Người bệnh đại tràng co thắt uống thuốc gì để chóng khỏi?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
11 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
419

Đại tràng co thắt là bệnh lý khá phổ biến nên cũng có nhiều cách điều trị và dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Đây cũng là quan tâm của người bệnh khi băn khoăn không biết đại tràng co thắt uống thuốc gì?

1. Đại tràng co thắt uống thuốc gì để điều trị hiệu quả nhất?

Người bệnh đại tràng co thắt thường được điều trị bằng các loại thuốc:

1.1. Thuốc ức chế cơ trơn

Các thuốc ức chế cơ trơn được sử dụng để làm giảm các cơn đau co thắt đại tràng có thể kể đến như Phloroglucinol và spasmaverin.

Bị viêm đại tràng co thắt có thể sử dụng các loại thuốc ức chế cơ trơn
Bị viêm đại tràng co thắt có thể sử dụng các loại thuốc ức chế cơ trơn

Phloroglucinol

Có tác dụng chống co thắt trực tiếp trên cơ trơn nên được sử dụng trong điều trị co thắt đại tràng. Thuốc có các dạng:

  • Thuốc dạng viên nén 80mg, được sử dụng với liều lượng uống 2 viên/lần khi đau, uống không quá 6 viên/ngày.
  • Thuốc dạng dung dịch tiêm, tiêm tại tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, từ 1-3 ống/ngày.
  • Thuốc đạn liều sử dụng 150mg, ngày uống tối đa 3 viên, mỗi lần cách nhau tối thiểu 2 giờ.

Chú ý khi sử dụng Phloroglucinol có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như dị ứng nổi mề đay, phát ban, phù Quincke, đối với dạng tiêm đôi khi có thể gây hạ huyết áp.

Spasmaverine

Đây là loại thuốc được chỉ định trong điều trị chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu, giảm đau do co thắt. Liều sử dụng của Spasmaverine từ 60 -120mg, uống từ 1-3 lần/ngày.

Lưu ý không sử dụng Spasmaverine cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng như người bị huyết áp thấp. Ngoài ra trong quá trình uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như: dị ứng nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, phù thanh quản, nặng hơn có thể dẫn đến sốc khi bị dị ứng nặng.

1.2. Các thuốc dùng cho đầy hơi, trướng bụng

Trimebutine, domperidon được dùng cho người bệnh viêm đại tràng có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Các loại thuốc phổ biến:

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt Trimebutine và Domperidon
Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt Trimebutine và Domperidon

Thuốc Trimebutine

Có tác dụng điều hòa nhu động ruột ở dạ dày cũng như chống co thắt đại tràng nhờ vào cơ chế tác dụng lên hệ thống thần kinh với chức năng điều hòa hoạt động đường tiêu hóa trên niêm mạc của dạ dày. Liều dùng thông thường đối với người lớn là 300mg/ngày, uống 3 lần/ngày và mỗi lần 100mg, sử dụng thời gian từ 3 – 7 ngày. Đối với trẻ em liều thường dùng là 5ml/5kg/ngày.

Có thể người bệnh thấy xuất hiện một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng Trimebutine như hôi và khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, hay chóng mặt, buồn ngủ, dị ứng mẩn ngứa, phù,…

Domperidon

Đây là loại thuốc hay được sử dụng trong điều trị đại tràng co thắt. Tuy nhiên ở Pháp và một số nước châu Âu đã ngưng sử dụng khi thuốc có xuất hiện nhiều tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất và nguy hiểm nhất là đột tử. Liều dùng của thuốc domperidone dành cho người lớn từ 10-20mg x 3 lần/ngày.

Ngoài ra, một số men tiêu hóa, đặc biệt là các loại lấy từ dịch tụy của lợn, bò hoặc các thuốc có chứa than hoạt tính như Carbophos, Sorbitol, Motilium-M,… cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng.

1.3. Các thuốc điều trị chứng phân lỏng, nát…

Loperamid và Smectite intergrade là hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị triệu chứng đi ngoài phân lỏng nát cho người bệnh viêm đại tràng co thắt.

Thuốc điều trị co thắt đại tràng Loperamid và Smectite intergrade
Thuốc điều trị co thắt đại tràng Loperamid và Smectite intergrade

Thuốc Loperamid

Có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch và tăng trương lực co thắt tại hậu môn. Loperamide còn làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua ruột, giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất lỏng hơn.

Khi sử dụng Loperamid, người bệnh cần chú ý một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như táo bón, khô miệng kèm theo cảm giác buồn nôn. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng, người bị táo bón cũng không nên sử dụng loại thuốc này.

Smectite intergrade

Được sử dụng trong điều trị đại tràng co thắt có triệu chứng đi ngoài phân lỏng, với công dụng giúp làm tăng sức chịu đựng của phần gel trên lớp niêm mạc tiêu hóa từ đó giúp bao phủ phần niêm mạc.

Khi sử dụng smectite intergrade, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đây hơi, táo bón, nôn và buồn nôn.

2. Sử dụng thuốc điều trị đại tràng co thắt, người bệnh cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị đại tràng co thắt
Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị đại tràng co thắt

2.1. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc

  • Tuy thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh đại tràng nhưng khi sử dụng các thuốc điều trị đại tràng co thắt, người bệnh cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là người nhạy cảm như bà bầu, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận và trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Khi đã sử dụng thì cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng không đúng với liều lượng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
  • Các loại thuốc sử dụng trong điều trị co thắt đại tràng đều chứa một số tác dụng phụ như mẩn ngứa, dị ứng, buồn nôn, đau đầu… Nên trong thời gian uống thuốc nếu thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường, thì người bệnh cần dừng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

2.2. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò lớn đối với việc điều trị co thắt đại tràng, đặc biệt đây là bệnh rất dễ tái lại. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần:

  • Tránh sử dụng các loại đồ uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như bia rượu, nước ngọt có gas, các chất kích thích.
  • Không nên ăn các loại thực ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.
  • Ăn chín uống sôi, tránh sử dụng các loại thực phẩm sống chưa qua chế biến.
  • Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm các loại men vi sinh (chứa các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa) được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men, sữa chua,…

Đồng thời người bệnh nên lưu ý:

  • Không tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc phải dùng đủ liều, đúng thời gian quy định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng gây tác dụng phụ.
  • Không nên dừng giữa chừng khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Chỉ dùng nhiều loại thuốc cùng lúc khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Để hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa nói chung và phòng tránh bệnh thì bạn có thể chọn bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Người bệnh có thể chọn bổ sung từ thực phẩm như sữa chua hay từ men vi sinh. Nên chọn men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính.

Những chia sẻ trên đây là trả lời cho băn khoăn người bệnh đại tràng co thắt uống thuốc gì, hi vọng sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan: Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận