Biến chứng nguy hiểm từ cục máu đông và cách phòng ngừa

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng mười hai 2024

Lần cập nhật cuối:
16 Tháng mười hai 2024

Số lần xem:
4

Cục máu đông bình thường giúp cầm máu nhanh chóng nhưng nếu cục máu đông này hình thành một cách bất thường thì có thể là nguyên nhân gây đột quỵ, đau tim. Vậy có mấy loại cục máu đông thường gặp?

1. Các cục máu đông được hình thành như thế nào?

Các cục máu đông được hình thành như thế nào?
Các cục máu đông được hình thành như thế nào?

Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:

  • Sự hình thành của các nút tiểu cầu: Khi một mạch máu bị tổn thương sẽ kích hoạt giải phóng ra các tiểu cẩu. Tiểu cầu sẽ tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên một khối lấp đầy vết thương và ngăn không cho máu chảy ra. Các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng ra loại hóa chất có khả năng thu hút thêm những tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  • Phát triển các cục máu đông: Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng dây chuyền nhanh, cuối cùng sẽ tạo ra những sợi fibrin dài còn được gọi là sợi tơ huyết. Những sợi fibrin này kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.
  • Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của huyết khối: Các protein khác sẽ bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.
  • Tiêu huyết khối: Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa. Trong khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào trong máu, các tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng dần dần tách rời nhau.

2. Nguyên nhân gây cục máu đông

Sự hình thành cục máu đông đa phần do dòng máu chảy bất thường
Sự hình thành cục máu đông đa phần do dòng máu chảy bất thường

Các loại cục máu đông được hình thành khi dòng máu tiếp xúc với các chất trong thành mạch máu hoặc trên da của cơ thể. Đây là biểu hiện cho việc thành mạch máu đã bị vỡ hoặc bề mặt da bị tổn thương, khiến rò rỉ các tế bào máu ra bên ngoài. Bên cạnh đó, các mảng cholesterol (mảng xơ vữa) hình thành trong các động mạch, khi những mảng này bong ra sẽ kích hoạt quá trình đông máu. Hầu hết các cơn đột quỵ và đau tim xảy ra khi một mảng xơ vữa ở trong não hoặc tim đột nhiên bị vỡ/bong ra.

Sự hình thành cục máu đông đa phần là do dòng máu của cơ thể chảy một cách bất thường. Nếu chúng nằm trong tim hoặc mạch máu, tiểu cầu có thể kết dính lại với nhau. Trong đó, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và rung tâm nhĩ là hai tình trạng dẫn đến đông máu do máu di chuyển chậm.

3. Cục máu đông có những triệu chứng gì?

Dấu hiệu cục máu đông để phát hiện sớm:

Mạch sưng phồng

Dấu hiệu cục máu đông để phát hiện sớm bất thường
Dấu hiệu cục máu đông để phát hiện sớm bất thường

Khối máu đông làm chậm hoặc ngừng lưu thông máu, nó có thể tích tụ trong mạch và khiến mạch sưng lên. Nếu cục máu đông ở cẳng chân hoặc bắp chân thì đó thường là dấu hiệu của DVT (huyết khối tĩnh mạch sâu). Cục máu đông cũng có thể ở tay hoặc bụng. Ngay cả khi nó biến mất thì có một vài trường hợp người bệnh vẫn bị sưng tấy, đôi khi đau và lở loét do mạch máu bị tổn thương.

Thay đổi màu da

Nếu cục máu đông làm tắc tĩnh mạch ở tay hoặc chân thì vùng da sẽ hơi xanh hoặc hơi đỏ. Da cũng có thể bị đổi màu do tổn thương mạch máu sau đó. PE trong phổi có thể làm cho da của người bệnh nhợt nhạt, hơi xanh và ẩm ướt.

Xuất hiện tình trạng đau

Bạn có thể thấy đau ngực đột ngột, dữ dội có thể là cục máu đông đã vỡ ra và gây ra PE (tắc mạch phổi). Hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông trong động mạch khiến bạn bị đau tim. Nếu hiện tượng này xảy ra khiến bạn cảm thấy đau ở cánh tay, đặc biệt là ở bên trái. Cục máu đông thường gây đau ở vị trí của nó như ở cẳng chân, dạ dày hoặc dưới cổ họng của bạn.

Khó thở

Khó thở là một trong những triệu chứng cục máu đông
Khó thở là một trong những triệu chứng cục máu đông

Đây là một triệu chứng nghiêm trọng và là dấu hiệu cho thấy cục máu đông xuất hiện trong phổi hoặc tim. Tim có thể đập nhanh hoặc bạn có thể cảm thấy đổ mồ hôi hoặc ngất xỉu.

Xuất hiện các vị trí đau ở phổi

Cục máu đông có thể làm tăng các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó. PE có thể khiến mạch đập nhanh, đau ngực, ho ra máu và khó thở.

Đau tim

Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và choáng váng cùng với cơn đau ngực. Hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Não thiếu oxy

Cục máu đông trong não có thể gây đau đầu, co giật, khó nói
Cục máu đông trong não có thể gây đau đầu, co giật, khó nói

Áp lực tăng lên khi máu không thể lưu thông bình thường. Sự tắc nghẽn nghiêm trọng đôi khi có thể dẫn đến đột quỵ. Không có oxy từ máu, các tế bào não của bạn bắt đầu chết trong vài phút. Cục máu đông trong não có thể gây đau đầu, lú lẫn, co giật, khó nói và suy nhược, đôi khi chỉ ở một bên cơ thể.

Sự cố bất thường ở bụng

Thường thì không có triệu chứng nào. Các tĩnh mạch bị chặn trong dạ dày hoặc thực quản, một ống nối nó với cổ họng, có thể làm rách và rò rỉ máu. Điều này có thể làm tăng tổn thương nội tạng. Bạn có thể đi ngoài hoặc nôn ra máu, phân có màu đen và có mùi hôi bất thường.

Bệnh ở thận

Huyết khối tĩnh mạch thận, những cục máu đông này thường phát triển chậm và chủ yếu ở người lớn. Bạn có thể không gặp triệu chứng trừ khi một mảnh vỡ ra và nằm trong phổi. Hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ em, nó có thể xảy ra nhanh và gây buồn nôn, sốt và nôn. Đôi khi còn xuất hiện máu trong nước tiểu và đi tiểu ít hơn.

4. Các loại cục máu đông thường gặp

Theo vị trí gây tắc và loại mạch máu bị tắc nghẽn chia thành 3 loại
Theo vị trí gây tắc và loại mạch máu bị tắc nghẽn chia thành 3 loại

Tùy theo vị trí gây tắc và loại mạch máu bị tắc nghẽn sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Có ba loại cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, bao gồm huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi (PE).

Huyết khối tĩnh mạch nông

Đây là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở gần bề mặt da. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng điển hình như:

  • Sưng, đau kèm theo viêm da tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng
  • Cảm thấy cứng ở tĩnh mạch và đau khi chạm vào
  • Da đỏ tấy trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Đây là tình trạng hình thành nên các cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường xảy ra ở đùi, chân dưới hoặc xương chậu. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể hình thành ở một số bộ phận khác của cơ thể như cánh tay, gan, ruột hoặc thận. Khi bị DVT hường có những triệu chứng:

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở đùi, chân dưới, xương chậu
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở đùi, chân dưới, xương chậu
  • Sưng ở một chân, đôi khi ở cả hai chân
  • Cảm thấy đau quặn, đau nhức ở chân, nhất là bắp chân. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn uống cong chân về phía đầu gối.
  • Có cảm giác nặng nề ở phần chân bị huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Đỏ ửng da ở khu vực bị ảnh hưởng

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng y tế khẩn cấp, khi nhận thấy những triệu chứng, bao gồm sưng và đau chân; khó thở và đau ngực thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, DVT có thể biến chứng thành bệnh thuyên tắc phổi (tắc mạch phổi- PE).

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là một tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Thuyên tắc phổi thường là biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu sẽ vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến tắc nghẽn ở phổi.

5. Làm gì khi phát hiện bị cục máu đông ?

Phòng ngừa cục máu đông bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Phòng ngừa cục máu đông bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Khi phát hiện bị cục máu đông nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay để được cấp cứu càng sớm càng tốt. Cục máu đông có thể gây chết người nếu không được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc làm tan cục máu đông hoặc phẫu thuật luồn ống mỏng vào vị trí cục máu đông để làm tan cục máu đông.

Bạn có thể phòng ngừa cục máu đông bằng những thói quen duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống khoa học, đủ chất, thường xuyên tập thể dục. Tránh ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là sau một chuyến đi dài hoặc phẫu thuật. Nếu làm công việc văn phòng thì nên co duỗi chân, bàn chân và ngón chân trên ghế.

Để phòng các bệnh về mạch máu, huyết khối hay cục máu đông thì từ sớm hãy sử dụng viên uống Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega-3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Bệnh cục máu đông là bệnh rất nguy hiểm, bạn nên phòng bệnh và nếu có bệnh thì cần điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận