Đối với phụ nữ xưa, tìm kiếm được biện pháp tránh thai tốt là một trong những vấn đề khó khăn. Thế nhưng, với nền y tế hiện đại và phát triển như ngày nay đã có rất nhiều phương pháp tránh thai ra đời. Và đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp được rất nhiều chị em áp dụng, tuy nhiên biện pháp này lại thường mang lại những tác dụng phụ như rong kinh. Vậy khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh phải xử lý ra sao?
1. Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai thực chất là một dụng cụ nhỏ (thường là hình chữ T), được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ tạo nên hiệu quả tránh thai trong nhiều năm liền. Qua nhiều lần cải tiến thì vòng tránh thai hiện nay có rất nhiều loại như vòng tránh thai tính trơ, hoạt tính, chữ T chất đồng, chữ V, hoạt tính chữ Y. Tuy nhiên hai loại vòng tránh thai thường được sử dụng nhiều và phổ biến hơn cả là vòng tránh thai hình chữ T và hình cánh cung có quấn đồng. Phía đuôi của những chiếc vòng tránh thai thường có hai dây nhỏ thò ra âm đạo khoảng 2-3 cm để giúp kiểm tra xem vòng còn ở đúng vị trí đặt hay không
Đặt vòng tránh thai sẽ tạo nên phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung làm thay đổi cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc khiến trứng không thể thụ tinh và làm tổ trong tử cung.
2. Vì sao đặt vòng tránh thai xong bị rong kinh
Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngăn ngừa có con ngoài ý muốn hiệu quả cao và chi phí tiết kiệm, vì vậy nên rất được ưa chuộng. Theo chuyên gia, đặt vòng tránh thai bị rong kinh là hiện tượng bình thường, có thể xuất phát từ một trong số các nguyên nhân sau:
- Đặt vòng xong bị rong kinh có thể là do hormone từ vòng tránh thai làm nội mạc tử cung dày lên, khiến cho lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn mỗi khi tới ngày “rụng dâu”.
- Tử cung chưa thích ứng được với sự có mặt của vật thể lạ: Đây là nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người gặp phải nhất. Rong kinh trong trường hợp này nếu chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian đầu chị em cũng không nên quá lo lắng bởi đây là biểu hiện thường gặp.
- Nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi: Khi đặt vòng tránh thai vòng bên trong tử cung có thể khiến yếu tố nội tiết bên trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến thời gian hành kinh lâu hơn bình thường gây ra chứng rong kinh.
- Nồng độ Fibrinogen tăng cao: Nồng độ Fibrinogen khi tăng cao sẽ khiến các hoạt tính trong máu trở nên nhỏ mịn, dễ tan hơn làm cho phụ nữ xuất hiện tình trạng rong kinh.
- Lượng Prostaglandin tổng hợp và phóng ra tăng lên
- Đặt vòng sai vị trí, không đúng kỹ thuật y tế cũng sẽ gây ra tình trạng rong kinh.
- Vòng tránh thai bị tuột, đi sâu vào bên trong âm đạo, cọ xát và gây tổn thương cổ tử cung, từ đó gây hiện tượng rong kinh và đau bụng dưới nhiều.
- Do kích thước của vòng tránh thai quá to
- Cơ địa không phù hợp khiến chị em bị rong kinh sau đặt vòng vì vòng tránh thai sẽ gây dị ứng và chảy máu âm đạo nhiều.
- Quan hệ tình dục sau đặt vòng khiến tử cung co bóp mạnh mẽ, dễ khiến vòng tránh thai bị xô lệch khỏi vị trí, cọ cọ xát gây xước niêm mạc tử cung dẫn đến rong kinh nhiều ngày.
3. Đặt vòng bị rong kinh có sao không?
Đặt vòng tránh thai xong đa số chị em sẽ bị chảy máu âm đạo khoảng 4-5 ngày và có thể bị rong kinh 1-2 chu kỳ sau khi đặt vòng. Hiện tượng này sẽ giảm dần rồi tự khỏi nên nếu chị em bị rong kinh sau đặt vòng mà không có biểu hiện bất thường nào thì không phải lo lắng.
Ngược lại, đặt vòng xong bị rong kinh kèm những bất thường như chảy máu nhiều, bụng đau dữ dội, đau rát khi quan hệ tình dục thì chị em nên đi khám phụ khoa ngay. Bởi vì có thể xảy ra vấn đề nào đấy với vòng tránh thai. Một số biến chứng nguy hiểm của rong kinh khi sau đặt vòng, chị em lưu ý để có biện pháp khắc phục sớm nhất, tránh tổn hại đến sức khỏe.
Thiếu máu
Lượng máu kinh mất đi trong kỳ hành kinh cùng với tình trạng rong kinh sẽ khiến cơ thể thiếu máu trầm trọng, biểu hiện là chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao, suy nhược cơ thể, dễ bị ngất xỉu. Với chị em bị mắc chứng rối loạn đông máu, việc rong kinh kéo dài nhiều ngày nếu không cầm được máu sẽ đe doạ tới tính mạng.
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Người bị rong kinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra nhiều sẽ khiến trứng khó làm tổ hơn so với người có chu kỳ kinh đều đặn. Bên cạnh đó rong kinh kéo dài ngày còn gây khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng. Những việc này ảnh hưởng rất lớn tới việc đậu thai, nguy hiểm hơn là có thể bị vô sinh hiếm muộn.
Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Máu kinh ra nhiều ngày khiến vùng kín liên tục ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men xâm nhập sinh sôi ở âm đạo dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,.. Bệnh lý phụ khoa cần được phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản của nữ giới.
4. Rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai phải làm sao?
Sau khi đặt vòng tránh thai về và nhận thấy tình trạng rong kinh kéo dài nhiều ngày, chị em không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên về phụ sản uy tín để được khám chữa kịp thời tránh tình trạng xấu xảy ra.
Nếu nguyên nhân gây rong kinh sau khi đặt vòng là do sai vị trí hoặc là cơ thể người phụ nữ không thích ứng được với vòng thì cần tiến hành tháo ngay lập tức để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng sinh nở về sau.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp được áp dụng để điều trị chứng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai như:
Điều trị bằng thuốc Tây
Các y bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn giúp người bệnh cầm máu nhanh chóng và hạn chế được tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Các loại thuốc này thường được kê đơn rất cẩn thận và chỉ được sử dụng khi có chỉ định đến từ các Y bác sĩ.
Điều trị bằng một vài liệu pháp dân gian
Từ xa xưa, phụ nữ đã biết cách sử dụng một vài các mẹo dân gian đến từ các loại cây cỏ quen thuộc hàng ngày để trị chứng rong kinh như cây cỏ mực, cây nhọ nồi, ngải cứu,… Những loại thảo dược này đều rất dễ tìm kiếm và tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả mang lại cũng rất tốt và phù hợp.
Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y
Bên cạnh cách điều trị Tây Y và dân gian, các bài thuốc Đông Y trị chứng rong kinh cũng được các chị em áp dụng rất nhiều. Các bài thuốc từ Đông Y cũng rất an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh các biện pháp trên, việc bổ sung tăng cường sử dụng những loại thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung viên uống sắt cũng là một việc vô cùng cần thiết kết hợp trong quá trình điều trị. Bởi khi bị rong kinh, lượng máu tiết ra nhiều hơn chu kỳ bình thường khá nhiều vì vậy dễ xảy ra tình trạng thiếu máu. Vì vậy việc bổ sung sắt cho cơ thể là một điều vô cùng cần thiết. Các chị em có thể ăn tăng cường các loại thực phẩm như thịt bò, gan, cải bó xôi… để tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể.
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng có thể bổ sung sắt bằng cách sử dụng viên uống sắt. Thông thường, bác sĩ chỉ định việc uống bổ sung Sắt kết hợp với Acid folic theo cách sử dụng đầu tiên để giảm nguy cơ thiếu máu trong thời gian gặp phải chứng rong kinh. Theo đó, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt và tình hình dự trữ Sắt được cải thiện sau 7 tháng. Nên chọn viên uống bổ sung Sắt có các thành phần: Sắt dạng hữu cơ, Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm,… đặc biệt, có Dầu mè đen giúp nhuận tràng, chống táo bón khi bổ sung Sắt. (Chi tiết sản phẩm tại đây).
5. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Bên cạnh việc tìm các biện pháp chữa chứng rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai, các chị em cũng nên chú ý những vấn đề sau để có một sức khỏe tốt:
- Chỉ nên đặt vòng sau khi sạch kinh 2 – 3 ngày
- Nên đặt khi tử cung mở rộng nhất là vào giữa chu kỳ kinh
- Đảm bảo vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ
- Tìm hiểu và lựa chọn đặt vòng tránh thai ở những cơ sở y tế uy tín
- Mắc bệnh phụ khoa, bệnh về đường sinh dục thì không nên đặt vòng tránh thai
- Nghi ngờ mang thai hay đang mang thai cũng không nên đặt vòng
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập
- Không mang vác vật nặng hay làm việc nặng nhọc trong vòng 1 tuần
- Nên kiêng quan hệ tình dục trong 2 tuần
- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3 tháng, 6 tháng
Trên đây là tất tần tật những vấn đề liên quan đến việc xử lý tình trạng đặt vòng tránh thai bị rong kinh. Hy vọng bài viết mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích nhất.
Bài viết liên quan:
- Uống thuốc tránh thai bị rong kinh
- Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không?
- Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh nguyên nhân là gì?
Nguồn tham khảo
- [1] Is My Period Heavy Because of My IUD? https://www.healthline.com/health/birth-control/iud-heavy-period
- [2] Can an IUD Cause a Heavy Period? https://www.nurx.com/faq/can-an-iud-cause-a-heavy-period/
- [3] [Management of abnormal bleeding in an intrauterine device user] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12281357/
- [4] Treatment of increased menstrual blood loss in IUD users. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3311623/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn