Đau bụng đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe hệ tiêu hóa của chúng ta đang gặp vấn đề và cần được chữa trị kịp thời, triệt để, tránh khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
1. 9 căn bệnh nguy hiểm gây đau bụng đi ngoài ra máu
Đau bụng là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đây có thể là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hoặc là các căn bệnh liên quan đến các bộ phận đường ruột. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thường gặp phải tình trạng đau bụng kèm theo đi ngoài ra máu. Đây có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý dưới đây mà người bệnh cần hết sức lưu ý:
1.1. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là căn bệnh thường gặp nhất khi người bệnh đau bụng kèm theo đi ngoài ra máu. Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi thanh niên. Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng thường do người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng hoặc các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, nếu chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý, thường xuyên bị căng thẳng đầu óc hoặc stress cũng có thể gây nên căn bệnh “khó chịu” này.
Một vài biểu hiện mà người bệnh có thể thấy khi gặp phải viêm đại tràng đó là: bụng đau quặn, đi ngoài phân lỏng kèm theo máu, bụng chướng, đầy hơi…Nếu tình trạng trở nặng, người bệnh có thể bị sốt và mất nước nhanh chóng.
Khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm đại tràng cần kịp thời điều trị để tránh bệnh bước sang giai đoạn mạn tính gây suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như ung thư trực tràng.
1.2. Polyp đại tràng
Ngoài viêm đại tràng, polyp đại tràng cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau quặn bụng và đi ngoài ra máu. Bệnh Polyp đại tràng có thể xuất hiện do di truyền, đột biến gen, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc ở những người có tiền sử viêm đại trực tràng mãn tính.
Để phát hiện bản thân có đang mắc bệnh polyp đại tràng hay không, người bệnh có thể theo dõi xem cơ thể có xuất hiện các biểu hiện khác lạ như đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón nhiều ngày, đau bụng quằn quại, trong phân có lẫn máu. Polyp đại tràng sẽ trở thành ung thư ác tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1.3. Ung thư đại – trực tràng
Ung thư đại – trực tràng là căn bệnh nguy hiểm nhất và cũng mang biểu hiện là chứng đau bụng và đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết dễ hơn do tình trạng nặng hơn so với các chứng bệnh khác như: Đau bụng âm ỉ, dai dẳng, đại tiện ra máu trong phân, đại tiện phân đen, sụt cân nhanh chóng, máu tươi chảy từng giọt khi đi đại tiện. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi từ 50 trở nên. Vì vậy, nếu nhận thấy tình trạng nguy hiểm này cần đi khám để phát hiện và loại trừ khả năng mắc bệnh.
1.4. Ung thư dạ dày
Ngoài ung thư đại trực tràng thì ung thư dạ dày cũng nguy hiểm không kém. Bệnh ung thư dạ dày có rất nhiều biểu hiện như đầy bụng khó tiêu, chán ăn, đau bụng quằn quại, thường xuyên buồn nôn, đại tiện phân đen, đại tiện ra phân có máu, mệt mỏi kèm theo sốt kéo dài… Căn bệnh này hiện đang rất phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
1.5. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là căn bệnh khiến các túi thừa bên trong ổ bụng bị viêm và trở nên sưng đỏ. Ở thể nặng, căn bệnh này còn dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng như xuất huyết, thủng ruột, tắc nghẽn ruột và áp-xe.
Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở người cao tuổi, người mắc bệnh béo phì, người có chế độ ăn không hợp lý. Khi bị viêm túi thừa, bệnh nhân sẽ gặp phải các biểu hiện như: Chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau bụng dưới bên trái. đi ngoài ra máu, sốt cao, nôn mửa…
1.6. Kiết lỵ
Kiết lỵ là căn bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây nên. Căn bệnh này hình thành do thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sử dụng thực phẩm thiếu vệ sinh, lây qua phân… Chứng bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở trẻ nhỏ đặc biệt là vào mùa hè nóng ẩm.
Khi bị kiết lỵ, người bệnh sẽ có biểu hiện như: tiêu chảy có máu sủi bọt, khó khăn khi đi đại tiện, hậu môn đau rát, đi tiểu nhiều lần, sốt và mất nước.
Căn bệnh này có thể kéo dài lên đến 1 tuần. Nếu không được điều trị nhanh chóng dễ gây xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột. Căn bệnh này cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh để tránh lây nhiễm cho người khác.
1.7. Bệnh táo bón
Táo bón là căn bệnh thường gặp phải ở nhiều độ tuổi với mức độ thường xuyên. Căn bệnh này thường xuất hiện do chế độ ăn uống không hợp lý, rối loạn nội tiết, stress… Khi bị táo bón người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó đại tiện, phân khô cứng, vón cục, có máu tươi chảy ra sau khi đi đại tiện, đau quặn bụng, mệt mỏi,…
Bệnh táo bón có thể hết sau một vài ngày khi điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt cho nên người bệnh không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.
1.8. Xuất huyết tiêu hóa
Những người bị xuất huyết đường tiêu hóa thường mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày… Hoặc người bệnh uống quá nhiều rượu, tâm lý căng thẳng cũng dễ xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Xuất huyết tiêu hóa cũng có biểu hiện thường gặp là chứng đau quặn bụng kèm đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, để nhận biết rõ nét hơn về căn bệnh này còn có những biểu hiện đặc trưng sau đây: hoa mắt, chóng mặt, nôn ra máu tươi, phân có màu đen, huyết áp giả, sốc co giật, khó thở, da tái…
Căn bệnh này nên được điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng cũng như xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác.
1.9. Bệnh lồng ruột
Lồng ruột hiện là một căn bệnh phổ biến khiến khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía bên dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông trong đường ruột của người bệnh. Căn bệnh này thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khi thấy bé có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, quấy khóc, nôn mửa, bỏ bú, bụng căng cứng, da tái, đi ngoài ra máu… người mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.
2. Điều trị và phòng tránh đau bụng đi ngoài ra máu
Khi người bệnh gặp phải triệu chứng đau bụng dữ dội kèm theo đi cầu ra máu cần gấp rút đến bệnh viện để được chẩn đoán, xét nghiệm và thăm khám cụ thể. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các y bác sĩ sẽ điều trị một cách phù hợp nhất tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Người bệnh nên điều trị chứng bệnh này theo chỉ định của bác sĩ như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu. Đối với tình trạng bệnh nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương.
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, các bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp điều trị và phòng tránh cần thiết như sau:
2.1. Thay đổi cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Một phương pháp tốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu cần thực hiện là cân bằng thành phần dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung nhiều chất xơ từ nguồn rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cùng cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế táo bón và giúp mềm phân.
2.2. Khi đi vệ sinh không nên rặn mạnh
Việc rặn mạnh sẽ khiến đường tiêu hóa và hậu môn bị tổn thương. Vì vậy, khi đi đại tiện người bệnh không nên cố gắng rặn phân để hạn chế sự thương tổn cho hậu môn gây đau rát và đau bụng khi rặn.
2.3. Tránh những loại thực phẩm có hại như đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo
Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng nhiều tới đường ruột của bạn làm tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, hãy lên cho mình một thực đơn với các món ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe của bạn.
2.4. Thường xuyên vận động cơ thể
Lựa chọn một môn thể thao yêu thích hoặc các bài tập vận động cơ thể nhẹ nhàng như yoga, chạy, đi bộ… để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và phòng tránh béo phì.
3. Giải pháp khi bị đau bụng đi ngoài ra máu tại nhà
Đối với các trường hợp đau bụng đi ngoài ra máu ở thể nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân và tiến hành điều trị tại nhà. Dưới đây là một vài biện pháp điều trị đau bụng đi ngoài ra máu tại nhà như:
3.1. Chườm nóng
Đây là một biện pháp đơn giản giúp giảm các cơn đau bụng cho người bệnh nhau chóng. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp giãn các cơ và tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của nhu động ruột làm cho phân di chuyển dễ dàng hơn.
Người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng sẵn hoặc chai nước ấm lăn quanh bụng khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên nên lưu ý không nên chườm nước quá nóng có thể gây bỏng cho làn da vùng bụng.
3.2. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại thức uống mang đặc tính kháng viêm vô cùng hiệu quả giúp xoa dịu tình trạng kích thích dạ dày. Bên cạnh đó, loại thức uống này cũng giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa hiệu quả. Giảm thiểu tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu.
3.3. Sử dụng mật ong và vừng đen
Vừng đen mang vị ngọt và tính hàn nên mang lại tác dụng sát khuẩn rất tốt. Không chỉ vậy, khi kết hợp với mật ong sẽ giúp nhuận tràng và giải độc vô cùng hiệu quả. Khi kết hợp hai loại nguyên liệu này với nhau sẽ giúp nhu động ruột được kích thích, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong cơ quan tiêu hóa.
Để sử dụng hỗn hợp này, các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 20g vừng đen đem xay thật nhuyễn cùng với 100g mật ong và thêm vào hỗn hợp đó 200ml nước. Đem tất cả khuấy đều và đun trên lửa nhỏ đến khi chín nhừ và đặc lại thì chia làm 2 lần và ăn mỗi ngày. Tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu sẽ được cải thiện.
3.4. Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa các dược liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng đau rát và chảy máu khi đi ngoài
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, sử dụng các biện pháp điều trị đau bụng và đi ngoài ra máu tại nhà người bệnh có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón và chảy máu hậu môn nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm người bệnh nên chú ý những loại thực phẩm chức năng được các chuyên gia y tế khuyên dùng và mang lại hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cao.
Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn cũng như nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia y tế và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm này có chứa các thảo dược tự nhiên rất an toàn như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin,… giúp giảm đau rát hậu môn, nhanh liền vết thương, hết táo bón nhanh chóng và khiến người bệnh nhanh chóng phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Không chỉ vậy, ngay cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể sử dụng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các Probiotics từ men vi sinh để giúp đường ruột hoạt động tốt, cân bằng hệ vi sinh và phòng ngừa táo bón, trĩ cũng như chảy máu hậu môn. Khi lựa chọn men vi sinh, nên tìm hiểu loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc sẽ đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng.
Để chứng đau bụng đi ngoài ra máu không còn “hạnh hạ” bạn, người bệnh nên tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh cũng như nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra nếu nhận thấy sự bất thường xuất hiện. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích nhất dành cho các bạn.
Phần tiếp theo: Đi ngoài phân đen là do đâu? Cách điều trị hiệu quả nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA