Tăng chiều cao, nhất là tăng chiều cao cho trẻ trong giai đoạn dậy thì là vô cùng quan trọng. Luyện tập thể thao là một trong những cách giúp xương phát triển tốt và cải thiện chiều cao một cách vượt bậc. Trong đó môn đạp xe được nhiều phụ huynh xem là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao để mang lại một chiều cao tốt cho con em mình. Vậy thực hư của vấn đề “đạp xe tăng chiều cao” này ra sao?
1. Đạp xe có tăng chiều cao không?
Khẳng định “đạp xe có tăng chiều cao không?” câu trả lời là có.
Theo các chuyên gia đạp xe có tác dụng khá tốt trong việc kích thích tăng trưởng chiều cao. Bởi cứ mỗi lần đạp xe, chân của người tập lại được duỗi dài ra khi yên xe và cổ xe được nâng cao hơn mức bình thường. Mỗi khi đạp xuống, chân họ phải giãn thẳng ra để với tới bàn đạp, kiên trì luyện tập thì sau một thời gian chân dài ra trông thấy.
Đạp xe tăng chiều cao hiệu quả nhất khi chỉnh lại yên xe để chân có thể duỗi ra hết cơ khi đạp. Bên cạnh đó, cổ xe cũng nên được nâng lên để người đạp giữ lưng và thân người thẳng. Khi đã quen với vị thế mới này mà không còn cảm giác khó chịu nữa hãy đánh dấu trên cần chống yên xe ngay chỗ giáp ranh với sườn xe rồi nâng yên xe lên một chút nữa. Với cách làm này bắt buộc bạn phải duỗi chân hơn nữa để có thể đạp được xe, một thời gian chân của bạn sẽ được kéo giãn ra.
2. Tác hại khi đạp xe sai tư thế
Thực tế đạp xe sẽ là một môn thể thao phát triển chiều cao nếu đạp xe đúng tư thế. Nếu sai tư thế “lợi bất cập hại” làm ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, rất dễ làm tổn thương cơ thể. Những tư thế sai thường gặp khi đạp xe như hai chân khuỳnh rộng, vẹo lưng, cúi đầu,… Nếu bạn muốn đạp xe để rèn luyện thân thể giúp phát triển chiều cao mà lại sai tư thế thì cần xem lại và điều chỉnh cho đúng.
3. Cách đạp xe giúp tăng chiều cao
Đạp xe giúp tăng chiều cao là có thật, tuy nhiên đạp xe làm sao cho đúng không phải ai cũng nắm rõ. Để đạp xe đúng cách giúp tăng chiều cao hiệu quả các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình như sau:
3.1. Tư thế đạp xe
Tư thế đạp xe rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chân mà nó còn tác động đến khung xương lưng của bạn.
Trước hết, bạn nên kiểm tra lại yên xe và điều chỉnh chiều cao yên sao cho chân bạn có thể giãn ra hết mức. Không nên để yên quá thấp sẽ khiến cho chân bạn bị co và gập gối. Khi chân được duỗi thoải mái các cơ sẽ được kéo giãn dài dần ra giúp cải thiện chiều cao hiệu quả.
Khi đạp xe, dáng người nên hơi đổ về phí trước, hai cánh tay nên duỗi thẳng, bụng nên hóp lại. Vị trí hai đùi nên song song với thanh ngang của xe.
3.2. Động tác
Đạp xe đạp bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, tạo thành một nhịp xe hoàn chỉnh.
Đạp xe nhịp nhàng không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ. Cơ thể bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn khi các cơ xương được hoạt động đúng nhịp giúp tăng chiều cao hiệu quả.
3.3. Tốc độ đạp
Trên thực tế có rất nhiều người thường không để ý đến điều này nhưng nếu như kiểm soát được tốt sẽ giúp cho bạn có thể biết được khả năng của mình tới mức nào và điều chỉnh cho phù hợp thể trạng của cơ thể.
Chằng hạn, mỗi lần bạn đạp xe khoảng 30 phút thì trong 10 phút đầu tiên, bạn nên đạp xe với tốc độ 20 – 25km/giờ. Sau đó thì tăng tốc độ lên hết sức có thể. Bạn nên tăng dần mức cường độ theo thời gian để cơ thể thích nghi và mang lại kết quả tốt nhất.
4. Lưu ý khi tập đạp xe để tăng chiều cao
Lợi ích cải thiện chiều cao của bộ đạp xe là không bàn cải. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tăng chiều cao tối ưu nhất, bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng dưới đây.
- Lựa chọn trang phục phù hợp khi tập đạp xe như áo dài tay vừa người, quần bó thể thao hoặc quần short ngắn ngang đầu gối vừa người và kính râm để bảo vệ mắt.
- Đạp xe ngoài trời khiến cơ thể mất đi lượng nước lớn do quá trình đổ mồ hôi nên mang theo một bình nước 2 – 3 lít để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.
- Nếu đạp xe trong nhà thì có thể đạp bất cứ lúc này rảnh rỗi. Nếu đạp ngoài trời nên đạp xe vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh tia UV làm tổn thương da và mắt.
- Không nên đạp xe quá no hoặc quá đói. Trước khi đạp xe nên ăn nhẹ để bụng cảm thấy dễ chịu. Sau khi đạp xong cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút.
- Đạp xe thường xuyên chỉ chiếm 20% yếu tố quyết định chiều cao của bạn. Vậy nên bạn cũng cần kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao khác như là dinh dưỡng và giấc ngủ.
- Dinh dưỡng tăng chiều cao cần phải cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt bổ sung các khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho xương như là Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cùng đa dạng các vi khoáng khác như Kẽm, Đồng, Boron , Silic, DHA, Chondroitin từ viên uống bảo vệ sức khỏe. (Tìm hiểu tại đây)
- Ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp có thêm nhiều hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra. Nên bắt đầu ngủ sớm trước 22 giờ đêm, vì khoảng thời gian tuyến yên bắt đầu tiết ra hormone tăng trưởng là 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
Sự thực bạn có thể thấy người Hà Lan có chiều cao trung bình với nam khoảng 1,83m và nữ 1,69m nhờ thói quen đạp xe và cách đạp xe của họ có phần khác biệt. Khi đạp xe họ thích nâng cao cổ xe hơn, một phần để cho lưng được ngay ngắn, mặt khác cũng nhằm giúp chân co duỗi thẳng mỗi khi đạp xe. Đồng thời kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ. Vì vậy, các bạn có thể học tập người Hà Lan để có một phương pháp luyện tập đúng cách.
Những chia sẻ trên đây đã “bật mí” cho các bạn về thực hư vấn để đạp xe tăng chiều cao có hiệu quả hay không. Để có một chiều cao tốt các bạn hãy cố gắng luyện tập đều đặn, đúng đắn kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng tốt nhé!
Phần tiếp theo: Mách bạn cách chạy bộ tăng chiều cao hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn