khi chúng tích tụ và dồn nép đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ cảm thấy như bị ép ngực, khó thở.

Đầy hơi khó thở do rối loạn đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do sự xâm chiếm của hại khuẩn, làm đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn. Lượng khí bị giữ lại trong cơ thể, gây nên cảm giác khó chịu, đầy hơi. Rối loạn tiêu hóa cũng là hiện tượng thường xuyên xảy ra với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ.

Đầy hơi khó thở do bệnh đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt cũng có thể dẫn đến hiện tượng chướng bụng đầy hơi khó thở. Nếu để tình trạng ngày kéo dài, còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

3.2. Một số yếu tố khác gây ra hiện tượng đầy hơi khó thở

Các yếu tố khác gây nên hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó thở
Các yếu tố khác gây nên hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó thở

Tinh thần không thoải mái, thường xuyên lo âu, căng thẳng do áp lực công việc hay mất ngủ liên miên… sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương. Bộ phận đầu não chi phối, làm chậm quá trình tiêu hóa và dễ gây khó tiêu, ợ chua, ậm ạch.

  • Ăn uống quá nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đây đều là những thực phẩm gây khó tiêu, dẫn đến hiện tượng đầy bụng. Ở trẻ nhỏ, có thể do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Các mẹ cho con ăn một số loại thức ăn mà cơ thể trẻ chưa có khả năng tiêu hóa.
  • Lạm dụng các đồ uống kích thích như bia, rượu, nước ngọt… vô tình làm suy giảm lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, gây rối loạn và suy giảm chức năng tiêu hóa thức ăn.
  • Các tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc trung hòa axit… cũng là một trong những tác nhân gây chướng bụng, đầy hơi khó thở.

4. Một số phương pháp chữa bệnh đầy hơi khó thở

Để điều trị chướng bụng đầy hơi kèm theo khó thở thì ta cần giải quyết các triệu chứng của bệnh. Thay vì sử dụng thuốc tây, thường có những tác dụng phụ không mong muốn. Thì các phương pháp từ thiên nhiên hay mẹo dân gian được khuyên dùng.

Các biện pháp cải thiện chứng đầy hơi khó thở
Các biện pháp cải thiện chứng đầy hơi khó thở

4.1. Bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên

Sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên hoàn toàn lành tính và an toàn đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Hơn nữa các nguyên liệu cũng rất dễ tìm kiếm.

  • Trà hoa cúc: Đặc tính chống viêm của hoa cúc sẽ giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp giảm thiểu việc sinh khí, cải thiện chứng chướng bụng đầy hơi rõ rệt. Bạn có thể uống trà hoa cúc thay cho trà hằng ngày.
  • Tía tô: Lá tía tô có tính ấm, giúp giải độc, tiêu viêm, trị chứng ợ hơi, đau bụng. Uống nước lá tía tô sau bữa ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Gừng: Gừng có tính nóng, ngoài công dụng làm thuyên giảm tình trạng đầy bụng, nó còn giúp giải độc và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Giã gừng tươi pha với mật ong cùng nước ấm, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bạn cũng có thể ngậm lát gừng hoặc uống trà gừng.
  • Vỏ cam: Vỏ cam hoặc vỏ quýt sau khi phơi khô đem pha với nước sôi và hãm trong khoảng 20 phút. Lọc lấy nước uống có tác dụng chữa ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng. Nguyên liệu này còn giúp hỗ trợ chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

4.2. Massage vùng bụng

Dùng các đầu ngón tay, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ đi từ rốn lan rộng ra các vùng xung quanh. Trong quá trình massage có thể thêm một ít dầu nóng trong lòng bàn tay để làm ấm cơ thể, tăng tính hiệu quả. Nên massage sau bữa ăn ít nhất từ 30phút đến 1 tiếng. Không nên thực hiện ngay sau khi mới ăn xong.

5. Làm sao để phòng ngừa tình trạng đầy hơi khó thở?

Các biện pháp phòng ngừa chướng bụng đầy hơi cùng với khó thở
Các biện pháp phòng ngừa chướng bụng đầy hơi cùng với khó thở

Chẳng ai muốn chứng chướng bụng, đầy hơi, khó thở cứ tái đi, tái lại nhiều lần, thành một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, để phòng ngừa triệu chứng khó chịu này, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Cụ thể như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Bạn nên tuân thủ ăn đúng bữa với đầy đủ dưỡng chất. Ăn chín uống sôi, hạn chế các đồ có nhiều dầu mỡ, cay nóng, các đồ uống có cồn, có ga, các chất kích thích. Thay vào đó hãy nạp vào cơ thể nhiều hoa quả và rau xanh.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên: Tăng cường các hoạt động thể lực giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe đường ruột nói riêng. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa trạng trái đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
  • Hạn chế suy nghĩ, lo lắng quá mức: Nên giữ cho tâm lý thoải mái, tránh để căng thẳng, stress kéo dài. Nếu bạn không muốn chứng chướng bụng, đầy hơi “ghé thăm”.

Ngoài ra có thể bổ sung men vi sinh rất hữu hiệu, đặc biệt với trẻ nhỏ. Chúng ta tuyệt đối không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh chướng bụng đầy hơi. Bởi không giống người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện và hoạt động ổn định. Do đó, chúng rất hay mắc phải chứng bệnh này. Đồng thời, khả năng hồi phục bệnh cũng tiến chuyển chậm hơn người lớn. Bởi vậy, việc nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa là một điều cần thiết. Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường số lượng lợi khuẩn, đào thải hại khuẩn ra ngoài cơ thể. Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây chính là mấu chốt đẩy lùi được chứng đầy hơi, khó thở. Không chỉ vậy, men vi sinh còn hỗ trợ bé hay ăn chóng lớn, tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh hơn…

Men vi sinh chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi, được sản xuất với công nghệ bao kép Lab2Pro là sự lựa chọn tốt nhất cho bé. Bởi sản phẩm này rất lành tính, an toàn và phát huy hiệu quả rõ rệt lên đường ruột của trẻ.

  • Trong đó, Probiotics có chức năng kích thích sự sản sinh của các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các hại khuẩn. Trung hòa các độc tố hình thành trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời giúp tổng hợp những vitamin có lợi cho cơ thể.
  • Prebiotics là chất xơ hòa tan và là “thức ăn” của lợi khuẩn. Nhờ có chất xơ này, lợi khuẩn có môi trường thuận lợi để hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, Prebiotics còn giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra trơn chu hơn. Ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Kích thích trẻ ăn ngon miệng, phát triển nhanh và khỏe mạnh.
  • Bên cạnh đó, công nghệ bào chế Lab2Pro cũng giữ một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công nghệ tiên tiến này sẽ giúp các lợi khuẩn duy trì ở trạng trái sống và hoạt động bình thường cho đến khi đi vào cơ thể của trẻ.

Chướng bụng đầy hơi khó thở là chứng bệnh mà nhiều người phải đối mặt hằng ngày, kể cả các trẻ nhỏ. Hãy tham khảo và thực hiện ngay các biện pháp phòng tránh vừa được gợi ý phía trên để ngăn ngừa bệnh có cơ hội tái phát làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

> Xem thêm: Đầy hơi nghẹn cổ là bệnh gì?

Nguồn tham khảo

  • [1] What’s Causing My Abdominal Bloating and Shortness of Breath? https://www.healthline.com/health/abdominal-bloating-and-shortness-of-breath
  • [2] What can cause abdominal bloating and shortness of breath? https://www.medicalnewstoday.com/articles/327057

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.